Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Diễn đàn chính sách về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tại Bắc Ninh

Chiều 13.4, nhân chuyến công tác tại tỉnh Bắc Ninh, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Diễn đàn chính sách “Khoa học, Công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số - Bắc Ninh đột phá và phát triển” - sự kiện quan trọng thể hiện quyết tâm chính trị và hành động mạnh mẽ của Bắc Ninh nhằm hiện thực hóa mục tiêu thuộc nhóm dẫn đầu cả nước về tiềm lực khoa học, công nghệ, chuyển đổi số.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Diễn đàn chính sách “Khoa học, Công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số - Bắc Ninh đột phá và phát triển”. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Diễn đàn chính sách “Khoa học, Công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số - Bắc Ninh đột phá và phát triển”. Ảnh: Lâm Hiển

Cùng dự có các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy; Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Hải; Phó Bí thư chuyên trách Đảng ủy Quốc hội Vũ Hải Hà; Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn.

Diễn đàn được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc với sự tham dự của hơn 300 đại biểu là lãnh đạo các Bộ, ban, ngành liên quan, lãnh đạo tỉnh, thành phố, các huyện, thị xã và các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp tiêu biểu... trong nước và trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Đây là dịp để Bắc Ninh tham vấn các chuyên gia, các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước về định hướng mô hình tổ chức, hoạt động của các dự án trọng tâm, đột phát phát triển trên địa bàn tỉnh như: Trung tâm tính toán thông minh, Đặc khu công nghiệp kinh tế số, Khu công nghệ thông tin tập trung, Viện nghiên cứu khoa học, công nghệ cấp vùng thủ đô, Khu đào tạo nghiên cứu ứng dụng khoa học, kỹ thuật… Qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, Bắc Ninh thuộc nhóm dẫn đầu cả nước về tiềm lực khoa học, công nghệ, chuyển đổi số, với một số lĩnh vực đạt trình độ quốc gia và quốc tế.

Các đại biểu dự Diễn đàn chính sách “Khoa học, Công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số - Bắc Ninh đột phá và phát triển”. Ảnh: Lâm Hiển

Các đại biểu dự Diễn đàn chính sách “Khoa học, Công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số - Bắc Ninh đột phá và phát triển”. Ảnh: Lâm Hiển

Bắc Ninh có nhiều tiềm năng, lợi thế và cơ hội để phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số như: có nền tảng kinh tế vững chắc, vị trí địa lý thuận lợi, lực lượng lao động trẻ, năng động, sáng tạo và có truyền thống hiếu học.

Triển khai Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh đã ban hành Chương trình hành động số 89 và UBND tỉnh đã cụ thể hóa bằng Kế hoạch 92, xác định rõ 4 định hướng đột phá để phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số:

Một là, xây dựng Bắc Ninh trở thành cứ điểm quan trọng, là trụ cột trong hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn của Việt Nam - ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn và có vai trò dẫn dắt sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp khác, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới.

Hai là, tập trung xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, bứt phá phát triển trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo của cả nước và khu vực, tạo ra môi trường thuận lợi, hấp dẫn để các ý tưởng sáng tạo được hình thành, nuôi dưỡng và phát triển, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới có giá trị kinh tế và xã hội cao.

bi-thu-tinh-uy1-6313.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Ba là, đẩy mạnh chuyển đổi số gắn với phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, công dân số, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phát triển kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân và xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại, hội nhập quốc tế.

Bốn là, xây dựng Bắc Ninh trở thành một trong các trung tâm đào tạo, nghiên cứu và phát triển hàng đầu của cả nước - đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao và các công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và đóng góp vào sự phát triển của cả nước.

ctqh-dien-dan04-3588.jpg
Các đại biểu dự Diễn đàn chính sách “Khoa học, Công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số - Bắc Ninh đột phá và phát triển”. Ảnh: Lâm Hiển

Để thực hiện thành công các định hướng chiến lược trên, Bắc Ninh tập trung xây dựng các trung tâm nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ tập trung; thành lập Quỹ Đầu tư mạo hiểm cho khởi nghiệp sáng tạo, ươm tạo công nghệ và chuyển đổi số; thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong các ngành kinh tế và phát triển các khu đô thị đại học, tạo ra những động lực tăng trưởng mới cho tỉnh.

Diễn đàn tập trung giới thiệu về quy hoạch, định hướng quy hoạch của tỉnh và các mô hình tổ chức, quản lý, hoạt động của các khu khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của tỉnh Bắc Ninh; đồng thời, đề ra các giải pháp thiết thực nhằm phát triển công nghiệp công nghệ số, phát triển chính quyền số, kinh tế số, kinh tế xanh, xã hội số, công dân số, đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

* Báo Đại biểu Nhân dân tiếp tục thông tin về sự kiện.

Ý kiến bạn đọc

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận
Chính trị

Sớm sửa đổi Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Trong phiên thảo luận sáng 24.4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục triển khai Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 25.12.2023 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Sớm sửa đổi, bổ sung Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để thể chế hóa chủ trương của Đảng, đưa công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sang giai đoạn mới thực chất, hiệu quả hơn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp
Chính trị

Quản lý chặt chẽ nợ xấu

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng sáng 24.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, cần xác định phạm vi chính sách để xác định khoản nợ vay đúng quy định, tránh việc tổ chức tín dụng nới lỏng điều kiện cho vay; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải quản lý chặt chẽ nợ xấu.

Góp ý dự thảo Kế hoạch tuyên truyền Đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội đại biểu Đảng bộ Quốc hội lần thứ I
Chính trị

Góp ý dự thảo Kế hoạch tuyên truyền Đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội đại biểu Đảng bộ Quốc hội lần thứ I

Sáng 24.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận, Đảng ủy Quốc hội đã lấy ý kiến về dự thảo Kế hoạch tuyên truyền Đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội đại biểu Đảng bộ Quốc hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Đại diện các nước thành viên AIPA tham dự Phiên họp chụp ảnh lưu niệm
Chính trị

Đoàn Việt Nam tham dự Phiên họp của Ủy ban Điều phối Nữ nghị sĩ AIPA tại Malaysia

Nhận lời mời của Chủ tịch Hạ viện Malaysia kiêm Chủ tịch Đại hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á 2025 (AIPA 2025), Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đã tham dự Phiên họp lần thứ 4 của Ủy ban Điều phối Nữ nghị sĩ AIPA (WAIPA), diễn ra từ ngày 21- 24.4.2025 tại thành phố Kuching, bang Sarawak, Malaysia.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương chúc mừng nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Đặng Quân Thụy nhận Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chúc mừng nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Đặng Quân Thụy nhận Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng

Chiều tối 23.4, tại Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã đến thăm, chúc mừng nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Đặng Quân Thụy vừa được trao tặng Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp.
Thời sự Quốc hội

Tập trung giám sát công tác chuẩn bị bầu cử, bảo đảm minh bạch, dân chủ, công khai

Cần giám sát việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia, tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031, bảo đảm minh bạch, dân chủ, công khai. Chú ý đánh giá việc thực hiện Đề án đổi mới bầu cử, bảo đảm quyền lợi của cử tri, tính công bằng trong bầu cử. Đây là đề nghị của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Cử tri và Nhân dân phấn khởi khi cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy được thực hiện quyết liệt

Sáng 23.4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại, Trung tướng Lê Tấn Tới phát biểu khai mạc
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại thẩm tra dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc

Chiều 23.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội), tiếp tục chương trình Phiên toàn thể lần thứ nhất, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại, Trung tướng Lê Tấn Tới, Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại tiến hành thẩm tra dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

 Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Bổ sung nội dung giám sát về chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031

Sáng 23.4, tiếp tục thực hiện chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình giám sát năm 2024 và những tháng đầu năm 2025, dự kiến Chương trình giám sát năm 2026 của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Chính trị

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (sửa đổi)

Chiều 23.4, tiếp tục phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (sửa đổi).

Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội Vũ Hải Hà chủ trì cuộc làm việc - ảnh: Thanh Chi
Chính trị

Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội Vũ Hải Hà chủ trì làm việc về biên soạn cuốn sách “50 năm quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Lào

Sáng 23.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội Vũ Hải Hà -Trưởng Ban Chỉ đạo, Ban Biên soạn và xuất bản cuốn sách “50 năm quan hệ giữa Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam và Quốc hội nước CHDCND Lào - Hợp tác toàn diện và phát triển” đã chủ trì cuộc làm việc với Đoàn công tác của Quốc hội Lào do Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Lào Sanya Praseuth - Trưởng Ban phụ trách cuốn sách làm Trưởng đoàn, về việc biên soạn, xuất bản cuốn sách.