Dự thảo Luật Nhà giáo

Cần có tính đặc thù, tạo thuận lợi hơn cho nhà giáo

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo tại phiên họp thứ 42 sáng 7.2, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, những quy định trong dự thảo Luật phải có tính đặc thù theo hướng tạo thuận lợi và điều kiện tốt hơn cho nhà giáo.

avatar
Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên thảo luận. Ảnh: Hồ Long

Bảo đảm công bằng, không phân biệt nhà giáo trong công lập hay ngoài công lập

Trình bày dự thảo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà Giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh nêu rõ, về quyền, nghĩa vụ của nhà giáo và những việc không được làm (Điều 11), tiếp thu ý kiến của ĐBQH đề nghị quy định về quyền chung của nhà giáo công lập và ngoài công lập; quy định rõ nhà giáo công lập tuân thủ theo quy định pháp luật về viên chức, nhà giáo ngoài công lập thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định pháp luật về lao động, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu, chỉnh lý quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 8 dự thảo Luật phù hợp với từng đối tượng bảo đảm công bằng, không phân biệt nhà giáo trong công lập hay ngoài công lập.

chu-nhiem-uy-ban-van-hoa-giao-duc-nguyen-dac-vinh.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh trình bày dự thảo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà Giáo. Ảnh: Hồ Long

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã chỉ đạo chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng ngoài các quy định của pháp luật có liên quan, nhà giáo còn được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, uy tín khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp (điểm c khoản 2 Điều 8). Đồng thời, Điều 41 dự thảo Luật quy định rõ, người có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, uy tín, danh dự, nhân phẩm của nhà giáo, thì tùy theo đối tượng, tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về nghĩa vụ của nhà giáo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, chỉnh lý quy định tại khoản 2 Điều 7 dự thảo Luật theo hướng coi hoạt động phục vụ cộng đồng là một trong những nội dung hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo; quy định trách nhiệm của nhà giáo có ý thức tự học, học tập suốt đời, phát triển nghề nghiệp liên tục tại điểm c, khoản 1, Điều 32 dự thảo Luật. Đồng thời, quy định nghĩa vụ của nhà giáo tham gia xây dựng môi trường giáo dục an toàn, dân chủ, đổi mới, sáng tạo tại điểm e, khoản 2, Điều 9 dự thảo Luật và trách nhiệm trong việc phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, phát huy phẩm chất và năng lực của người học tại điểm d khoản 2 Điều 9.

Nhà giáo là viên chức đặc thù nên ngoài những quyền của viên chức được quy định tại Luật Viên chức, thì nhà giáo được thêm một số quyền khác và điều này được thể hiện khá rõ tại Điều 8 dự thảo Luật. Ghi nhận điều này, song theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, về nghĩa vụ của nhà giáo, tại Điều 9 dự thảo Luật quy định “nhà giáo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của pháp luật về viên chức” là "đúng nhưng chưa hoàn toàn phù hợp". Bởi lẽ, không phải nghĩa vụ nào của viên chức, giáo viên cũng phải thực hiện đầy đủ.

Đơn cử, Điều 24 dự thảo Luật quy định về đánh giá đối với nhà giáo, theo đó, nhà giáo thực hiện kiểm điểm, đánh giá vào cuối năm học, còn theo Luật Viên chức thì viên chức thực hiện đánh giá, kiểm điểm vào tháng 12. “Thế bây giờ nhà giáo có phải đánh giá lại vào tháng 12 nữa không? Hay là nhà giáo một năm phải đi kiểm điểm, đánh giá 2 lần? Tôi nghĩ rằng có lẽ là một lần thôi”. Nêu quan điểm trên, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị nên cân nhắc thêm quy định về quyền, nghĩa vụ của giáo viên cho hợp lý.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, nhà giáo là đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật Viên chức và khi xây dựng dự án Luật Nhà giáo đã xác định không nhắc lại tất cả nội dung Luật Viên chức đã quy định, trừ những vấn đề mới, mang tính đặc thù của nhà giáo.

Sự cần thiết xây dựng dự án Luật Nhà giáo xuất phát từ quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta coi giáo dục là một trong 2 quốc sách hàng đầu, bên cạnh khoa học công nghệ. Do đó, việc ban hành luật riêng về nhà giáo để có những quy định đặc thù, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi, thống nhất trong quản lý, phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, khắc phục được những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn. Với cách tiếp cận như vậy, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho rằng, so với Luật Viên chức, những quy định trong dự thảo Luật Nhà giáo phải có tính đặc thù theo hướng tạo thuận lợi hơn và tạo điều kiện tốt hơn cho nhà giáo. Ngoài những nghĩa vụ chung được pháp luật quy định đối với viên chức, dự thảo Luật có thể quy định những nghĩa vụ khác, mang tính đặc thù gắn với nhà giáo, song cần cân nhắc quy định một cách hợp lý.

Tạo sự chủ động trong tuyển dụng, phát triển nhà giáo

Góp ý vào nội dung cụ thể, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nhận thấy, quy định về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo tại Điều 14 dự thảo Luật có điểm khác so với quy định về tuyển dụng đối với viên chức. Điểm b, khoản 2, Điều 14 dự thảo Luật quy định “đối với cơ sở giáo dục công lập chưa được giao quyền tự chủ, cơ quan có thẩm quyền quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng…”.

chu-nhiem-uy-ban-phap-luat-hoang-thanh-tung.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Bày tỏ thống nhất với quy định này, song Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng thấy rằng, điểm khác của quy định này so với quy định về thẩm quyền tuyển dụng viên chức là ngoài phân cấp cho người đứng đầu cơ sở giáo dục, thì dự thảo Luật đang quy định phân cấp cho cả cơ quan quản lý giáo dục. Trong khi đó, Luật Viên chức chỉ phân cấp cho người đứng đầu cơ sở.

“Như vậy chúng ta đang mở ra và lại hạn chế bớt quyền của cơ sở giáo dục công lập”. Chỉ ra điểm này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị, cần làm rõ quy định này sẽ tạo thuận lợi hơn hay sẽ bó buộc hơn đối với cơ sở giáo dục so với quy định của Luật Viên chức?

Mặt khác, dự thảo Luật đang quy định vấn đề phân cấp thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho các cơ sở giáo dục công lập. Ở địa phương, việc phân cấp này sẽ chủ yếu do UBND cấp tỉnh phân cấp hoặc UBND cấp huyện phân cấp cho các cơ sở giáo dục THPT, THCS… Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị, cần rà soát lại rất kỹ với dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Bởi, rất nhiều quy định về phân cấp, ủy quyền trong dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đang được sửa theo hướng quy định khái quát về nguyên tắc phân cấp, ủy quyền và không quy định chi tiết như trong hai luật hiện hành.

toan-canh.jpg
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Chủ trương hiện nay là thực hiện phân cấp, phân quyền triệt để. Lưu ý quan điểm này, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu rõ, thẩm quyền tuyển dụng đối với giáo viên nên được phân cấp cho cơ sở giáo dục công lập, kể cả với cơ sở giáo dục công lập đã được giao hay chưa được giao quyền tự chủ; người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, không nên quy định “cơ quan quản lý giáo dục chủ trì tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền quản lý cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng hoặc chủ trì tham mưu việc phân cấp tuyển dụng đối với cơ sở giáo dục công lập chưa được giao quyền tự chủ” với lý do cơ quan quản lý nhà nước chỉ hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. “Ta đã có quy chuẩn, tiêu chuẩn tuyển dụng, có nghị định, thông tư quy định điều này; ông tuyển không được, không đúng là tôi thổi còi, còn việc tuyển dụng là để cơ sở giáo dục làm...”, Phó Chủ tịch Quốc hội nói.

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất giao thẩm quyền cho ngành giáo dục chủ động trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý, phát triển nhà giáo nhằm đáp ứng yêu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ. Đồng thời, thống nhất giao Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm quản lý nhà nước của từng Bộ, ngành liên quan, nhất là giao thẩm quyền quản lý nhà nước về nhà giáo ở các địa phương cho UBND cấp tỉnh đối với nhà giáo thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương. Trong đó, quy định rõ vai trò chủ trì tham mưu của ngành giáo dục trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nhà giáo trên địa bàn theo quy định.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra tiếp tục rà soát, cập nhật quan điểm về phân cấp, trong đó có việc phân cấp thẩm quyền tuyển dụng của cơ sở giáo dục trên cơ sở quan điểm nêu trên. Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, cần nghiên cứu nội dung vừa tiếp thu và giải trình đối với các cơ sở giáo dục đủ năng lực và điều kiện, thì tiếp tục thực hiện giao thẩm quyền đó.

Diễn đàn Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm không chồng chéo giữa hoạt động thanh tra với kiểm tra chuyên ngành

Cho ý kiến với dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi), các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, bổ sung quy định rõ hơn nguyên tắc về việc xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán. Đặc biệt là bổ sung quy định xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa các hoạt động thanh tra với kiểm tra chuyên ngành và giám sát để tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện, không gây phiền hà cho đối tượng bị thanh tra, kiểm tra, bị giám sát.

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật tại phiên họp sáng 25.4, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, sửa đổi một số luật hiện hành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đang hiện diện nhưng phải bảo đảm ổn định, lâu dài, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với các quy luật kinh tế, nguyên tắc phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Đặc biệt, cần tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản nhà nước.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực để Hải Phòng phát triển

Việc ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng là hết sức cần thiết để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn trong vùng đồng bằng sông Hồng và đóng góp lớn hơn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đây là nhận định của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến với nội dung này tại Phiên họp thứ 44.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công ty Cổ phần VNG
Diễn đàn Quốc hội

Sớm có chế tài, đáp ứng yêu cầu thực tế

Dữ liệu là thành tố rất quan trọng của chuyển đổi số, là tài nguyên chiến lược quốc gia trong công cuộc phát triển đất nước, do đó các dữ liệu phải được bảo mật, bảo vệ nghiêm ngặt. Các thành viên Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại đề nghị, từ thực tiễn công tác, Công an TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu góp ý thêm cho dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, góp phần nâng cao chất lượng công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân trong quá trình xử lý dữ liệu, bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng.

Tỷ lệ giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đạt hơn 96%
Diễn đàn Quốc hội

Tỷ lệ giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đạt hơn 96%

Trình bày Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 3.2025, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình cho biết, cử tri và Nhân dân đánh giá cao những kết quả đạt được trong 3 tháng đầu năm 2025, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển so với cùng kỳ năm trước, tạo động lực và khí thế để tiếp tục thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại cuộc làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng hệ sinh thái đào tạo - sử dụng nhân lực bền vững

Từ thực tiễn giám sát trên địa bàn về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, TP. Hồ Chí Minh cần tăng cường hợp tác giữa chính quyền, doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục để xây dựng một hệ sinh thái đào tạo - sử dụng nhân lực bền vững.

Lãnh đạo các bộ, ngành tham dự cuộc làm việc
Diễn đàn Quốc hội

Không để chồng chéo, dàn trải giữa các chương trình mục tiêu quốc gia

Đây là một trong những yêu cầu nêu ra tại cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo
Diễn đàn Quốc hội

Lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo

Ghi nhận các kết quả đạt được khi cho ý kiến với Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV tại Phiên họp thứ 44 của UBTVQH sáng 14.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, cần tiếp tục phát huy các kết quả đạt được, không ngừng đổi mới cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương; các giải pháp cần mạnh mẽ hơn nữa, lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Trần Thị Nhị Hà trình bày dự thảo Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp Tám, Quốc hội Khóa XV
Quốc hội và Cử tri

Giải quyết kiến nghị cử tri hiệu quả, nhanh chóng và triệt để

Tại Phiên họp giải trình cung cấp thông tin việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, các ý kiến cho rằng, với mục tiêu các kiến nghị của cử tri được giải quyết hiệu quả, nhanh chóng, triệt để, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, bảo đảm ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật, nâng cao trách nhiệm trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp
Quốc hội và Cử tri

Hành động ngày đêm đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh

TS. Trần Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Quốc hội đang khẩn trương chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, dự kiến sẽ khai mạc ngày 5.5 tới - kỳ họp lịch sử với lượng công việc đồ sộ và hệ trọng. Toàn bộ hệ thống Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đều đang dốc sức triển khai chủ trương lớn của Đảng và chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh, đồng thời thực hiện mục tiêu tinh gọn bộ máy, phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp
Chính trị

Thống nhất và đồng bộ

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, dự kiến Quốc hội sẽ cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín và thông qua tại Kỳ họp thứ Mười 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp, gồm: dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự, dự án Luật Dẫn độ và dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật này, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị, các cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ 4 dự thảo Luật được tách ra từ Luật Tương trợ tư pháp, nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các đạo luật khi cùng được xem xét thông qua tại một kỳ họp của Quốc hội.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi chủ trì phiên họp phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đủ mạnh để khuyến khích phục hồi doanh nghiệp

Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín tới, trong đó có một điểm mới nổi bật là bổ sung quy định về phục hồi doanh nghiệp trước khi phá sản. Tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra dự án Luật này, các đại biểu đề nghị, cần rà soát, nghiên cứu để có khung pháp lý, chính sách đủ mạnh nhằm khuyến khích thực hiện phục hồi doanh nghiệp.

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Quốc hội và Cử tri

Cần chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp mang tính đột phá cao

Trao đổi với phóng viên Báo ĐBND, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính PHAN ĐỨC HIẾU cho rằng, để kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước như yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, thì cần có một chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp được tinh chỉnh, mang tính đột phá cao, phù hợp với bối cảnh mới, yêu cầu mới.

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp nhu cầu của địa phương
Diễn đàn Quốc hội

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp nhu cầu của địa phương

Qua làm việc với UBND tỉnh Lào Cai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị, tỉnh cần phân tích làm rõ, liệu Lào Cai đã tính toán nhu cầu sử dụng đất và dự báo về tình hình phát triển kinh tế địa phương trong 5 năm tới chưa để đưa ra đề xuất điều chỉnh cho phù hợp? Và nếu không điều chỉnh tăng chỉ tiêu đất xây dựng cơ sở giáo dục thì đã hợp lý hay chưa?

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông)
Quốc hội và Cử tri

Cân nhắc tăng thuế đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép theo lộ trình

Lưu ý nếu quy định tăng thuế cao đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép ngay trong một lần như dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ gây tác động tới tâm lý khách hàng, làm giảm lượng tiêu thụ xe, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định lộ trình tăng thuế trong vòng 3 năm, từ năm 2027 - 2030, mức tăng thêm 3%/năm tương đương với việc chia đều mức tăng 9% trong 3 năm, áp dụng từ năm 2027.

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Hài hòa trong quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sáng nay, 25.3, một số đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát các quy định nhằm bảo đảm kiểm soát chặt chẽ sản phẩm, hàng hóa, song đồng thời cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sớm được lưu thông hàng hóa ra thị trường.

Đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Bảo đảm các yêu cầu về an toàn hoá chất

Thảo luận dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 sáng nay, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, tiếp tục rà soát các quy định liên quan đến ưu đãi đối với lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm; quảng cáo hóa chất, hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm hàng hóa…