Rà soát, hoàn thiện báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo

Chiều 12.1, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã họp rà soát, hoàn thiện báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo. Các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đồng chủ trì phiên họp.

Dự án Luật Nhà giáo được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Tám. Sau đó, cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo đã khẩn trương, nghiêm túc tổ chức nghiên cứu ý kiến của đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ và tại hội trường về dự án Luật Nhà giáo; tổ chức 3 vòng rà soát và nhiều cuộc họp tham vấn ý kiến chuyên gia, để hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Nhà giáo.

Đồng thời với việc tham gia các phiên họp rà soát, cơ quan soạn thảo cũng tổ chức rà soát, tham vấn ý kiến các bộ, cơ quan liên quan để hoàn thiện các dự thảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Nhà giáo và bổ sung các nội dung đánh giá tác động chính sách theo yêu cầu.

imgm5923.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh phát biểu tại phiên họp

Căn cứ hồ sơ dự án Luật Nhà giáo đã trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám và kết quả các phiên họp rà soát, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiếp tục hoàn thiện dự thảo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Nhà giáo.

Trong đó, dự kiến có 3 Nghị định hướng dẫn, bao gồm: Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Nhà giáo; Nghị định hướng dẫn về chính sách tiền lương, phụ cấp, hỗ trợ đối với nhà giáo; Nghị định hướng dẫn việc áp dụng Luật Nhà giáo đối với nhà giáo trong trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân.

imgm5934.jpg
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cảm ơn Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã bám sát, đồng hành với Bộ Giáo dục và Đào tạo ngay từ khi khởi thảo dự án Luật Nhà giáo

Bên cạnh đó là khoảng 15 Thông tư hướng dẫn, dự kiến bao gồm 3 nhóm: Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy tắc ứng xử của nhà giáo; Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ làm việc của nhà giáo các cấp học, trình độ đào tạo; Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chuẩn nghề nghiệp nhà giáo các cấp học, trình độ đào tạo.

Căn cứ kết quả làm việc qua các phiên và rà soát, thống nhất bước đầu giữa cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra, dự thảo Luật Nhà giáo đề xuất chỉnh lý gồm 9 Chương, 47 điều (giảm 3 điều so với dự thảo 5 trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám). Đồng thời, tại chương VI về đào tạo, bồi dưỡng và hợp tác quốc tế đối với nhà giáo, đề xuất không tách mục, quy định trực tiếp các Điều (bỏ tên mục).

imgm5687-2158.jpg
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng chính sách điều động nhà giáo là một chính sách lớn nhằm góp phần giải quyết tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ

Tại phiên họp, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục (cơ quan thẩm tra) và Bộ Giáo dục và Đào tạo (cơ quan soạn thảo) tiếp tục rà soát, thống nhất về một số nội dung liên quan đến các chính sách đối với nhà giáo trong dự thảo Luật Nhà giáo. Trong đó thống nhất giao thẩm quyền tuyển dụng, sử dụng và quản lý nhà giáo cho ngành giáo dục, song cần tiếp tục nghiên cứu về phân cấp, ủy quyền để bảo đảm chặt chẽ, khả thi.

Về quyền của nhà giáo, trên cơ sở rà soát, cập nhật Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, đề nghị nghiên cứu quy định áp dụng đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục đại học được thành lập và tham gia điều hành doanh nghiệp do cơ sở giáo dục thành lập từ kết quả nghiên cứu khoa học.

imgm5740.jpg
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng làm rõ các vấn đề liên quan đến quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ nhà giáo

Về chuẩn nghề nghiệp nhà giáo, đề xuất giao trách nhiệm cụ thể Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chuẩn nghề nghiệp nhà giáo các cấp học và trình độ đào tạo. Căn cứ chuẩn nghề nghiệp nhà giáo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết chuẩn nghề nghiệp nhà giáo thuộc thẩm quyền quản lý.

Về chế độ nghỉ hưu đối với nhà giáo, một trong hai phương án được đề xuất là nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng thì được nghỉ hưu ở tuổi nghỉ hưu thấp hơn tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường nhưng không quá 5 năm và không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi nếu đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên…

imgm5952.jpg
Toàn cảnh phiên họp

Khẳng định lại, dự án Luật Nhà giáo là dự án luật khó, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh đề nghị sau phiên họp này, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục để hoàn thiện Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo cùng các hồ sơ kèm theo phục vụ phiên họp tháng 2.2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật "Đất nước trọn niềm vui"
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật "Đất nước trọn niềm vui"

Tối 20.4, tại TP. Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự Chương trình nghệ thuật "Đất nước trọn niềm vui" do Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức. Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) tái hiện lại những giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc ta, khẳng định tầm vóc vĩ đại của Đại thắng mùa Xuân năm 1975.

 Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự chương trình tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự chương trình tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Sáng 20.4, tại khu A3, Vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức chương trình tiếp nhận và đưa 6 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan và Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong tham dự chương trình.

Toàn cảnh Hội nghị phổ biến, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII do Văn phòng Quốc hội tổ chức
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Góp thêm niềm tin vào những chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta trong kỷ nguyên mới

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Tại các buổi tiếp xúc cử tri mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đều khẳng định, “chưa bao giờ chúng ta để người dân được tiếp cận với nghị quyết nhanh như vậy”.

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Phát triển nền móng tư tưởng, tinh thần, tâm lý quốc dân phù hợp với thời đại

Nếu kỷ nguyên mới là thời kỳ thách thức và hóa giải mọi giới hạn phát triển, xuất phát từ chính mình, tương dung với thời đại thì không thể không phát triển trên nền móng tư tưởng và tâm lý dân tộc với bản lĩnh tự tôn, tự trọng, tự cường và hành động quyết liệt nhằm tạo ra vận tốc phát triển mới, vì sự hùng cường của quốc gia phát triển hiện đại, nêu cao vị thế, sức mạnh và danh dự đất nước trong tầm nhìn tới năm 2045.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII.
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Sáng 20.4, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và Tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (Đề án 1665). Ngày hội do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, UBND TP. Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Hội thảo khoa học cấp quốc gia về Đại thắng mùa Xuân 1975
Chính trị

Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam

Sáng 20.4, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ Công an, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Thành ủy TP. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam. Đây là hoạt động trọng điểm hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Bài cuối: Cần niềm tin mạnh mẽ để đất nước vươn xa
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Cần niềm tin mạnh mẽ để đất nước vươn xa

Lương Anh Tế - Chủ tịch hội Người cao tuổi tỉnh Hải Dương

Trước những thách thức, mọi cấp, mọi ngành, mọi cán bộ, công chức phải nỗ lực vượt qua, điều cần nhất vẫn là một niềm tin mạnh mẽ: rằng chúng ta đang đi đúng hướng. Thay đổi để đất nước có cơ hội vươn xa, để từng người dân được phục vụ tốt hơn, để cán bộ được làm việc trong một môi trường xứng đáng hơn. Khi bộ máy gọn nhẹ, thông suốt, và phục vụ hiệu quả - thì không chỉ ngân sách được giải phóng, mà cả trí tuệ và tâm huyết của những người trong hệ thống cũng được giải phóng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình nghệ thuật chính luận “Ký ức để lại”
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình nghệ thuật chính luận “Ký ức để lại”

Tối 19.4, tại Tây Ninh đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chính luận “Ký ức để lại” do Đảng ủy Công an Trung ương phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh tổ chức nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.2025); 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025); 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (19.8.1945-19.8.2025).

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri
Chính trị

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng tiếp xúc cử tri tại Quảng Trị

Thực hiện Chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị đã có các cuộc tiếp xúc cử tri tại thị trấn Cam Lộ (huyện Cam Lộ) và phường 5 (thành phố Đông Hà).

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045
Chính trị

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045

Lời Tòa soạn: Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, chưa bao giờ như hiện nay, vấn đề xây dựng và thực thi triết lý phát triển Đất nước lại đặt ra và thách thức gay gắt, đòi hỏi Việt Nam một sự nỗ lực vượt bậc, toàn diện. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là trí tuệ nhân tạo và công nghệ số đem đến cơ hội mà những quốc gia đang phát triển, chậm phát triển có thể nắm bắt để đi trước đón đầu, tăng tốc và kỳ vọng phát triển vượt bậc. Do đó, việc kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045 trở nên vừa cấp bách vừa mang tầm chiến lược. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề: “Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045”.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng phát biểu
Chính trị

Hướng tới xây dựng chính quyền địa phương hiện đại, tinh gọn, phục vụ người dân tốt nhất

Mục tiêu của việc sáp nhập tỉnh, xã là mở rộng không gian phát triển với tầm nhìn dài hạn, hướng tới xây dựng một chính quyền địa phương hiện đại, tinh gọn, hiệu quả và phục vụ người dân tốt nhất. Cần khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các đề án về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, trên tinh thần khoa học, hợp lý, khả thi, phù hợp với điều kiện của địa phương, bảo đảm quy định của pháp luật, định hướng của Trung ương

Dự liệu sớm để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro
Chính trị

Dự liệu sớm để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro

Tại Phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế và Tài chính sáng nay, 19.4, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh lưu ý, cần dự liệu sớm để có các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro, có những quy định để phòng ngừa rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống tài chính khi trung tâm tài chính quốc tế được thành lập và hoạt động.