Cần chương trình đặc biệt yểm trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi xanh

Trong chuyển đổi xanh thì động lực chính là khu vực tư nhân, với doanh nghiệp nhỏ và vừa là “xương sống”. Như vậy, khối doanh nghiệp này sẽ quyết định sự thành bại của chuyển đổi xanh và cần phải có chương trình đặc biệt để yểm trợ cho họ.

Cần chương trình đặc biệt yểm trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi xanh
Theo TS. Vũ Tiến Lộc, doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò quyết định đến sự thành bại của chuyển đổi xanh. Ảnh: Hồ Long

Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò quyết định

“Trên thực tế, làn sóng cải cách thể chế lần thứ hai đang thực sự bắt đầu. Minh chứng là thời gian qua, Quốc hội đã ban hành nhiều cơ chế đặc biệt, đặc thù, không chỉ giải quyết khó khăn trước mắt mà còn mang tính thử nghiệm, đột phá cho thời gian tới”, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phát biểu tại Diễn đàn Quốc gia về phát triển bền vững Việt Nam 2023 với chủ đề “Thúc đẩy chuyển dịch xanh, bao trùm ở Việt Nam”, diễn ra sáng 30.11.

Theo ông Lộc, làn sóng cải cách lần thứ hai sẽ mở đường cho làn sóng khởi nghiệp lần thứ hai, đó là dựa trên đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, qua đó nâng cao chất lượng doanh nghiệp Việt Nam, đưa nước ta trở thành nước giàu có.

Thực tế, Đảng và Nhà nước đã sớm nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, thể hiện ở việc ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011 - 2020, ban hành ngày 25.9.2012. Cũng trong khoảng thời gian này, một số địa phương đã có kế hoạch, chương trình về tăng trưởng xanh, trong đó có Quảng Ninh.

Nhấn mạnh sự cần thiết của chuyển đổi xanh trong bối cảnh hiện nay là xu thế tất yếu, không còn là lựa chọn mà mang tính sống còn, vị đại biểu lưu ý, khu vực kinh tế tư nhân là động lực chính, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa là “xương sống”, quyết định thành bại của quá trình chuyển đổi.

Tuy nhiên, nhận thức của doanh nghiệp nhỏ và vừa về chuyển đổi xanh vẫn còn hạn chế. Ông Lộc nêu dẫn chứng, một số doanh nghiệp sản xuất khi được mời tham dự sự kiện về chuyển đổi xanh, họ đã từ chối với lý do “không liên quan”.

Cần chương trình đặc biệt yểm trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi xanh
Các đại biểu tham gia phiên thảo luận tại Diễn đàn. Ảnh: Hồ Long

Dường như nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được khái niệm và sự quan trọng của chuyển đổi xanh, đâu đó còn cho rằng đó là sự xa xỉ, là sự kêu gọi mang tính chất đạo đức nhiều hơn là thương mại và hiệu quả kinh tế; trong khi thực chất, chuyển đổi xanh không còn là lựa chọn mà là yếu tố mang tính sống còn với mọi doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp lớn lẫn doanh nghiệp nhỏ và vừa, siêu nhỏ, hộ kinh doanh – Chủ tịch VIAC bình luận.

Pháp luật an toàn sẽ không có đổi mới sáng tạo

Hiện, doanh nghiệp nhỏ và vừa là đối tượng tiềm năng nhất, mang tính quyết định đối với chuyển đổi xanh quốc gia, song cũng là đối tượng khó khăn nhất, dễ bị tổn thương và rất dễ bị bỏ quên trong tiến trình này. Bởi các doanh nghiệp lớn, nhất là tập đoàn xuyên quốc gia có đủ nguồn lực, thị trường, chuyên gia, mạng lưới để nhanh chóng tiếp cận thành tựu mới nhất để thúc đẩy phát triển xanh, trong khi với doanh nghiệp nhỏ và vừa đều bất lợi về nguồn lực.

Trong bối cảnh đó, ông Lộc đề nghị, cần có chương trình quốc gia về thúc đẩy phát triển xanh, trong đó phải có chương trình đặc biệt để yểm trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện những chuyển đổi xanh.

Cũng theo đại biểu, muốn phát triển xanh thì khung khổ pháp lý đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Cần bảo đảm an toàn cho các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi xanh. Do chuyển đổi số, chuyên đổi xanh dựa trên đổi mới sáng tạo, nên phải chấp nhận rủi ro. “Nếu pháp luật theo hướng an toàn tuyệt đối thì sẽ không thể có đổi mới sáng tạo, cho nên khung khổ pháp luật cần phải được tiếp tục hoàn thiện”, Chủ tịch VIAC khuyến cáo.

Bên cạnh đó, cần có chuẩn quốc gia về phát triển xanh, có sự gắn kết, hướng tới chuẩn quốc tế để áp dụng đồng bộ. Cùng với đó, cần cụ thể hóa các chính sách về tài chính xanh, tín dụng xanh, trái phiếu xanh, sở hữu xanh, bảo hiểm/bảo lãnh xanh… để tạo pháp lý cụ thể cho quá trình phát triển xanh.

Trong khuôn khổ Diễn đàn Quốc gia về phát triển bền vững Việt Nam 2023 với chủ đề “Thúc đẩy chuyển dịch xanh, bao trùm ở Việt Nam”, Ban tổ chức đã trao giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” cho 10 đề tài nghiên cứu xuất sắc do sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển thực hiện. 

Cần chương trình đặc biệt yểm trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi xanh -0Giải Nhất được trao cho đề tài “Tác động trực tiếp của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam giai đoạn 1997 - 2022”.

Theo đại diện Học viện Chính sách và Phát triển, đây là giải thưởng cao quý dành cho những công trình nghiên cứu khoa học, sáng tạo của sinh viên Học viện; là thước đo về chất lượng đào tạo, góp phần đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên. Giải thưởng cũng nhằm động viên, khuyến khích sinh viên tích cực đề ra những ý tưởng, giải pháp cụ thể, những phát minh mới trong khuôn khổ lĩnh vực phát triển bền vững.

Kinh tế

30 năm qua, Vietnam Airlines đã khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực hàng không và sự đóng góp không nhỏ vào ngân sách quốc gia.
Kinh tế

Vietnam Airlines với 30 năm vững vàng bay ra thế giới

Trong suốt hành trình 30 năm hình thành và phát triển, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines đã trở thành biểu tượng quốc gia vững mạnh, gắn liền với sự phát triển của ngành hàng không và sự hội nhập sâu rộng của đất nước. Từ những con số ấn tượng như 350 triệu lượt khách, 4,5 triệu tấn hàng hóa, 1,6 triệu chuyến bay và doanh thu 1,1 triệu tỷ đồng… Vietnam Airlines đã khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực hàng không và sự đóng góp không nhỏ vào ngân sách quốc gia.

Ảnh
Kinh tế

Áp lực chi phí cản trở “AI hóa”

Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) là xu thế tất yếu, giúp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chi phí cao đang là một trong những rào cản đối với doanh nghiệp muốn ứng dụng AI.

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 79 cùng liên danh: Trúng gói thầu đầu tư công hơn 76 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 47 triệu đồng
Kinh tế

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 79 cùng liên danh: Trúng gói thầu đầu tư công hơn 76 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 47 triệu đồng

Thời gian qua qua, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 79 là nhà thầu thường xuyên trúng các gói thầu trên địa bàn các quận, huyện thuộc TP. Hải Phòng. Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Công ty CP Xây dựng Ngọc Á Châu dễ dàng trúng loạt gói thầu hàng trăm tỷ đồng như thế nào?

Trong gói thầu xây lắp hơn trăm tỷ đồng tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty Giao thông Thủy lợi Hà Nội không nộp đủ hồ sơ cơ bản, điều này giúp cho Công ty Ngọc Á Châu trở thành đơn vị duy nhất đạt yêu cầu và trúng thầu. Ngay sau đó, Công ty Giao thông Thủy lợi Hà Nội tiếp tục liên danh cùng Công ty Ngọc Á Châu, lặp lại "kịch bản" tương tự để trúng gói thầu 104,1 tỷ đồng ở Bến Tre khi các đối thủ cạnh tranh cũng đồng loạt bị loại vì thiếu hồ sơ cơ bản.

Nam Định không ngừng tạo điều kiện thuận lợi hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp.
Kinh tế

Đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp

Trong bối cảnh thị trường nhiều biến động khó lường, việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Tại tỉnh Nam Định, Đề án "Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" (Đề án 996) đang được triển khai đồng bộ. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng và sự chủ động của doanh nghiệp, các hoạt động trong khuôn khổ đề án đã bước đầu mang lại hiệu quả tích cực, góp phần xây dựng môi trường sản xuất - kinh doanh hiện đại, chính xác và minh bạch.

Trí tuệ nhân tạo - Đòn bẩy chuyển đổi số ngành dầu khí Việt Nam
Kinh tế

Trí tuệ nhân tạo - Đòn bẩy chuyển đổi số ngành dầu khí Việt Nam

Trong kỷ nguyên công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra một chương mới cho ngành dầu khí và năng lượng - lĩnh vực vốn được xem là "xương sống" trong phát triển kinh tế. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), với vai trò là doanh nghiệp nhà nước chủ lực, đang tích cực ứng dụng AI vào hoạt động sản xuất, khai thác và quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh mới.

AMH
Kinh tế

“Lấp” khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu

Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm cơ chế xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã hết hiệu lực thi hành từ 1.1.2024. Với khoảng trống pháp lý hiện nay, tiến trình xử lý nợ xấu chậm hơn và tốn kém hơn. Để hoàn thiện hành lang pháp lý xử lý nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), trong đó luật hóa một số nội dung của Nghị quyết 42.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Nhà nước cần tạo môi trường để doanh nghiệp tư nhân tiên phong đầu tư

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) NGUYỄN HOÀI NAM, để kinh tế tư nhân trở thành động lực, trụ cột quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước, Nhà nước cần tạo môi trường và nuôi dưỡng cảm xúc để doanh nghiệp tư nhân tiên phong trong đầu tư, mạnh dạn mở rộng sản xuất, bắt kịp cơ hội tăng trưởng.

Đồng bộ và quyết liệt
Kinh tế

Đồng bộ và quyết liệt

Trong cuộc họp mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng đã đề nghị các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc tiếp tục huy động toàn hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.

Ảnh
Kinh tế

Điều chỉnh chính sách để tránh “bảo hộ ngược”

Theo Bộ Tài chính, trong bối cảnh thương mại điện tử xuyên biên giới phát triển mạnh, đặc biệt là hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc đang có xu hướng tràn vào Việt Nam, việc miễn kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa có trị giá từ 2 triệu đồng trở xuống “có thể tạo sự cạnh tranh không bình đẳng giữa hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử với hàng hóa nhập khẩu khác và hàng sản xuất trong nước”, thậm chí là “bảo hộ ngược”. Do vậy, cơ quan này đã có điều chỉnh.

AMH
Kinh tế

“Ba cùng” với nông dân xây dựng mô hình IPHM

Đề án Phát triển quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) đến năm 2030 đang được triển khai tại nhiều địa phương trên cả nước. Cán bộ kỹ thuật đã “ba cùng” với nông dân để xây dựng các mô hình IPHM, giúp bà con hiểu hơn về sự cần thiết cũng như lợi ích của các biện pháp quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp và áp dụng.

Kiến nghị giải pháp “cởi trói” cho trái phiếu hạ tầng giao thông
Tài chính

Kiến nghị giải pháp “cởi trói” cho trái phiếu hạ tầng giao thông

Mặc dù Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) cho phép, song đến nay chưa có doanh nghiệp nào phát hành trái phiếu thành công để đầu tư dự án PPP, đại diện Tập đoàn Đèo Cả nói tại Hội nghị “Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong Kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam” do Bộ Tài chính tổ chức ngày 28.3.

Toàn cảnh Hội nghị
Tài chính

Nhà đầu tư chứng khoán cá nhân nên tham gia quỹ chuyên nghiệp

Tại Hội nghị "Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam" ngày 28.3, các chuyên gia cho rằng, cần thay đổi nhận thức và hành vi của nhà đầu tư cá nhân, khuyến khích họ tham gia các quỹ đầu tư chuyên nghiệp để giảm thiểu rủi ro, vừa tận dụng được chuyên môn của các nhà quản lý quỹ, vừa mang lại lợi nhuận dài hạn cao hơn so với giao dịch ngắn hạn theo cảm tính.