Quốc hội thảo luận về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)

Các biện pháp bảo vệ trẻ em cần ở mức độ cao hơn và sớm hơn

Một tiếng kêu cứu của trẻ em dù là ở bất cứ nơi đâu cũng đều thuộc trách nhiệm của tất cả chúng ta. Nhấn mạnh điều này, ĐBQH Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) đề nghị, để việc vào cuộc không bao giờ là muộn thì trước hết pháp luật phải rõ ràng về trách nhiệm và đầy đủ các biện pháp khả thi; các biện pháp bảo vệ trẻ em cần phải được quy định ở mức độ cao hơn và sớm hơn.

Nhiều vụ bạo hành có sự dung túng của chính người ruột thịt

Quan tâm đến vấn đề phòng, chống bạo hành trẻ em trong môi trường gia đình, ĐBQH Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) nhận thấy, thời gian qua, số vụ bạo hành trẻ em, số vụ bạo hành trẻ em trong môi trường gia đình tăng cả về số vụ và mức độ nghiêm trọng. Trong năm 2021, theo thống kê của Bộ Công an, trong tổng số gần 2.000 vụ xâm hại trẻ em thì hầu hết là do chính người thân trong gia đình gây ra. Con số này cũng trùng khớp với thống kê của Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em. Trong tổng số cuộc gọi liên quan đến bạo hành trẻ em thì do chính những người thân trong gia đình gây ra chiếm tới 75%. Nhiều vụ xảy ra trong gia đình thiếu hoàn thiện, cha mẹ ly hôn, ly thân. Các em bị bạo hành bởi cha dượng, mẹ kế, chồng hờ, vợ hờ của cha mẹ. Đáng lên án là nhiều vụ bạo hành có sự dung túng tiếp tay bởi chính những người ruột thịt của các em và nhiều em đã phải chịu những nỗi đau chẳng chịu cả trên cơ thể và trong tâm hồn và thương tâm hơn là nhiều em vì bạo hành mà đã vĩnh viễn mất đi cuộc sống.

Các biện pháp bảo vệ trẻ em cần ở mức độ cao hơn và sớm hơn -0
ĐBQH Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) phát biểu

Chỉ rõ đặc điểm của bạo lực gia đình chủ yếu xảy ra sau cánh cửa của mỗi gia đình, nên đại biểu Nguyễn Thị Thủy lưu ý, các vụ bạo hành này rất khó phát hiện. Hơn nữa, nạn nhân bị bạo hành lại là trẻ em nên khó có khả năng phản ánh, phản ứng và dẫn đến thời gian qua xảy ra nhiều vụ đặc biệt nghiêm trọng, bị bạo hành trong một thời gian dài và chỉ bị phát hiện khi các em đã được đưa đến viện trong tình trạng đã tử vong hoặc nguy kịch đến tính mạng. Có thể lấy ví dụ hai vụ bạo hành gần đây gây chấn động dư luận như vụ bé gái 8 tuổi tại TP. Hồ Chí Minh được đưa đến viện trong tình trạng đã tử vong. Hay như vụ bé gái 3 tuổi tại Hà Nội được đưa đến viện trong tình trạng có 39 chiếc đinh găm vào đầu.

“Từ thực tế nêu trên cho thấy một trong những nguyên nhân quan trọng, đó là do pháp luật còn thiếu hoàn thiện chưa thật sự phù hợp, nhất là còn thiếu những quy định để chủ động phòng ngừa bạo hành trẻ em ở những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt”, đại biểu Nguyễn Thị Thủy nói.

Ngoài ra, việc phòng, chống bạo hành trẻ em trong môi trường gia đình vừa thuộc phạm vi điều chỉnh của dự án luật này vừa thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Trẻ em. Do vậy, ĐBQH tỉnh Bắc Kạn đề nghị, cần tính toán mức độ điều chỉnh phù hợp với nhiệm vụ của từng luật để có thêm công cụ bảo vệ hiệu quả trẻ em trong môi trường gia đình, nhưng phải tránh sự chồng lấn, mâu thuẫn giữa 2 luật này.

Không tán thành thực hiện hòa giải trong bạo hành trẻ em

Về biện pháp hòa giải vụ việc bạo lực gia đình, tại Điều 21 dự thảo Luật quy định biện pháp hòa giải không chỉ được áp dụng đối với các tranh chấp, mâu thuẫn trong gia đình như quy định hiện hành, mà còn được áp dụng cả đối với các vụ việc bạo lực gia đình. Trong nhiều trường hợp thì việc bổ sung như dự thảo luật là cần thiết để phát huy vai trò của gia đình, của dòng họ, của những người có uy tín để kịp thời hòa giải, ngăn ngừa bạo lực gia đình tiếp diễn. Tuy nhiên, ĐBQH Nguyễn Thị Thủy không tán thành áp dụng hòa giải đối với trường hợp bạo hành trẻ em, vì đây là những đối tượng đặc biệt cần có sự bảo vệ đặc biệt. ĐBQH đề nghị, sửa lại quy định này theo hướng đối với những trường hợp bạo hành trẻ em đến mức phải xử lý hình sự, hoặc xử lý hành chính thì cần áp dụng biện pháp tương xứng. Trường hợp chưa đến mức hình sự hoặc chưa đến mức hành chính thì cần áp dụng biện pháp góp ý, phê bình quy định tại Điều 23, dự thảo Luật, do tổ trưởng tổ dân phố và trưởng thôn chủ trì, để kịp thời ngăn ngừa bạo lực trẻ em tiếp diễn mà không nên cho hòa giải đối với trường hợp này.

Các biện pháp bảo vệ trẻ em cần ở mức độ cao hơn và sớm hơn
Quang cảnh Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV. Ảnh: Lâm Hiển

Đối với biện pháp cấm tiếp xúc, tại Điều 33 dự thảo Luật quy định Chủ tịch UBND cấp xã có quyền ra lệnh áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong trường hợp bạo lực với người lớn, còn trường hợp bạo lực với trẻ em thì áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc theo Luật Trẻ em. 
Qua rà soát Luật Trẻ em thấy rằng, trong Luật không có biện pháp cấm tiếp xúc, nhưng có biện pháp tạm thời cách ly trẻ khỏi gia đình, và điều kiện để được áp dụng biện pháp này chỉ trong trường hợp trẻ em bị bạo hành bởi chính cha mẹ hoặc là người chăm sóc trẻ. Luật Trẻ em cũng định nghĩa rất rõ là người chăm sóc trẻ bao gồm ba trường hợp: một người giám hộ; hai là người được giao chăm sóc thay thế; ba là người được giao trách nhiệm phối hợp cùng với cha mẹ chăm sóc trẻ.

Đối chiếu với những trường hợp bạo hành trẻ em trong thời gian vừa qua do các đối tượng là "chồng hờ", "vợ hờ" của cha mẹ gây ra, đại biểu tỉnh Bắc Kạn nhận thấy, vừa không thuộc trường hợp được áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc, và theo dự thảo Luật, cũng vừa không được áp dụng biện pháp tạm thời cách ly trẻ theo Luật Trẻ em. “Đây là một khoảng trống của pháp luật, cần phải rà soát để bổ sung ngay trong luật này để kịp thời bảo vệ trẻ em”, ĐBQH Nguyễn Thị Thủy nhấn mạnh.

ĐBQH Nguyễn Thị Thủy đưa ra 3 kiến nghị:

Thứ nhất, rà soát để khắc phục những khoảng trống bảo vệ trẻ em trong dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và trong Luật Trẻ em như trường hợp vừa nêu ở trên.

Thứ hai, bổ sung các biện pháp đặc thù để chủ động phòng ngừa bạo hành trẻ em trong môi trường gia đình, ở những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt.

Thứ ba, đối với biện pháp cấm tiếp xúc, đề nghị cho áp dụng cả đối với trường hợp bạo hành trẻ em trong thời gian chờ Chủ tịch UBND xã, cấp xã lập hồ sơ để đề nghị cơ quan tư pháp có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm thời cách ly trẻ khỏi gia đình.

Thời sự Quốc hội

Có cơ chế cung cấp cơ sở dữ liệu sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ
Thời sự Quốc hội

Có cơ chế cung cấp cơ sở dữ liệu sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Sở Nội vụ Hải Phòng kiến nghị cần có cơ chế cung cấp cơ sở dữ liệu, giới thiệu sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ để thành phố triển khai thực hiện chính sách tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao...

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đề nghị mở rộng đối tượng, danh mục ngành nghề hỗ trợ đào tạo
Thời sự Quốc hội

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đề nghị mở rộng đối tượng, danh mục ngành nghề hỗ trợ đào tạo

Sáng 11.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Trường Giang, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh

Sáng 11.4, tại Tây Ninh, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp; khảo sát tình hình phân giới cắm mốc trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia.

Thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự
Thời sự Quốc hội

Thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Sáng 11.4, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp họp thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh

Chiều 10.4, tại Tây Ninh, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp.

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường họp thẩm tra sơ bộ về tình hình thực hiện 3 dự án hồ chứa nước. Ảnh: Thanh Hải
Chính trị

Đề xuất các giải pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho ba dự án hồ chứa nước

Như Báo Đại biểu Nhân dân đã đưa tin, sáng 10.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tiến hành phiên họp thẩm tra sơ bộ các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 93/2019/QH14 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận và việc thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội về điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 93/2019/QH14; việc thực hiện Nghị quyết số 135/2020/QH14 của Quốc hội về việc chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận và dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi chủ trì phiên họp. Ảnh: Thanh Hải
Chính trị

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra sơ bộ tình hình thực hiện ba dự án hồ chứa nước

Sáng 10.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương (Hà Nội), Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức phiên họp thẩm tra sơ bộ các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 93/2019/QH14 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận và việc thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội về điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 93/2019/QH14; việc thực hiện Nghị quyết số 135/2020/QH14 của Quốc hội về việc chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận và dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 4 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 4 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành 4 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm: Nghị quyết số 1579/NQ-UBTVQH15 phê chuẩn Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội khóa XV; Nghị quyết số 1584/NQ-UBTVQH15 về việc thành lập Ban Soạn thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15 ngày 15.11.2022 của Quốc hội; Nghị quyết số 73/2025/UBTVQH15 kết thúc hoạt động của Ban Thư ký, Quốc hội khóa XV; Nghị quyết số 75/2025/UBTVQH15 điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh (Chương trình lập pháp) năm 2025.

Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Bí thư Đảng ủy các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Quốc hội Vũ Hải Hà phát biểu
Thời sự Quốc hội

Giao ban giữa lãnh đạo Đảng ủy Quốc hội với các cơ quan tham mưu, giúp việc

Chiều 9.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Bí thư Đảng ủy các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Quốc hội Vũ Hải Hà và Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Phó Bí thư Đảng ủy các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Quốc hội Đặng Xuân Phương đã chủ trì Hội nghị sinh hoạt chuyên đề tháng 4.2025 và họp giao ban giữa lãnh đạo Đảng ủy Quốc hội với các cơ quan tham mưu, giúp việc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vàThủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tăng cường quan hệ nghị viện, thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Tây Ban Nha trên các lĩnh vực

Bày tỏ hài lòng về mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Tây Ban Nha, tại hội kiến với Thủ tướng Tây Ban Nha, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhất trí hai bên triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương, tăng cường trao đổi đoàn các cấp, giữa các Ủy ban thuộc Quốc hội hai nước, góp phần tăng cường hiểu biết, củng cố tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. 

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa phát biểu
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa

Chiều 9.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì cuộc làm việc.