"chống bạo lực gia đình (sửa đổi)"

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi): An toàn của người bị bạo lực gia đình là trên hết
Diễn đàn Quốc hội

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi): An toàn của người bị bạo lực gia đình là trên hết

LTS: Tại Kỳ họp thứ Tư vừa qua, Quốc hội Khóa XV đã hoàn thành khối lượng lớn công việc lập pháp, trong đó đã thông qua 6 luật, gồm: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật Thanh tra (sửa đổi); Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật Dầu khí (sửa đổi); Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện. Báo Đại biểu Nhân dân sẽ lần lượt giới thiệu những nội dung chính và điểm mới của những đạo luật quan trọng này.

Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình
Thời sự Quốc hội

Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình

Thảo luận tại Hội trường về dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) chiều nay, các đại biểu Quốc hội cho rằng, không nên quy định điều kiện bắt buộc các cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình hoạt động không vì mục đích lợi nhuận để khuyến khích khu vực tư nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình.

Bảo đảm tiếp cận dịch vụ hỗ trợ miễn phí đối với người bị bạo lực
Xã hội

Bảo đảm tiếp cận dịch vụ hỗ trợ miễn phí đối với người bị bạo lực

Quyền của người bị bạo lực vẫn chưa hoàn toàn tương thích với các chuẩn mực của Công ước CEDAW trong việc bảo đảm tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ miễn phí, toàn diện trong đó bao gồm cả việc thu thập bằng chứng y tế miễn phí, có đại diện pháp lý. Khoảng trống này cần được giải quyết trong sửa đổi Luật Phòng, chống bạo lực lần này. Đây là kiến nghị được chuyên gia đưa ra tại Hội nghị phản biện xã hội dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Cơ quan Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ tổ chức sáng nay, 23.8, tại Hà Nội.

Các biện pháp bảo vệ trẻ em cần ở mức độ cao hơn và sớm hơn
Thời sự Quốc hội

Các biện pháp bảo vệ trẻ em cần ở mức độ cao hơn và sớm hơn

Một tiếng kêu cứu của trẻ em dù là ở bất cứ nơi đâu cũng đều thuộc trách nhiệm của tất cả chúng ta. Nhấn mạnh điều này, ĐBQH Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) đề nghị, để việc vào cuộc không bao giờ là muộn thì trước hết pháp luật phải rõ ràng về trách nhiệm và đầy đủ các biện pháp khả thi; các biện pháp bảo vệ trẻ em cần phải được quy định ở mức độ cao hơn và sớm hơn.

Nhận diện hành vi bạo lực gia đình mới
Diễn đàn Quốc hội

Nhận diện hành vi bạo lực gia đình mới

Ra đời từ năm 2007, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức trong phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, đã 15 năm nên nhiều quy định không còn phù hợp với những thay đổi của tình hình mới, của mô hình gia đình hiện đại. Đại biểu Quốc hội NGUYỄN ANH TRÍ (TP. Hà Nội) cho rằng, cần có sự cập nhật, bổ sung những đối tượng bị bạo hành và hành vi bạo lực gia đình mới vào Luật.