Bước đi mạnh mẽ của Thượng viện Mỹ

Thượng Mỹ đã bỏ phiếu bãi bỏ việc ủy quyền pháp lý cho Tổng thống tiến hành cuộc chiến tranh Iraq năm 2003 với tỷ lệ ủng hộ của lưỡng đảng là 66/30.

Quốc hội có trách nhiệm chấm dứt chiến tranh

Động thái này diễn ra chỉ hơn một tuần sau lễ kỷ niệm 20 năm Mỹ bắt đầu cuộc chiến trên bộ tại Iraq, đánh dấu lần đầu tiên kể từ những năm 1970, Thượng viện bỏ phiếu xóa bỏ một quyết định ủy quyền cho phép tổng thống sử dụng vũ lực. Thông thường, theo Hiến pháp Mỹ, chỉ có Quốc hội mới có quyền tuyên chiến. Nhưng Luật Ủy quyền điều động quân đội tham chiến (AUMF) có thể trao cho tổng thống quyền tiến hành chiến tranh.

Thực tế, vài ngày sau vụ tấn công khủng bố 11.9.2001 tại Mỹ, Quốc hội nước này đã phê chuẩn AUMF mở rộng, cấp quyền điều động quân đội Mỹ nhằm truy bắt thủ phạm gây ra vụ tấn công khiến hơn 3.000 người thiệt mạng. Văn kiện này sau đó được sử dụng để biện minh cho những hoạt động quân sự của Mỹ tại hàng chục nước trên thế giới nhằm chống lại tổ chức khủng bố Al Qaeda hay phiến quân Taliban. AUMF năm 2002 cho phép Tổng thống Mỹ trước đây là ông George W. Bush sử dụng vũ lực quân sự để lật đổ chính quyền của Tổng thống Iraq Saddam Hussein lúc bấy giờ.

Đây là động thái được nhiều người hoan nghênh, cho rằng nó thể hiện sự tiến bộ trong nỗ lực cải cách cấu trúc pháp lý của cuộc chiến chống khủng bố sau ngày 11.9.2001 của Washington.

Trong năm 2019 và 2020, Hạ viện Mỹ từng tiến hành bỏ phiếu hủy bỏ AUMF, tuy nhiên, dự luật hủy bỏ này chưa bao giờ được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện - cơ quan nằm dưới quyền kiểm soát của đảng Cộng hòa.

Bà Heather Brandon-Smith, lãnh đạo của Tổ chức phi lợi nhuận Quaker Friends Committee for National Legislation, gọi cuộc bỏ phiếu hôm 29.3 của Thượng viện là “bước tiến thực sự mạnh mẽ của Quốc hội”, báo hiệu nhánh lập pháp bắt đầu đòi lại quyền lực ủy quyền chiến tranh và vai trò giám sát của mình. “Quốc hội đang nói rằng, chúng tôi không muốn điều này nữa”. “Công việc của chúng tôi là quyết định khi nào chúng ta tham chiến và chúng ta sẽ gây chiến với ai”, bà phát biểu.

Dự luật bãi bỏ AUMF năm 2002 của Thượng viện, được Thượng nghị sĩ Tim Kaine và Todd Young giới thiệu, sẽ bãi bỏ cả việc ủy quyền điều động quân đội tại Iraq năm 2002, được thông qua trước cuộc chiến Iraq năm 2003, lẫn AUMF tại Iraq năm 1991, cho phép sử dụng lực lượng quân sự Mỹ trong các cuộc chiến tranh vùng Vịnh.

Trong cuộc tranh luận trước khi biểu quyết, Thượng nghị sĩ Bob Menendez gọi việc bãi bỏ AUMF năm 2002 là “sự công nhận rằng Quốc hội không chỉ có quyền tuyên chiến, mà còn phải có trách nhiệm chấm dứt chiến tranh”. Phía Nhà Trắng cũng ủng hộ bãi bỏ AUMF năm 2002, lập luận rằng hiện tại Chính phủ không dựa vào luật để biện minh cho các hoạt động quân sự liên quan đến Iraq, nơi có khoảng 2.500 binh sĩ Mỹ vẫn đóng quân, giảm từ mức cao nhất là 170.000 quân vào năm 2007.

Theo những người ủng hộ, AUMF năm 2002 đã tồn tại trong thời gian quá lâu so với mục đích. Song nhiều người phản đối lại cho rằng, việc hủy bỏ nó sẽ gây ảnh hưởng đến nhiệm vụ chống khủng bố của Mỹ. Ông Brian Finucane, cố vấn cấp cao của Chương trình Mỹ tại Nhóm Chống khủng hoảng quốc tế, chỉ ra rằng, việc hủy bỏ AUMF có thể dẫn đến sự leo thang căng thẳng mạnh hơn với Tehran.

Lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện của đảng Cộng hòa, ông Mitch McConnell, cũng trích dẫn về Iran trong tuyên bố của mình để phản đối việc “hủy bỏ bất kỳ việc ủy quyền điều động quân sự nào ở Trung Đông”. Theo ông, Iran sẽ rất hài lòng khi thấy Mỹ giảm bớt hiện diện quân sự, chính quyền và các hoạt động ở Iraq. “Tehran muốn đẩy chúng ta ra khỏi Iraq và Syria. Tại sao Quốc hội lại làm cho điều đó dễ dàng hơn?”, ông nói.

AUMF gần đây nhất được chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump trích dẫn một phần để biện minh hợp pháp cho việc Mỹ thực hiện cuộc tấn công ám sát Tướng cấp cao Qassem Soleimani của Iran gần Thủ đô Baghdad, Iraq năm 2020. Động thái này từng vấp phải phản ứng gay gắt từ cả hai phía, thậm chí có nguy cơ gây ra xung đột trực tiếp. Cuộc tấn công làm dấy lên cơn thịnh nộ trên toàn cầu. Vài ngày sau, Iran đáp trả bằng cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo nhằm vào hai căn cứ của Mỹ ở Iraq, trong khi Quốc hội Iraq bỏ phiếu yêu cầu quân đội Mỹ rời khỏi nước này.

Hy vọng trở lại Hạ viện

Giờ đây, mọi chú ý sẽ chuyển sang Hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát, nơi các nhà quan sát nhận định, việc bãi bỏ AUMF tại Iraq sẽ phải đối mặt với trận chiến cam go hơn.

Tuy nhiên, ông Brandon-Smith, người ủng hộ dự luật, lưu ý rằng Hạ viện đã hai lần bỏ phiếu để loại bỏ AUMF tại Iraq với sự ủng hộ rộng rãi của lưỡng đảng. Hơn nữa, ban lãnh đạo đảng Cộng hòa gần đây cũng thể hiện thái độ sẵn sàng tiếp tục giải quyết vấn đề. Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đã phát biểu, ông sẵn sàng hỗ trợ nỗ lực bãi bỏ.

Bước khởi đầu về mặt chính trị

Cũng vẫn chưa rõ việc bãi bỏ AUMF tại Iraq có thể có tác động gì đối với những nỗ lực cải cách AUMF rộng hơn đã được Quốc hội thông qua vào năm 2001. Luật đó cho phép tổng thống sử dụng vũ lực chống lại các quốc gia, tổ chức hoặc người được xác định là đã “ủy quyền, thực hiện hoặc hỗ trợ các cuộc tấn công khủng bố xảy ra vào ngày 11.9.2001, hoặc chứa chấp các tổ chức hoặc người đó”.

Các nhà phê bình từ lâu đánh giá, AUMF được áp dụng cho sự can thiệp quân sự của Mỹ nằm ngoài phạm vi dự định của nó. Một báo cáo của Trung tâm Brennan năm 2022 lập luận, luật “được 4 chính quyền Mỹ liên tiếp kéo dài để bao trùm nhiều loại nhóm khủng bố”. Nhiều nhà quan sát nói rằng, AUMF 2001 đã được áp dụng cho các nhóm vũ trang được coi là có liên kết với Al Qaeda ở Afghanistan, Yemen, Libya, Somalia và Syria, cùng nhiều quốc gia khác. Nó cũng trao thẩm quyền trong nước tiếp tục giam giữ tù nhân tại Vịnh Guantanamo.

Tuy nhiên, theo nhiều nhà phân tích, việc cải cách AUMF vẫn là bước khởi đầu về mặt chính trị, một phần do sự phức tạp trong cách thức áp dụng và thiếu ý chí chính trị. Ông Finucane, cố vấn của Nhóm Chống khủng hoảng quốc tế, bày tỏ hy vọng, việc bãi bỏ AUMF trong chiến tranh Iraq của Thượng viện hôm 29.3 sẽ “chuyển sang một cuộc cải tổ lập pháp rộng lớn hơn về cấu trúc pháp lý cho cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ”.

Quốc tế

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida
Quốc tế

Chính sách đối ngoại của Nhật Bản giai đoạn hậu Kishida

Ngày 27.9 tới, đảng Dân chủ Tự do cầm quyền (LDP) tại Nhật Bản sẽ tiến hành bầu Chủ tịch mới sau khi Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, đồng thời là Chủ tịch đảng đương nhiệm bất ngờ tuyên bố không tái tranh cử. Việc ông Kishida từ chức đánh dấu một thời điểm quan trọng không chỉ đối với bối cảnh chính trị trong nước của Nhật Bản mà còn cả khu vực và quốc tế, bởi những tác động sâu sắc của những thay đổi sắp tới đối với các mối quan hệ ngoại giao cũng như ảnh hưởng của Nhật Bản đối với những mối quan hệ này.

Vùng Vịnh với tham vọng trở thành siêu cường AI
Quốc tế

Vùng Vịnh với tham vọng trở thành siêu cường AI

Trong vài năm qua, Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) đã tiến hành các bước đi quan trọng để trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI). Hiện nay, các nước vùng Vịnh khác, đặc biệt là Ảrập Xêút và Qatar, cũng đang tiếp bước khi đầu tư đáng kể vào công nghệ mới này.

Vụ hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon: Nguy cơ leo thang căng thẳng
Quốc tế

Vụ hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon: Nguy cơ leo thang căng thẳng

Ít nhất 9 người đã thiệt mạng và gần 3.000 người bị thương, bao gồm Đại diện ngoại giao của Iran tại Lebanon, khi các máy nhắn tin phát nổ tại các thành trì của Hezbollah trên khắp Lebanon trong một vụ nổ đồng thời chưa từng có. Hezbollah và Chính phủ Lebanon đổ lỗi cho Israel rằng đây là một cuộc tấn công từ xa tinh vi.

Hồi hộp chờ đợi quyết định lãi suất của Fed
Thế giới 24h

Hồi hộp chờ đợi quyết định lãi suất của Fed

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có cuộc họp chính sách vào ngày 17 - 18.9. Các nhà phân tích và nhà đầu tư đang theo dõi từng diễn biến để xem Fed sẽ quyết định nới lỏng lãi suất đến mức nào, hứa hẹn sẽ tạo ra những chấn động lớn trên thị trường tài chính toàn cầu.

Kenya: Kêu gọi xây dựng luật về an toàn trường học
Thế giới 24h

Kenya: Kêu gọi xây dựng luật về an toàn trường học

Sau vụ hỏa hoạn gần đây tại Học viện Hillside Endarasha ở Quận Nyeri khiến 21 học sinh thiệt mạng, hai công dân Kenya đã kiến ​​nghị lên Quốc hội yêu cầu ban hành Luật An toàn và an ninh trường học toàn diện. Ông Anthony Manyara và ông John Wangai, những người kiến ​​nghị, lập luận rằng cần có khuôn khổ pháp lý cụ thể để giải quyết mối đe dọa ngày càng gia tăng của các thảm họa liên quan đến trường học trên khắp cả nước.

Bầu cử Tổng thống Mỹ và tương lai quan hệ Mỹ - Trung
Thế giới 24h

Bầu cử Tổng thống Mỹ và tương lai quan hệ Mỹ - Trung

Khi Hoa Kỳ tiến gần đến cuộc bầu cử Tổng thống năm 2024, động thái giữa hai ứng cử viên hàng đầu là bà Kamala Harris và ông Donald Trump, đang có những tác động đáng kể đến quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ. Về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, đánh giá quan điểm của các cố vấn chủ chốt của hai ứng cử viên có thể giúp phát hiện sự khác biệt trong cách tiếp cận của họ đối với Trung Quốc.

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm
Quốc tế

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm

Để tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân của công dân và bảo đảm quyền riêng tư trong thời đại kỹ thuật số, Chính phủ Australia đã trình dự thảo Luật sửa đổi về quyền riêng tư và các quy định khác năm 2024 lên Quốc hội. Do Bộ trưởng Tư pháp Mark Dreyfus thúc đẩy, dự luật này nhằm củng cố pháp luật về quyền riêng tư, đặc biệt tập trung vào việc hình sự hóa hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân một cách ác ý (doxxing).

Ông Donald Trump. Ảnh: Reuters
Quốc tế

Ông Trump nghi bị ám sát hụt lần hai

Ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump một lần nữa may mắn thoát khỏi một vụ việc, mà FBI cho rằng là một âm mưu ám sát vào hôm 15.9, khi ông đang chơi trên sân golf của mình ở West Palm Beach, Florida.

Châu Phi đối mặt khủng hoảng chi phí sinh hoạt
Quốc tế

Châu Phi đối mặt khủng hoảng chi phí sinh hoạt

Trong khi lạm phát đã phần nào được kiểm soát ở các nền kinh tế phát triển, thì châu Phi vẫn đối mặt với tình trạng chi phí sinh hoạt cao cố hữu do giá lương thực tăng, người dân ngày càng khó kiếm việc làm. Những vấn đề này đã gây ra các làn sóng biểu tình ở Nigeria và Kenya trong những tháng gần đây.

Có nên tăng tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp?
Nghị viện thế giới

Có nên tăng tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp?

Tỷ lệ đóng góp vào quỹ hưu trí theo luật định của người sử dụng lao động tại Trung Quốc vẫn tương đối cao. Biện pháp hạ tỷ lệ đóng góp có thể là giải pháp để giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp nhưng lại làm gia tăng gánh nặng đối với quỹ hưu trí.

Bao phủ toàn dân bằng hệ thống ba trụ cột
Nghị viện thế giới

Bao phủ toàn dân bằng hệ thống ba trụ cột

Trong hơn ba thập kỷ, Trung Quốc đã nỗ lực chuyển đổi từ mô hình kinh tế kế hoạch cũ, nơi lương hưu được trả và bảo đảm hoàn toàn thông qua các doanh nghiệp nhà nước, sang mô hình phù hợp với thị trường. Hiện tại, Trung Quốc thúc đẩy mô hình hưu trí ba trụ cột, bao gồm hệ thống lương hưu cơ bản do nhà nước lãnh đạo; chương trình lương hưu tự nguyện của người lao động từ người sử dụng lao động; chương trình lương hưu tự nguyện của cá nhân.