Tổng thống Mỹ công bố kế hoạch giảm nợ cho sinh viên

Bước đi củng cố niềm tin cử tri trẻ

Tổng thống Joe Biden đã công bố 5 hành động lớn nhằm tiếp tục giảm nợ sinh viên cho 277.000 người. Quyết định này sẽ nâng tổng số tiền giảm nợ đã được chính quyền Biden - Harris phê duyệt lên 153 tỷ USD cho 4,3 triệu người Mỹ thông qua nhiều chương trình khác nhau.

Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố kế hoạch giảm nợ cho sinh viên. Ảnh: The Guardien
Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố kế hoạch giảm nợ cho sinh viên. Ảnh: The Guardien

Nỗ lực với quy mô lớn hơn 

Tại Mỹ, ngoài các khoản nợ thường có như mua nhà, mua xe thì hàng trăm triệu người còn gánh trên lưng một khoản nợ rất lớn khác đó là nợ sinh viên. Tức là khoản vay chính phủ, vay ngân hàng để trang trải học phí từ hồi họ còn là những sinh viên đại học. Theo số liệu mới nhất, quý IV năm ngoái, tổng món nợ này tại Mỹ đã lên tới 1,6 nghìn tỷ USD. Và đây là loại hình vay nợ phổ biến nhất - phổ biến hơn cả nợ tín dụng. Mới đây, trong chiến dịch tranh cử của mình, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố những cam kết chính sách nhằm xóa bỏ một phần của khoản nợ này, với mục đích giúp giảm gánh nặng tài chính cho hàng triệu người Mỹ.

Trong chiến dịch vận động tranh cử tại bang Wisconsin, Tổng thống Joe Biden đã công bố 5 hành động lớn nhằm tiếp tục giảm nợ sinh viên. Hành động đầu tiên của kế hoạch xóa nợ khoản vay là hủy bỏ khoản “lãi suất vượt mức” lên tới 20.000 USD đối với những người nợ nhiều hơn số tiền họ vay ban đầu. Đối với những người Mỹ có thu nhập thấp và trung bình đăng ký tham gia chương trình SAVE của ông Biden, toàn bộ số tiền mà số dư của họ đã tăng lên kể từ khi bắt đầu trả nợ sẽ bị hủy.

Thứ hai, chính quyền của Tổng thống Joe Biden có kế hoạch xóa nợ đối với những người vẫn còn nợ khoản vay sinh viên mặc dù đã trả nợ hơn 20 năm trước. Thứ ba, tự động hủy nợ sinh viên cho khoảng hai triệu người vay đủ điều kiện được xóa nợ thông qua kế hoạch SAVE và các chương trình xóa nợ khác nhưng chưa thể đăng ký. Thứ tư, hủy nợ đối với những người đi vay mà Bộ Giáo dục xác định đã bị các tổ chức hoặc chương trình lừa đảo khiến họ mất tư cách tham gia chương trình hỗ trợ sinh viên Liên bang, dẫn tới gánh những khoản vay không thể chi trả được.

Cuối cùng, Bộ Giáo dục sẽ đề xuất một quy định mới để hủy nợ sinh viên đối với những người Mỹ đang gặp khó khăn về tài chính do các chi phí như chăm sóc trẻ em hoặc chăm sóc sức khỏe khiến họ không thể trả được khoản vay. Nếu các kế hoạch được hoàn thiện, chính quyền sẽ hướng tới việc thực hiện nó sớm nhất là vào mùa thu năm 2024.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng, hiện có quá nhiều người Mỹ, đặc biệt là những người trẻ tuổi, đang phải gánh những khoản nợ để đổi lấy tấm bằng đại học. Gánh nặng từ các khoản vay thời sinh viên của người lao động và tầng lớp trung lưu đã trở nên quá nặng nề, nhiều người thậm chí không thể trả được khoản vay đó mấy chục năm sau khi tốt nghiệp. Kế hoạch này có thể giúp thay đổi cuộc sống của họ.

Học phí tại các trường đại học ở Mỹ khoảng từ 10.000 đến 70.000 USD mỗi năm. Theo ước tính của Chính phủ Mỹ, trung bình mỗi sinh viên sau khi tốt nghiệp, ngoài tấm bằng đại học, họ còn nắm trong tay khoản nợ lên tới 25.000 USD. Việc giảm gánh nặng nợ cho sinh viên Mỹ là một trong những mục tiêu mà chính quyền Tổng thống Joe Biden coi trọng trong suốt 2 năm qua.

Tổng thống Joe Biden đã và đang nỗ lực khắc phục hệ thống cho vay dành cho sinh viên nhằm bảo đảm rằng giáo dục đại học là tấm vé mang tới tương lại rộng mở, chứ không phải là rào cản và là gánh nặng. Ông cho biết thêm, việc xóa nợ không chỉ mang lại lợi ích cho người đi vay mà còn mang lại lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế.

Tiếp thêm năng lượng cho cử tri trẻ

Việc xóa nợ cho sinh viên là điều được nhiều cử tri quan tâm hàng đầu, đặc biệt là những người trẻ. Công ty nghiên cứu và tư vấn SocialSphere đã thăm dò ý kiến của 3.812 cử tri đã đăng ký, bao gồm 2.601 thế hệ Gen Z và thế hệ trẻ, vào giữa tháng 3 cho thấy, việc xóa nợ vay sinh viên là vấn đề quan trọng đối với họ trong cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội năm 2024. 

Ông Joe Biden vốn đã phải đối mặt với sự thiếu nhiệt tình của giới trẻ Mỹ hiện nay. Thế hệ này bày tỏ lo ngại rằng ông đã quá già cho một nhiệm kỳ khác, cũng như không đồng tình với các chính sách của ông.

Chính vì vậy, kế hoạch cho vay sinh viên mới nhất này sẽ mang lại sự cứu trợ cho người Mỹ vào đầu tháng 8 này, vài tuần trước cuộc tổng tuyển cử. Thời điểm đó có thể mang lại cho ông Joe Biden sự thúc đẩy cần thiết từ giới trẻ.

Tổng thống Joe biden đã đến Madison, Wisconsin để công bố kế hoạch này. Ngoài ra, ông cũng dự kiến ​​sẽ gặp những người đã được hưởng lợi từ việc xóa các khoản vay dành cho sinh viên.

Thách thức trước mắt

Kế hoạch xóa nợ cho sinh viên được Tổng thống Joe Biden đưa ra năm 2022 với chi phí ước tính khoảng 400 tỷ USD. Theo kế hoạch này, chính phủ sẽ xóa nợ lên tới 20.000 USD cho những người có mức thu nhập dưới 125.000 USD/năm. Tuy nhiên, Tòa án Tối cao Mỹ hồi tháng 6.2023 đã ra phán quyết ngăn chặn việc triển khai kế hoạch này. Sau đó, ông Joe Biden cam kết tìm biện pháp khác để giải quyết vấn đề nợ sinh viên nói trên.

Để thực hiện cam kết của mình, ông Joe Biden cho biết, kế hoạch mới này dựa trên một luật khác để giảm nợ cho sinh viên vay tiền. Kế hoạch trước đó dựa trên Đạo luật Giải pháp Khẩn cấp Omnibus Phục hồi Kinh tế và Sức khỏe, hay còn gọi là Đạo luật HEROES - một gói kích thích thời kỳ đại dịch Covid-19. Và kế hoạch mới sẽ chuyển sang dựa trên Đạo luật Giáo dục Đại học, qua đó cho phép Bộ trưởng Giáo dục "thỏa hiệp, từ bỏ hoặc giải phóng" các khoản vay liên bang dành cho sinh viên. Thông qua cơ chế này, chính quyền của ông Joe Biden có thể đẩy nhanh việc xóa bỏ các khoản vay dành cho sinh viên, dự kiến bắt đầu hủy các khoản nợ vào cuối năm nay.

Hơn nữa, Bộ Giáo dục cũng có kế hoạch đưa ra đề xuất chính thức trong những tháng tới, và sẽ dành khoảng 2 tháng để lấy ý kiến công chúng. Nếu được hoàn thiện trước ngày 1.11, kế hoạch dự kiến sẽ có hiệu lực vào tháng 7.2025.

Các chuyên gia cho rằng, mặc dù có những biện pháp thay thế hợp lý, nhưng kế hoạch mới chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thách thức tại toà án. Theo đó, Đảng Cộng hòa đã nhiều lần phản đối kế hoạch xóa các khoản vay dành cho sinh viên của ông Joe Biden, và cho rằng đó là một lợi ích không công bằng dành cho những người nộp thuế đã trả các khoản vay hoặc không học đại học. Ngoài ra, Tòa án Tối cao đã nêu rõ rằng, việc hủy bỏ khoản vay trên diện rộng phải đến từ Quốc hội.

Ngày 10.4 vừa qua, 7 bang, dẫn đầu là Missouri, đã đệ đơn kiện liên bang về Kế hoạch SAVE của ông Joe Biden. Và tháng trước, Tổng Chưởng lý ở 11 bang, dẫn đầu là Kansas, cũng đã trình đơn kiện về kế hoạch giảm nợ. Theo đó, nếu kế hoạch mới này của ông Joe Biden tiếp tục phải đối mặt với một vụ kiện khác, tòa án có thể ra lệnh cho chính quyền tạm dừng kế hoạch cho đến khi các vấn đề pháp lý được giải quyết. Kịch bản đó có thể khiến kế hoạch bị trì hoãn sau cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11.

Quốc tế

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Việt Nam và các nước

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Trang thông tin của Quốc hội Armenia - parliament.am đã đưa tin đậm nét về các hoạt động của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm trưởng đoàn đang ở thăm Armenia, ngay từ khi đoàn đặt chân tới sân bay quốc tế Zvartnots, ở Thủ đô Yerevan của Armenia.

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng
Thế giới 24h

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng

Singapore đã thắt chặt giám sát theo quy định đối với lĩnh vực vận tải của mình bằng cách chỉ định 17 doanh nghiệp là các doanh nghiệp quan trọng phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn của Chính phủ. Luật Các doanh nghiệp vận tải quan trọng, có hiệu lực từ đầu tháng 4, nhằm mục đích bảo vệ các dịch vụ vận tải thiết yếu khỏi các mối đe dọa tiềm ẩn do "các tác nhân độc hại" gây ra.

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai
Thế giới 24h

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai

Tổng thống Donald Trump hôm 2.4 tuyên bố áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ, trong đó ông sẽ áp mức thuế đối ứng 46% đối với 90% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, cao thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ, chỉ sau Campuchia (mức thuế 49% đối với 97% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ).

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới 24h

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ

Sau nhiều tuần dự đoán, cuối cùng Tổng thống Donald Trump đã chính thức hiện thực hóa lời đe dọa áp thuế quan đối ứng vào ngày 2.4 (giờ Mỹ) với mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và mức thuế cao hơn đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ.

Phản ứng của các nước trước thông báo áp thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới 24h

Phản ứng của các nước trước thông báo áp thuế đối ứng của Mỹ

Trong thông báo tại Vườn Hồng, Trump cho biết ông sẽ áp dụng mức thuế quan cao đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại đáng kể với Hoa Kỳ trong khi áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia để ứng phó với tình trạng ông gọi là trường hợp khẩn cấp về kinh tế. Một số nước phản ứng gay gắt và đe dọa trả đũa trong khi phần lớn các nước phản ứng thận trọng trước tuyên bố này.

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”
Thế giới 24h

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi Trung Quốc và Ấn Độ tăng cường hợp tác, so sánh mối quan hệ của họ với "vũ điệu giữa Rồng và Voi”. Tuyên bố trên được đưa ra khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trao đổi điện mừng với người đồng cấp Ấn Độ, Tổng thống Drupadi Murmu, nhân dịp hai nước kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực
Thế giới 24h

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực

Luật Các biện pháp khẩn cấp về cung cấp lương thực của Nhật Bản đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1.4 nhằm ổn định thị trường lương thực trong nước. Có hiệu lực từ ngày 1.4, Luật yêu cầu nông dân phải nộp kế hoạch chi tiết để tăng sản lượng các loại thực phẩm thiết yếu như gạo nếu nguồn cung trong nước giảm và giá cả tăng vọt. Phản ứng này được đưa ra vào thời điểm giá lương thực, thực phẩm trong nước tăng mạnh do nhiều yếu tố toàn cầu và môi trường.

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng
Thế giới 24h

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng

Ngày 1.4, Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich đã ký một chỉ thị bãi bỏ toàn bộ thuế quan còn lại đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ có hiệu lực ngay lập tức. Biện pháp này được công bố một ngày khi chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng thuế đối ứng đối với các đối tác thương mại trên thế giới.

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu
Thế giới 24h

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu

Chính phủ Thái Lan đã ra lệnh điều tra mở rộng đối với nhà thầu xây dựng Trung Quốc chịu trách nhiệm xây dựng tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO), tòa nhà duy nhất bị sập ở Bangkok trong vụ động đất hôm 28.3 ảnh hưởng từ Myanmar cũng như nhà máy sản xuất vật liệu cho tòa nhà này sau khi phát hiện thép sử dụng trong xây dựng tòa nhà không đạt chất lượng.

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu
Quốc tế

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu

Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch tham vọng mang tên Liên minh Tiết kiệm và Đầu tư (SIU) - một sáng kiến ​​quan trọng nhằm cải thiện cách hệ thống tài chính EU chuyển hướng tiết kiệm sang đầu tư hiệu quả. Thông qua kế hoạch này, EU kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng, khắc phục tình trạng trì trệ và giảm phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài.

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử
Thế giới 24h

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử

Chủ tịch Đảng Tập hợp dân tộc (RN) cực hữu Marine Le Pen cho rằng phán quyết của tòa cấm bà tranh cử là mang động cơ chính trị. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi một tòa án kết tội bà 4 năm tù treo vì tội biển thủ công quỹ và cấm bà tranh cử trong vòng 5 năm. Điều này đồng nghĩa với việc bà sẽ không thể tham gia tranh cử tổng thống vào năm 2027.

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?
Thế giới 24h

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?

Thuế quan của Donald Trump có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của EU và đẩy lạm phát lên cao, đặt ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Trong khi thương mại chậm lại và giá cả tăng, một số nhà kinh tế cho rằng việc cắt giảm lãi suất có thể là lựa chọn phù hợp, miễn là kỳ vọng lạm phát vẫn được duy trì.

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại
Nghị viện thế giới

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại

Xây dựng nhà nước pháp quyền là một quá trình phức tạp. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ XXI, một chân lý đã được khẳng định: một quốc gia sẽ không thể có nền dân chủ hoàn chỉnh nếu không có một quốc hội được trao toàn quyền. Ngày nay, Uzbekistan đang thực hiện những cải cách nhất quán để phát triển các thể chế dân chủ trên cơ sở đẩy mạnh vai trò của Quốc hội. Sự phát triển của chế độ nghị viện ở Uzbekistan có những nét đặc thù, là sự gặp gỡ giữa bản sắc dân tộc và các nguyên tắc dân chủ phổ quát.

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội
Nghị viện thế giới

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội

Với chủ đề bao trùm “Hành động của nghị viện vì sự phát triển và công bằng xã hội”, Đại hội đồng lần thứ 150 của IPU sẽ tập trung làm rõ những cam kết của nghị viện nhằm thúc đẩy các mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm việc làm, thúc đẩy hòa nhập xã hội và tăng cường sự tham gia của các nhóm thiểu số vào quá trình ra quyết định.