Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết số 23-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Vùng Tây Nguyên

* Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng dự và chủ trì Hội nghị

Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết số 23-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Vùng Tây Nguyên -4
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đến dự hội nghị. Ảnh: Trí Dũng

Sáng nay, 14.10, Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở Vùng Tây Nguyên. Đây là Hội nghị có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt, cả về lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp đổi mới, phát triển nhanh, bền vững vùng Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.

Dự và chủ trì có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng.

Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết số 23-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Vùng Tây Nguyên -8
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu dự đến dự hội nghị. Ảnh: Trí Dũng

Tham dự có các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố Vùng Tây Nguyên với khoảng 2.700 đại biểu tham dự trực tiếp và trực tuyến tại các điểm cầu.

Phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế

Ngày 6.10.2022, Bộ Chính trị khóa XIII đã chính thức ban hành Nghị quyết về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở Vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 23).

Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh báo cáo những nội dung chủ yếu Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị và dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh báo cáo của Kế hoạch hành động của Đoàn đoàn Quốc hội thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị.

Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết số 23-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Vùng Tây Nguyên -5
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng chủ trì hội nghị. Ảnh: Trí Dũng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Cả nước vì Tây Nguyên, Tây Nguyên vượt khó vươn lên cùng cả nước và vì cả nước!
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Trí Dũng

Vùng Tây Nguyên có 5 tỉnh, xếp thứ tự từ Bắc vào Nam gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng; phía Bắc và phía Đông giáp 6 tỉnh duyên hải miền Trung từ Quảng Nam đến Bình Thuận; phía Nam giáp các tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận; phía Tây giáp tỉnh Bình Phước và hai nước bạn Lào, Campuchia; với diện tích tự nhiên là 54.548 km2, chiếm 1/6 diện tích tự nhiên của cả nước; với khí hậu, thổ nhưỡng và nhiều tài nguyên, khoáng sản quý hiếm mà không nơi nào có được; đặc biệt là khoảng 1 triệu ha đất đỏ bazan màu mỡ, hơn 3 triệu ha rừng, chiếm 35,7% diện tích rừng cả nước, và khoảng 10 tỉ tấn trữ lượng boxit, chiếm 90% trữ lượng boxit cả nước. Tây Nguyên được biết đến như là một vùng đất huyền thoại, là nơi cùng sinh sống của gần 6 triệu người thuộc tất cả 53/53 dân tộc anh em cả nước, trong đó có 52 dân tộc thiểu số, với gần 2,2 triệu người, chiếm hơn 37,5% dân số toàn vùng; lâu đời và đông nhất là đồng bào Ê đê, Mnông, Giarai, Bana.... Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên có truyền thống đoàn kết, đấu tranh cách mạng rất kiên cường; có nền văn hóa dân tộc vừa đa dạng, phong phú, vừa có nhiều nét đặc sắc riêng. Trong kho tàng văn hóa phong phú của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, bên cạnh những giá trị lịch sử, văn hóa vật thể và phi vật thể vô giá như cồng chiêng, rượu cần, đàn Tơrưng... thì không thể không nhắc đến giá trị của sử thi, đặc biệt là sử thi Đam San. Đây là một địa bàn địa chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước, thuộc tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia; là "phên dậu phía Tây của Tổ quốc", là "nóc nhà của Đông Dương". Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chiến thắng Buôn Mê Thuột - Tây Nguyên đã mở đầu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy "Mùa xuân đại thắng" với Chiến dịch "Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975".

Xuất phát từ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của Vùng đất Tây Nguyên, ngày 18.1.2002, Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW; Bộ Chính trị khóa XI đã tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW và ban hành Kết luận số 12-KL/TW, ngày 24.10.2011 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2010 và thời kỳ 2011 - 2020. Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết và Kết luận của Bộ Chính trị khóa IX và khóa XI, các địa phương trong Vùng đã nhận thức ngày càng sáng rõ hơn về vai trò, vị trí, tầm quan trọng và khai thác tốt hơn các tiềm năng, lợi thế của Vùng Tây Nguyên. Hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, được quan tâm đầu tư, giúp cải thiện đáng kể sự kết nối giữa các tỉnh trong Vùng, và giữa Vùng với cả nước. Một số địa phương đã có sự phát triển bứt phá, tạo nên những điểm sáng trong Vùng và cả nước. Toàn Vùng đã đạt được nhiều kết quả, thành tích quan trọng như đã nêu trong Nghị quyết của Bộ Chính trị và Báo cáo của Ban cán sự đảng Chính phủ.

Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết số 23-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Vùng Tây Nguyên -0
Các điểm cầu trực tuyến tại các ban, bộ, ngành cùng các địa phương. Ảnh: Trí Dũng

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả, thành tích đã đạt được, vùng Tây Nguyên hiện vẫn còn không ít những khó khăn, thách thức lớn: Phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; tốc độ tăng trưởng kinh tế thiếu bền vững, có xu hướng chậm lại. Thu nhập bình quân đầu người thấp nhất cả nước. Khoảng cách giàu - nghèo giữa các nhóm dân tộc, nhất là của nhóm các dân tộc bản địa, chậm được thu hẹp. Giảm nghèo chưa bền vững; số hộ nghèo và cận nghèo còn nhiều, nguy cơ tái nghèo còn cao; tỉ lệ xã đạt chuẩn "Nông thôn mới" còn thấp. Tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở của đồng bào dân tộc thiểu số chậm được giải quyết. Công tác xử lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường còn bất cập. Tỉ lệ che phủ rừng giảm mạnh và không đạt mục tiêu đề ra; rừng tự nhiên suy giảm cả về diện tích và chất lượng. Nguồn nước có nguy cơ suy giảm. Nhiều di sản văn hóa dân tộc đang đứng trước nguy cơ bị mai một, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển. Khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo chưa được chú trọng. Giáo dục - đào tạo chuyển biến còn chậm; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp. Công tác chăm sóc sức khỏe, dịch vụ y tế cơ bản còn thấp so với mức trung bình của cả nước. An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, vấn đề tôn giáo, dân tộc vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp; công tác phân giới cắm mốc biên giới chưa hoàn thành. Liên kết nội vùng và liên vùng chưa chặt chẽ, còn hình thức. Mạng lưới kết cấu hạ tầng vùng, liên vùng thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu cho phát triển.

Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết số 23-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Vùng Tây Nguyên -6
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Trí Dũng

Thực tế trên đây đã đặt ra yêu cầu phải khẩn trương và nghiêm túc tiến hành tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX; Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XI và nghiên cứu xây dựng, ban hành Nghị quyết mới về vấn đề đặc biệt quan trọng này. Đây cũng là việc làm hết sức có ý nghĩa và cần thiết, thể hiện trách nhiệm của toàn Đảng và cả nước đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên - vùng đất cách mạng, anh hùng, có nhiều đóng góp to lớn trong công cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, đúng với truyền thống đoàn kết, thủy chung, nghĩa tình của Dân tộc Việt Nam ta.

Thể hiện rõ tinh thần đổi mới, quyết tâm cao tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn về phát triển vùng Tây Nguyên trong thời kỳ chiến lược mới

Nghị quyết của Bộ Chính trị lần này có 3 điểm mới đáng chú ý.

Về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, Nghị quyết lần này đã kế thừa, bổ sung, phát triển 4 quan điểm của Nghị quyết số 10-NQ/TW thành 5 quan điểm chỉ đạo mới, phù hợp với bối cảnh, tình hình mới. Ở đây có nhiều nội dung thể hiện rất rõ tinh thần đổi mới, quyết tâm rất cao của Đảng ta tại Đại hội XIII, quyết tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về phát triển vùng Tây Nguyên trong thời kỳ chiến lược mới.

Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết số 23-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Vùng Tây Nguyên -1
Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Trí Dũng

Bộ Chính trị yêu cầu, cần phải nhận thức rõ: Vùng Tây Nguyên là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái, quốc phòng - an ninh và đối ngoại của cả nước. Phát triển Tây Nguyên nhanh, bền vững là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, và là nhiệm vụ quan trọng của cả nước, trước hết là của các địa phương trong Vùng và vùng Duyên hải miền Trung, vùng Đông Nam Bộ. Xây dựng và phát triển vùng Tây Nguyên phải kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, gắn kết chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng - an ninh và tăng cường công tác đối ngoại. Lấy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội làm nền tảng cho việc giữ vững quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị - xã hội.

Phát triển vùng Tây Nguyên phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, bảo đảm thống nhất với hệ thống quy hoạch quốc gia, phù hợp với chiến lược quốc gia về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế vùng gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số. Chú trọng khôi phục, phát triển rừng gắn với giữ vững, bảo vệ rừng, ổn định và nâng cao đời sống, sinh kế của người dân gắn với rừng. Ổn định dân cư và tạo việc làm tại chỗ cho người dân gắn bó với quê hương. Ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến nông sản; phát triển bền vững công nghiệp khai thác, chế biến bauxit, alumin, công nghiệp chế biến nhôm; phát triển các trung tâm du lịch lớn, hình thành các tuyến du lịch chuyên đề gắn với bản sắc văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên.

Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết số 23-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Vùng Tây Nguyên -2
Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Trí Dũng

Đẩy mạnh liên kết vùng, nội vùng; lấy quy hoạch làm cơ sở quản lý phát triển vùng. Phát triển vùng Tây Nguyên theo hướng liên kết chặt chẽ với vùng Duyên hải miền Trung và vùng Đông Nam Bộ; lấy việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng số làm động lực, tạo dư địa cho sự phát triển Vùng. Đẩy nhanh kết nối với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, với các nước trong khu vực Tiểu vùng sông Mekong, nhất là trong khuôn khổ Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng, khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia và các nước ASEAN. Đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền phù hợp với năng lực và điều kiện thực tế của từng địa phương. Có cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp để phát huy tiềm năng, lợi thế của Vùng. Nghiên cứu, xây dựng cơ chế liên kết và điều phối để phát triển Vùng có hiệu lực, hiệu quả. Khai thác và sử dụng có hiệu quả các tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên rừng, đất đai, nguồn nước; huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả nguồn lực, trong đó nội lực là yếu tố quyết định, ngoại lực là quan trọng, đột phá.

Xây dựng nền văn hóa Tây Nguyên tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng, tôn trọng các giá trị văn hóa khác biệt giữa các dân tộc, coi đây là động lực, nền tảng cho phát triển và hội nhập quốc tế. Ưu tiên giữ gìn, bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hóa, giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số, nhất là các lễ hội truyền thống, không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên. Đẩy mạnh việc xây dựng nông thôn mới. Giải quyết căn bản vấn đề đất ở, đất sản xuất và việc khiếu kiện, tranh chấp đất đai, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Giảm tỉ lệ hộ nghèo, ổn định dân cư, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng sâu, vùng xa. Bảo đảm mọi người dân đều được chăm sóc sức khỏe, tiếp cận với giáo dục, dịch vụ y tế có chất lượng. Nâng cao trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển. Tập trung bảo vệ rừng, gìn giữ môi trường đi đôi với sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm đất đai, tài nguyên, khoáng sản.

Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết số 23-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Vùng Tây Nguyên -3
Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Trí Dũng

Về mục tiêu và tầm nhìn, đây là một nội dung và yêu cầu hoàn toàn mới. Nếu như Nghị quyết số 37-NQ/TW và Kết luận số 12-KL/TW trước đây chỉ đề ra mục tiêu tổng quát đến năm 2020, thì Nghị quyết lần này đã xác định mục tiêu tổng quát và một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, thể hiện rõ khát vọng, ý chí và quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, nhất là cấp ủy, chính quyền và đồng bào các dân tộc trong Vùng: Phấn đấu đến năm 2030, "Tây Nguyên là vùng phát triển nhanh, bền vững dựa trên kinh tế xanh, tuần hoàn; giàu bản sắc văn hóa dân tộc, là điểm đến đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế. Phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; hình thành một số sản phẩm nông nghiệp quy mô lớn có thương hiệu quốc tế, gắn với các trung tâm chế biến. Cơ bản hình thành hạ tầng giao thông quan trọng, hạ tầng số. Hệ thống thiết chế văn hóa được nâng cấp. Giải quyết căn bản vấn đề đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện. Hệ sinh thái rừng, nhất là rừng đầu nguồn và đa dạng sinh học được bảo tồn và phát triển; an ninh nguồn nước được bảo đảm. Quốc phòng, an ninh khu vực biên giới được giữ vững; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, duy trì ổn định. Tổ chức đảng, hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết các dân tộc được củng cố, tăng cường".

Tầm nhìn đến năm 2045: "Tây Nguyên trở thành vùng phát triển bền vững, có nền kinh tế xanh, tuần hoàn; một số tỉnh trong Vùng thuộc nhóm phát triển khá của cả nước. Hệ sinh thái rừng được bảo tồn và phát triển; hình thành một số khu du lịch chất lượng cao, điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Hình thành các vùng sản xuất lớn về cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, hoa và trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước. Hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ. Phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và quốc phòng, an ninh; người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Bản sắc văn hóa được phát huy và trở thành nền tảng để phát triển. Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm vững chắc; biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển; tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường".

Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết số 23-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Vùng Tây Nguyên -7
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Trí Dũng

Về nhiệm vụ và giải pháp, Nghị quyết lần này đề ra đầy đủ, đồng bộ và mới mẻ các nhiệm vụ, giải pháp, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới, bao gồm các nhóm nhiệm vụ, giải pháp về tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng; về phát triển nhanh và bền vững kinh tế vùng; về phát triển văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị phù hợp với Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và mục tiêu, yêu cầu phát triển Tây Nguyên trong thời kỳ mới.

Các đại biểu dự Hội nghị đã nghe tham luận của đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Dân tộc và hai tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai.

Báo Đại biểu Nhân dân tiếp tục thông tin về Hội nghị quan trọng này...

Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

Tiếp tục đổi mới, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp ngang tầm công cuộc đổi mới đất nước hiện nay
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

Tiếp tục đổi mới, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp ngang tầm công cuộc đổi mới đất nước hiện nay

Sau 37 năm, công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ đất nước, xét về cả về quy mô, tính chất và chiều sâu của nó, trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, phát triển rút ngắn, mang tính lịch sử ngắn hạn, với xung lực của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong một “thế giới phẳng” và không gian “phẳng”… đất nước đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, dân tộc ta tiến những bước dài quan trọng.

“Thế trận lòng Dân” bảo vệ Tổ quốc
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

“Thế trận lòng Dân” bảo vệ Tổ quốc

TS. Nhị Lê

Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Lịch sử Việt Nam sinh ra cùng với lịch sử chiến tranh vệ quốc vĩ đại nhằm bảo vệ đất nước, thống nhất giang san đồng thời với lịch sử trường kỳ xây dựng đất nuớc độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Trong 2020 năm, Việt Nam chỉ có hơn 700 năm hòa bình, vì dân tộc Việt Nam đã phải đối mặt và trải qua mất hơn 1.300 năm chiến tranh và khởi nghĩa chống ngoại xâm, bài trừ nội xâm trong đại cuộc giữ nước. 

Chiến lược tổng thể vì con người
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

Chiến lược tổng thể vì con người

Ths. Nguyễn Đức Dũng- Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Quảng Trị

Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII với những quyết sách, chiến lược sâu sắc, toàn diện, tập trung cao nhất cho con người, vì con người và từ con người - nhân tố bảo đảm thành công của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, việc quy hoạch, bồi dưỡng, đánh giá, lựa chọn, tiến cử những con người ưu tú THẬT SỰ, có ĐẠO ĐỨC VÌ DÂN, VÌ NƯỚC là trách nhiệm cao cả và nặng nề của Trung ương và cả hệ thống chính trị.

Tạo điều kiện, cơ hội để trí thức phát triển nghề nghiệp và đóng góp cho đất nước
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

Tạo điều kiện, cơ hội để trí thức phát triển nghề nghiệp và đóng góp cho đất nước

Tại Hội nghị lần thứ 8 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất cao ban hành Nghị quyết mới của Trung ương về tiếp tục xây dựng đội ngũ trí thức nước nhà. Đánh giá cao quyết đáp này của Trung ương, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục BÙI HOÀI SƠN nhấn mạnh, bồi đắp nguyên khí quốc gia vững mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu thời đại mới là chủ trương rất đúng đắn và cần sớm cụ thể hóa bằng những chính sách cụ thể, tạo điều kiện cho đội ngũ trí thức đóng góp nhiều hơn và hiệu quả hơn cho đất nước. 

Yên Bái: Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh sơ kết 2 năm thực hiện Kết luận số 01- KL/TW của Bộ Chính trị
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

Yên Bái: Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh sơ kết 2 năm thực hiện Kết luận số 01- KL/TW của Bộ Chính trị

Ngày 15.6, Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Kết luận số 01 ngày 18.5.2021 của Bộ Chính trị và tuyên dương các mô hình, điển hình tiên tiến học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2021 – 2023; trao giải Cuộc thi viết về chủ đề "Đảng viên tốt, chi bộ kiểu mẫu" năm 2022 – 2023.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị cho ý kiến tổng kết Nghị quyết 26-NQ/TW về phát triển tỉnh Nghệ An
Chính trị

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị cho ý kiến tổng kết Nghị quyết 26-NQ/TW về phát triển tỉnh Nghệ An

Sáng 25.5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị cho ý kiến về Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 30.7.2013 của Bộ Chính trị khóa XI về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng đồng bằng sông Hồng
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng đồng bằng sông Hồng

Sáng 12.2, tại Quảng Ninh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị Triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23.11.2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và xúc tiến đầu tư vùng (Nghị quyết số 30).

NGHỊ QUYẾT của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới
Chính trị

NGHỊ QUYẾT của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới

LTS: Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 30.1.2023, về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng Đông Nam Bộ
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng Đông Nam Bộ

Sáng 26.11, tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 7.10.2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Xúc tiến đầu tư Vùng, với chủ đề “Tư duy mới - Đột phá mới - Giá trị mới”.

Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ phải là Vùng phát triển năng động, nhanh, mạnh, bền vững hơn về kinh tế biển
Sự kiện nổi bật

Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ phải là Vùng phát triển năng động, nhanh, mạnh, bền vững hơn về kinh tế biển

Đây là một trong những nội dung được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh trong phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, sáng nay, 16.11.

Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
Sự kiện nổi bật

Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

Sáng 16.11, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị quán triệt Nghị quyết 24 về phát triển vùng Đông Nam Bộ
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị quán triệt Nghị quyết 24 về phát triển vùng Đông Nam Bộ

Sáng nay, 23.10, Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự, chủ trì và phát biểu chỉ đạo.

Cùng dự và chủ trì Hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng.

VÙNG ĐÔNG NAM BỘ CẦN PHÁT HUY MẠNH MẼ HƠN NỮA TRUYỀN THỐNG ANH HÙNG, KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO, NỖ LỰC PHẤN ĐẤU, THỰC HIỆN TỐT VAI TRÒ LÀ ĐẦU TÀU PHÁT TRIỂN CỦA CẢ NƯỚC
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

VÙNG ĐÔNG NAM BỘ CẦN PHÁT HUY MẠNH MẼ HƠN NỮA TRUYỀN THỐNG ANH HÙNG, KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO, NỖ LỰC PHẤN ĐẤU, THỰC HIỆN TỐT VAI TRÒ LÀ ĐẦU TÀU PHÁT TRIỂN CỦA CẢ NƯỚC

Phát biểu củaTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Vùng Đông Nam bộ cần nỗ lực phấn đấu, thực hiện tốt vai trò đầu tàu phát triển của cả nước
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Vùng Đông Nam bộ cần nỗ lực phấn đấu, thực hiện tốt vai trò đầu tàu phát triển của cả nước

Đây là nhấn mạnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ sáng nay, 23.10.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Cả nước vì Tây Nguyên, Tây Nguyên vượt khó vươn lên cùng cả nước và vì cả nước!
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Cả nước vì Tây Nguyên, Tây Nguyên vượt khó vươn lên cùng cả nước và vì cả nước!

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh như vậy trong phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở Vùng Tây Nguyên sáng nay, 14.10.

THÔNG BÁO Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

THÔNG BÁO Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, từ ngày 3.10.2022 đến ngày 9.10.2022, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp Hội nghị lần thứ sáu để xem xét thảo luận, cho ý kiến các tờ trình, đề án, báo cáo của Bộ Chính trị liên quan một số vấn đề lớn, cơ bản và quan trọng: (1) Về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2022, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2023 - 2025; (2) Định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; (3) Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; (4) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; (5) Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị; một số công việc quan trọng khác và về công tác cán bộ.