Quy định 144 - QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

Phản ánh đầy đủ, cô đọng nhất tư tưởng Hồ Chí Minh và Cương lĩnh của Đảng ta

TS. Bùi Ngọc Thanh - Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Ngày 9.5.2024, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 144 - QĐ/TW quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới. Với 6 điều ngắn gọn, sáng rõ, Quy định số 144 chính là tấm gương soi chiếu để cán bộ, đảng viên “tự soi, tự sửa”.

Cán bộ, đảng viên phải bảo đảm chuẩn mực đạo đức xứng tầm

Nghiên cứu nội dung của Quy định, chúng ta thấy rõ Quy định 144 - QĐ/TW về Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới (Quy định) đã phản ánh đầy đủ, cô đọng nhất Tư tưởng Hồ Chí Minh và Cương lĩnh của Đảng ta, đó là “Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”; cán bộ, đảng viên phải bảo đảm chuẩn mực đạo đức xứng tầm để cùng Nhân dân giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Về tổng thể, Quy định là “tấm gương” trong sáng để từng cán bộ, đảng viên soi mình, để từ đó có chương trình, kế hoạch cụ thể giữ gìn, phát huy mặt mạnh, khắc phục yếu kém và bổ khuyết những gì cần thiết còn thiếu hụt. Sinh hoạt, học tập Quy định ở cơ sở bước đầu cho thấy, đa phần cán bộ, đảng viên về cơ bản giữ vững 4 nhiệm vụ của đảng viên theo Điều lệ Đảng. Còn theo Luật Cán bộ, công chức thì đa số cán bộ, công chức thực hiện đúng 4 nghĩa vụ đối với Đảng, Nhà nước và Nhân dân, 6 nghĩa vụ trong thi hành công vụ, 6 nghĩa vụ của người đứng đầu. Dẫu vậy, khi đối chiếu, so sánh với chuẩn mực của Quy định, thì tất cả đều còn phải phấn đấu thường xuyên, liên tục và quyết liệt hơn nữa.

IMG_3737.jpeg
Quang cảnh Hội nghị toàn quốc quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW và Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 9.7. Ảnh: Hồ Long

Theo Nghị quyết số 21-NQ/TW Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII thì, “Phần lớn đội ngũ đảng viên luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, có ý thức rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, tự phê bình và phê bình, tiên phong, gương mẫu, xây dựng mối quan hệ mật thiết với Nhân dân”(*).

Nhưng đồng thời, Nghị quyết cũng chỉ rõ những khuyết điểm, tồn tại, “Một bộ phận đảng viên năng lực, trình độ, trách nhiệm chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; phai nhạt lý tưởng cách mạng, thiếu bản lĩnh chính trị, đấu tranh tự phê bình và phê bình yếu; tinh thần trách nhiệm, ý chí phấn đấu giảm sút; chưa gương mẫu, sống thực dụng; suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, vi phạm nguyên tắc, kỷ luật đảng, vi phạm pháp luật”(*).

Từ đó đã dẫn đến một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gồm cả cán bộ lãnh đạo cấp cao bị tha hóa quyền lực, tham nhũng, suy thoái đạo đức, lối sống đã phải chịu kỷ luật, một số người rơi vào vòng lao lý...

Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là, “Nhận thức của một số cấp ủy, một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa sâu sắc, toàn diện về vai trò, vị trí, yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên... Một số tổ chức cơ sở đảng buông lỏng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, chưa nắm chắc diễn biến tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của đảng viên; đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên còn biểu hiện nể nang, hình thức, nặng về thành tích...”(*).

Trước thực trạng nêu trên, nội dung của Quy định chính là lời cảnh tỉnh đối với tất cả các cán bộ, đảng viên yếu kém; nhắc nhở toàn thể 5,4 triệu đảng viên đang sinh hoạt trong 52,3 nghìn tổ chức cơ sở đảng. Về tâm lý, trong giai đoạn mới, không ai muốn tiếp tục bị đánh giá là yếu kém như Nghị quyết 21-NQ/TW đã chỉ rõ, mà chắc chắn rằng, bước vào giai đoạn mới của công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tất cả cán bộ, đảng viên đều phải nghiêm túc, thường xuyên soi rọi vào Quy định để “sửa mình”, nâng tầm trí tuệ, năng lực bản thân và nâng lên mức độ tín nhiệm để có thể hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.

Thực tiễn kết quả công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua cho thấy: sự chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả cao, tạo bước đột phá đã khẳng định quyết tâm rất cao của Đảng và Nhà nước, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không chịu sức ép của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã trở thành xu thế của toàn xã hội. Đúng như cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói, “cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy…”. Trong “dòng thác cách mạng” này, không thể có ai đứng ngoài cuộc mà bắt buộc phải chuyển mình.

Căn cứ cơ bản để lựa chọn nhân sự

Có thể nói, Quy định chính là nội dung căn bản của công tác cán bộ nói chung và của việc lựa chọn nhân sự nói riêng. Bởi lẽ, đầu vào - tuyển dụng là phải xem xét đến các chuẩn mực của Quy định đối với nhân sự được tuyển dụng, đặc biệt là chuẩn mực chính trị, tiếp đó là chuẩn mực về bản lĩnh và năng lực thực sự của người được tuyển dụng có đáp ứng được vị trí việc làm hay không? Các công đoạn đánh giá cán bộ sau một thời gian công tác, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, thăng cấp để đảm nhiệm công việc lớn hơn, luân chuyển cán bộ để mở rộng tầm nhìn công việc... càng phải căn cứ đầy đủ vào 5 nhóm chuẩn mực của Quy định.

Đặc biệt, Quy định được ban hành vào thời điểm các cấp ủy Đảng bắt đầu chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV nên nội dung của Quy định chính là căn cứ cực kỳ quan trọng trong việc lựa chọn nhân sự vào cơ quan lãnh đạo các cấp từ địa phương đến Trung ương nhiệm kỳ mới.

Đầu tiên là phải kiên quyết khắc phục cho được tình trạng mà Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII đã chỉ rõ, “Một bộ phận đảng viên... phai nhạt lý tưởng cách mạng, thiếu bản lĩnh chính trị, đấu tranh tự phê bình và phê bình yếu; tinh thần trách nhiệm, ý chí phấn đấu giảm sút; chưa gương mẫu, sống thực dụng; suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, vi phạm nguyên tắc, kỷ luật đảng, vi phạm pháp luật”...(*). Lúc này, nếu ai còn có một trong những biểu hiện đó, nhất thiết không đưa vào diện cơ cấu cấp ủy khóa mới cho dù đã có quy hoạch.

5 điều về nội dung bao gồm 19 khoản của Quy định đã bao quát đầy đủ những vấn đề cơ bản để “ráp vào” đánh giá, nhận xét một con người cụ thể. Tiếp đó là trình tự điều, khoản rất hợp lý, logic.

Đầu tiên đối với một cán bộ, đảng viên, hơn thế nữa - là người tham gia công tác lãnh đạo, quản lý trong nhiệm kỳ mới, phải là người có phẩm chất chính trị tuyệt đối vững vàng: suốt đời phấn đấu cho mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng; tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với sự nghiệp cách mạng của Đảng; hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân; kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên quyết, kiên trì bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Bài học thực tiễn cho thấy, khi đối mặt với lợi ích thì chủ nghĩa cá nhân mới bộc lộ dần ra, thậm chí “bật ra” tức thời. Qua công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở nhiệm kỳ này và kết quả công tác kiểm tra, thanh tra đã phát hiện không ít cán bộ, đảng viên nắm giữ các chức danh lãnh đạo vi phạm nghiêm trọng quy định về những điều đảng viên không được làm.

Đơn cử, những định tính của cán bộ, đảng viên bản lĩnh, đổi mới, sáng tạo, hội nhậpcần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư được quy định ở Điều 2 và Điều 3 của Quy định 144-QĐ/TW là những tính chất căn bản cần thiết và cần có của cán bộ, đảng viên nói chung; nhất thiết phải có và có ở một tầm cao hơn đối với người lãnh đạo, quản lý nói riêng. Người lãnh đạo, quản lý, trước hết là người đứng đầu nhất thiết phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, có năng lực nổi trội, có uy tín cao và thực sự tiên phong gương mẫu, là hạt nhân đoàn kết. Trong điều kiện xã hội số, nền kinh tế số..., người lãnh đạo, quản lý phải có "7 dám" mà Đảng ta đã khẳng định và thực thi có hiệu quả cao nhất "7 dám", đó là: dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và dám hành động vì lợi ích chung. Đó cũng là những tiêu chí cụ thể để lựa chọn nhân sự có năng lực nổi trội vào cấp ủy các cấp nhiệm kỳ tới.

Ở nhóm chuẩn mực thứ tư (Điều 4), khả năng đoàn kết được coi là một điểm nhấn chuẩn mực rất quan trọng, đặc biệt là đối với người lãnh đạo, quản lý. Bởi Đảng ta luôn xác định đoàn kết là giá trị cốt lõi, đại đoàn kết dân tộc là đường lối chiến lược, là cội nguồn sức mạnh, là động lực chủ yếu của cách mạng, có ý nghĩa quyết định mọi thắng lợi trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Trong các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thuật ngữ “đoàn kết” có tần suất xuất hiện hơn 2.000 lần và cụm từ “Đại đoàn kết” được Người sử dụng hơn 80 lần. Trước lúc đi xa, Người vẫn tha thiết căn dặn “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của Nhân dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Sự đoàn kết (trong Đảng và toàn dân) có vai trò lớn lao cao cả như thế nên đoàn kết đã trở thành một chuẩn mực cực kỳ quan trọng đối với cán bộ, đảng viên, nhất là đối với người lãnh đạo, quản lý, đặc biệt là người đứng đầu. Việc cơ cấu, lựa chọn người vào cấp ủy nhiệm kỳ mới, đặc biệt là nhân sự cấp cao - cấp chiến lược phải được soi xét hết sức cẩn thận, kỹ lưỡng chuẩn mực đoàn kết.

Nhóm chuẩn mực thứ năm (Điều 5) thể hiện rõ nét gương mặt của người cán bộ, đảng viên. Hình ảnh người lãnh đạo, quản lý thường “rực sáng” hay “lịm đi” trước quần chúng phụ thuộc vào những điều thường nhật rất quan trọng, đó là người cán bộ, đảng viên đó có gương mẫu trong công việc, trong sinh hoạt ở đơn vị công tác hay không? Có khiêm tốn, hòa nhập trong tập thể hay không? Nếu người lãnh đạo gương mẫu, hăng hái trong thực thi công vụ, hòa nhập trong sinh hoạt cơ quan thì theo “tính quy luật tâm lý lan truyền”, những gì tốt đẹp của Thủ trưởng sẽ dần dần lan tỏa sang các đơn vị, các cán bộ, đảng viên trong toàn cơ quan. Còn ở chiều ngược lại sẽ rất nguy hại! Với lý lẽ đó, việc xem xét cơ cấu người vào cấp ủy khóa sau cần phải được chú ý đầy đủ, toàn diện và rất thực chất (chọn được người có uy tín thật sự chứ không phải uy tín giả tạo; chọn người tài chứ không phải cài người thân)...

Quy định 144-QĐ/TW cô đọng, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ, được ban hành đúng lúc, đang phát huy tác dụng nhiều mặt. Qua học tập, thảo luận ở cơ sở cho thấy, chẳng những là tấm gương soi chiếu để cán bộ, đảng viên “tự soi, tự sửa” mà Quy định còn là thước đo đạo đức, phẩm chất cách mạng của cán bộ, đảng viên; là tiêu chí để lựa chọn cấp ủy các cấp ở mỗi khóa. Đặc biệt, đây chính là nền tảng cơ bản để xây dựng đạo đức công vụ, tuyển chọn, sử dụng, đánh giá cán bộ và còn là căn cứ rõ ràng để Nhân dân tham gia giám sát hoạt động của cán bộ, đảng viên.

(*) Xem Nghị quyết số 21-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ngày 16.6.2022 về Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và nâng cao chất lượng đảng viên trong giai đoạn mới.

Quy định số 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới, gồm 6 điều.

Cụ thể: “Điều 1. Yêu nước, tôn trọng Nhân dân, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc. Đây là chuẩn mực về nhiệm vụ, trách nhiệm tối thượng, là lý tưởng cách mạng của mỗi cán bộ, đảng viên.

Điều 2. Bản lĩnh, đổi mới, sáng tạo, hội nhập. Đây là yêu cầu chuẩn mực về năng lực, cấp độ, trình dộ và ý chí của cán bộ, đảng viên. Đồng thời là “công cụ” để thực thi có hiệu quả nhiệm vụ tối thượng.

Điều 3. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư;

Điều 4. Đoàn kết, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm. Đây là chuẩn mực về đức tính, về bản chất của người cán bộ, đảng viên. Bản chất và đức tính ấy giúp cho cán bộ, đảng viên tập hợp được lực lượng, thu phục được nhân tâm để góp phần thực hiện tốt nhất nhiệm vụ cách mạng.

Điều 5. Gương mẫu, khiêm tốn, tu dưỡng rèn luyện, học tập suốt đời. Đây là chuẩn mực về “hình mẫu”, diện mạo của người cán bộ, đảng viên trước quần chúng, Nhân dân và cũng là phương châm, là cuộc sống khiêm nhường, giản dị của người cán bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Điều 6. Tổ chức thực hiện. Điều này nói rõ, phải nghiêm túc tổ chức thực hiện tới từng chi bộ, thấm đến từng cán bộ, đảng viên và định kỳ tổng kết, sơ kết, báo cáo cấp có thẩm quyền”.

Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

Tiếp tục đổi mới, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp ngang tầm công cuộc đổi mới đất nước hiện nay
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

Tiếp tục đổi mới, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp ngang tầm công cuộc đổi mới đất nước hiện nay

Sau 37 năm, công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ đất nước, xét về cả về quy mô, tính chất và chiều sâu của nó, trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, phát triển rút ngắn, mang tính lịch sử ngắn hạn, với xung lực của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong một “thế giới phẳng” và không gian “phẳng”… đất nước đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, dân tộc ta tiến những bước dài quan trọng.

“Thế trận lòng Dân” bảo vệ Tổ quốc
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

“Thế trận lòng Dân” bảo vệ Tổ quốc

TS. Nhị Lê

Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Lịch sử Việt Nam sinh ra cùng với lịch sử chiến tranh vệ quốc vĩ đại nhằm bảo vệ đất nước, thống nhất giang san đồng thời với lịch sử trường kỳ xây dựng đất nuớc độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Trong 2020 năm, Việt Nam chỉ có hơn 700 năm hòa bình, vì dân tộc Việt Nam đã phải đối mặt và trải qua mất hơn 1.300 năm chiến tranh và khởi nghĩa chống ngoại xâm, bài trừ nội xâm trong đại cuộc giữ nước. 

Chiến lược tổng thể vì con người
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

Chiến lược tổng thể vì con người

Ths. Nguyễn Đức Dũng- Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Quảng Trị

Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII với những quyết sách, chiến lược sâu sắc, toàn diện, tập trung cao nhất cho con người, vì con người và từ con người - nhân tố bảo đảm thành công của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, việc quy hoạch, bồi dưỡng, đánh giá, lựa chọn, tiến cử những con người ưu tú THẬT SỰ, có ĐẠO ĐỨC VÌ DÂN, VÌ NƯỚC là trách nhiệm cao cả và nặng nề của Trung ương và cả hệ thống chính trị.

Tạo điều kiện, cơ hội để trí thức phát triển nghề nghiệp và đóng góp cho đất nước
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

Tạo điều kiện, cơ hội để trí thức phát triển nghề nghiệp và đóng góp cho đất nước

Tại Hội nghị lần thứ 8 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất cao ban hành Nghị quyết mới của Trung ương về tiếp tục xây dựng đội ngũ trí thức nước nhà. Đánh giá cao quyết đáp này của Trung ương, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục BÙI HOÀI SƠN nhấn mạnh, bồi đắp nguyên khí quốc gia vững mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu thời đại mới là chủ trương rất đúng đắn và cần sớm cụ thể hóa bằng những chính sách cụ thể, tạo điều kiện cho đội ngũ trí thức đóng góp nhiều hơn và hiệu quả hơn cho đất nước. 

Yên Bái: Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh sơ kết 2 năm thực hiện Kết luận số 01- KL/TW của Bộ Chính trị
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

Yên Bái: Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh sơ kết 2 năm thực hiện Kết luận số 01- KL/TW của Bộ Chính trị

Ngày 15.6, Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Kết luận số 01 ngày 18.5.2021 của Bộ Chính trị và tuyên dương các mô hình, điển hình tiên tiến học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2021 – 2023; trao giải Cuộc thi viết về chủ đề "Đảng viên tốt, chi bộ kiểu mẫu" năm 2022 – 2023.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị cho ý kiến tổng kết Nghị quyết 26-NQ/TW về phát triển tỉnh Nghệ An
Chính trị

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị cho ý kiến tổng kết Nghị quyết 26-NQ/TW về phát triển tỉnh Nghệ An

Sáng 25.5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị cho ý kiến về Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 30.7.2013 của Bộ Chính trị khóa XI về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng đồng bằng sông Hồng
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng đồng bằng sông Hồng

Sáng 12.2, tại Quảng Ninh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị Triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23.11.2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và xúc tiến đầu tư vùng (Nghị quyết số 30).

NGHỊ QUYẾT của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới
Chính trị

NGHỊ QUYẾT của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới

LTS: Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 30.1.2023, về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng Đông Nam Bộ
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng Đông Nam Bộ

Sáng 26.11, tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 7.10.2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Xúc tiến đầu tư Vùng, với chủ đề “Tư duy mới - Đột phá mới - Giá trị mới”.

Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ phải là Vùng phát triển năng động, nhanh, mạnh, bền vững hơn về kinh tế biển
Sự kiện nổi bật

Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ phải là Vùng phát triển năng động, nhanh, mạnh, bền vững hơn về kinh tế biển

Đây là một trong những nội dung được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh trong phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, sáng nay, 16.11.

Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
Sự kiện nổi bật

Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

Sáng 16.11, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị quán triệt Nghị quyết 24 về phát triển vùng Đông Nam Bộ
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị quán triệt Nghị quyết 24 về phát triển vùng Đông Nam Bộ

Sáng nay, 23.10, Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự, chủ trì và phát biểu chỉ đạo.

Cùng dự và chủ trì Hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng.

VÙNG ĐÔNG NAM BỘ CẦN PHÁT HUY MẠNH MẼ HƠN NỮA TRUYỀN THỐNG ANH HÙNG, KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO, NỖ LỰC PHẤN ĐẤU, THỰC HIỆN TỐT VAI TRÒ LÀ ĐẦU TÀU PHÁT TRIỂN CỦA CẢ NƯỚC
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

VÙNG ĐÔNG NAM BỘ CẦN PHÁT HUY MẠNH MẼ HƠN NỮA TRUYỀN THỐNG ANH HÙNG, KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO, NỖ LỰC PHẤN ĐẤU, THỰC HIỆN TỐT VAI TRÒ LÀ ĐẦU TÀU PHÁT TRIỂN CỦA CẢ NƯỚC

Phát biểu củaTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Vùng Đông Nam bộ cần nỗ lực phấn đấu, thực hiện tốt vai trò đầu tàu phát triển của cả nước
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Vùng Đông Nam bộ cần nỗ lực phấn đấu, thực hiện tốt vai trò đầu tàu phát triển của cả nước

Đây là nhấn mạnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ sáng nay, 23.10.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Cả nước vì Tây Nguyên, Tây Nguyên vượt khó vươn lên cùng cả nước và vì cả nước!
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Cả nước vì Tây Nguyên, Tây Nguyên vượt khó vươn lên cùng cả nước và vì cả nước!

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh như vậy trong phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở Vùng Tây Nguyên sáng nay, 14.10.

THÔNG BÁO Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

THÔNG BÁO Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, từ ngày 3.10.2022 đến ngày 9.10.2022, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp Hội nghị lần thứ sáu để xem xét thảo luận, cho ý kiến các tờ trình, đề án, báo cáo của Bộ Chính trị liên quan một số vấn đề lớn, cơ bản và quan trọng: (1) Về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2022, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2023 - 2025; (2) Định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; (3) Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; (4) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; (5) Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị; một số công việc quan trọng khác và về công tác cán bộ.