Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

Sáng 16.11, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ -0
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự hội nghị. Ảnh: Trí Dũng
Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ -0
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự hội nghị. Ảnh: Trí Dũng

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại trụ sở Trung ương Đảng, kết nối trực tuyến đến các điểm cầu tại các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương trên cả nước. 

Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ -0
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự hội nghị. Ảnh: Trí Dũng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự và phát biểu chỉ đạo.

Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ -0
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng dự và chủ trì hội nghị. Ảnh: Trí Dũng

Cùng dự và chủ trì Hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng.

Tham dự Hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương.

Đây Hội nghị tiếp theo 4 Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các Nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị khóa XIII về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở 4 vùng cực Bắc, cực Nam của Tổ quốc; Vùng Tây Nguyên và Vùng Đông Nam Bộ.

Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ -0
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng dự và chủ trì hội nghị. Ảnh: Trí Dũng

Tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đã trình bày những nội dung cơ bản của Nghị quyết 26-NQ/TW.

Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung bao gồm 14 tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, trong đó có 3 tiểu vùng là: Bắc Trung Bộ (gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị); vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (gồm: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định); và vùng Nam Trung Bộ (gồm: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận). Diện tích tự nhiên toàn Vùng chiếm 28,9% diện tích của cả nước, với bờ biển dài gần 1.800 km, chiếm hơn 55% bờ biển cả nước (3.260 km), và nhiều cảng nước sâu, các đảo, cụm đảo và quần đảo quan trọng như Hoàng Sa, Trường Sa, Lý Sơn, Cù Lao Chàm... Dân số của Vùng năm 2020 khoảng 20,343 triệu người (chiếm 20,8% dân số cả nước) với hơn 50 dân tộc anh em cùng chung sống.

Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ -0
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Trí Dũng

Trong Vùng có nhiều tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú: chiếm 100% trữ lượng Cromit, 60% trữ lượng thiếc, 20% trữ lượng sắt, 44% trữ lượng đá vôi xi măng của cả nước, được phân bố khá tập trung tại một số địa phương, tạo thuận lợi cho việc khai thác, chế biến. Ngoài ra, còn có titan ở Phú Bài - Thừa Thiên Huế, man-gan, than ở Khe Bố, Nghệ An; đá quý ở Quỳ Hợp, Quế Phong (Nghệ An); đất sét trắng (Quảng Bình), cát thủy tinh ở ven biển; dầu khí ở ngoài khơi và nhiều tiềm năng để phát triển thủy, hải sản, năng lượng gió, năng lượng mặt trời... Vùng hiện có 9 sân bay, trong đó có 3 sân bay quốc tế; nhiều cảng biển lớn như: Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây, Tiên Sa, Dung Quất, Quy Nhơn, Vũng Rô, Nha Trang, Cam Ranh... Đó là những điều kiện thuận lợi để Vùng phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, nhất là kinh tế biển, và phát triển đồng bộ cả 3 lĩnh vực: Công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ; gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền, biển đảo của Tổ quốc...

Đặc biệt, đây là vùng đất có truyền thống lịch sử đấu tranh cách mạng kiên cường, rất anh hùng, vẻ vang, nơi sản sinh ra biết bao các anh hùng, hào kiệt, đã làm rạng danh lịch sử nước nhà. Đây cũng là vùng đất có nền văn hóa lâu đời, nơi kết tinh nhiều giá trị tinh hoa, đậm đà bản sắc dân tộc với nhiều danh lam, thắng cảnh, di sản văn hóa, di tích lịch sử nổi tiếng: có trên 80 di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng, 5/8 di sản vật thể, 4/12 di sản văn hóa phi vật thể, và 2/9 khu dự trữ sinh quyển quốc gia, nhiều bãi biển đẹp và một số hệ sinh thái điển hình như đầm, phá, vùng cát, san hô…

Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ -0
Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Trí Dũng

Với những đặc điểm nêu trên, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ thực sự là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; "mặt tiền" của quốc gia, "khúc ruột" của Tổ quốc là "cửa ngõ" ra biển cả, bệ đỡ cho các tỉnh Tây Nguyên, kết nối hành lang kinh tế Đông - Tây với đường hàng hải, hàng không quốc tế, nhiều cảng biển và cảng hàng không lớn; vị trí địa lý chiến lược về giao lưu kinh tế Bắc - Nam và Đông - Tây; có quan hệ chặt chẽ với Tây Nguyên, với các nước bạn Lào, Đông Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan và Myanmar, nên có ý nghĩa quan trọng cho phát triển kinh tế biển và bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ -0
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại trụ sở Trung ương Đảng, kết nối trực tuyến đến các điểm cầu tại các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương trên cả nước. 

Có thể thấy, sau gần 18 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX; Kết luận số 25-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XI, toàn Vùng đã đạt được nhiều kết quả, thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện, cả về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cũng như bảo đảm quốc phòng, an ninh. Nhiều điểm nghẽn đối với phát triển đã được khơi thông; tiềm năng, lợi thế của Vùng và từng địa phương trong Vùng, nhất là về kinh tế biển, từng bước được phát huy.

Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ -0
Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Trí Dũng

Diện mạo toàn Vùng đã có nhiều thay đổi tích cực, và Vùng đang dần trở thành một khu vực phát triển khá năng động, một đầu cầu quan trọng của cả nước trong hợp tác và hội nhập quốc tế; một số địa phương trong Vùng đã vươn lên mạnh mẽ, từng bước trở thành các cực tăng trưởng, hướng tới là trung tâm của Vùng và các tiểu vùng. Khoảng cách phát triển của Vùng so với mức trung bình của cả nước đang dần dần được thu hẹp. Văn hóa, xã hội có bước phát triển; nhiều giá trị di sản văn hóa được bảo tồn và phát huy. Khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo được quan tâm phát triển với một số ứng dụng trong thực tế. Chất lượng khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo từng bước được nâng cao. Trình độ, chất lượng dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân từng bước được cải thiện. Công tác dân tộc, tôn giáo đạt nhiều kết quả. An sinh xã hội được bảo đảm, tỉ lệ hộ nghèo giảm khá nhanh. Đời sống vật chất và tinh thần, thu nhập và mức sống của nhân dân, nhất là của đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn được nâng lên rõ rệt. Công tác xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được củng cố, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc biên giới, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh có những chuyển biến tích cực; sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc không ngừng được củng cố vững chắc.

Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ -0
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Trí Dũng

Tuy nhiên, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ hiện vẫn là vùng có nhiều chỉ số phát triển thấp hơn mức trung bình của cả nước. Tiềm năng, lợi thế của Vùng, nhất là lợi thế về kinh tế biển, chưa được khai thác hợp lý, phát huy có hiệu quả để trở thành nguồn nội lực quan trọng cho phát triển. Kinh tế - xã hội Vùng mới chỉ là phép cộng cơ học của các địa phương, chưa mang tính tổng thể dấu ấn của toàn vùng. Các cực tăng trưởng, trung tâm phát triển và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chưa thể hiện rõ vai trò là động lực tăng trưởng, đầu tầu dẫn dắt kinh tế vùng. Vùng miền núi phía Tây vẫn là khu vực khó khăn. Phát triển văn hóa, xã hội chưa đáp ứng kịp yêu cầu trong tình hình mới...

Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ -0
Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Trí Dũng

Chính vì vậy, lần này Bộ Chính trị đã thống nhất cao, cho rằng cần phải ban hành Nghị quyết mới để tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa, có tính đột phá trong việc phát huy vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt và khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng, lợi thế phát triển to lớn của Vùng; đồng thời tiếp tục phát huy những kết quả, thành tựu to lớn đã đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại, vượt qua những khó khăn, thách thức mới đang đặt ra trong phát triển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tại Hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam trình bày dự thảo Chương trình hành động của Ban cán sự đảng Chính phủ; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày Chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội về thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW.

* Báo Đại biểu Nhân dân tiếp tục thông tin về Hội nghị quan trọng này…

Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”

Chiều 26.3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, dự và phát biểu chỉ đạo.

Chủ tịch nước Lương Cường trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng lực lượng Dân quân tự vệ
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch nước Lương Cường dự Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Dân quân tự vệ Việt Nam

* Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gửi lẵng hoa chúc mừng

Chiều 26.3, tại Hội trường Bộ Quốc phòng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Dân quân tự vệ Việt Nam (28.3.1935 - 28.3.2025) và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh do Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức. Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì Lễ kỷ niệm.

Phát huy sức mạnh của các cơ quan báo chí chủ lực
Sự kiện nổi bật

Phát huy sức mạnh của các cơ quan báo chí chủ lực

Sáng 26.3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa có buổi làm việc với lãnh đạo 5 cơ quan báo chí chính trị chủ lực: Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam.

Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tiếp đoàn đại biểu Nhân dân nhật báo Trung Quốc
Chính trị

Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tiếp đoàn đại biểu Nhân dân nhật báo Trung Quốc

Chiều 25.3, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tiếp đoàn đại biểu Nhân dân nhật báo Trung Quốc, do Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tổng Biên tập Nhân dân nhật báo Trần Kiến Văn làm trưởng đoàn đến chào xã giao.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xử lý dứt điểm các công trình, dự án chậm tiến độ, tồn đọng, kéo dài
Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xử lý dứt điểm các công trình, dự án chậm tiến độ, tồn đọng, kéo dài

Ngày 25.3, tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Cuộc họp để thảo luận, cho ý kiến về kết quả thực hiện các Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm từ sau Phiên họp 27 của của Ban Chỉ đạo đến nay.

Điện mừng kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ghana
Chính trị

Điện mừng kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ghana

Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Ghana (25.3.1965 - 25.3.2025), ngày 25.3, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện mừng đến Tổng thống John Dramani Mahama; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gửi điện mừng đến Chủ tịch Quốc hội Alban Sumana Kingsford Bagbin.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ tư Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng
Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ tư Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng

Ngày 25.3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng đã tổ chức Phiên họp lần thứ tư, xem xét một số nội dung sửa đổi, bổ sung dự thảo Phương hướng công tác nhân sự Đại hội XIV của Đảng. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng chủ trì Phiên họp. Tham dự Phiên họp có các đồng chí thành viên Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng và Tổ Giúp việc của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng.