Quy hoạch vùng Bắc trung Bộ và Duyên hải miền Trung: Thách thức nhiều nhưng cơ hội không ít

Ngày 11.10, tại Đà Nẵng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà - Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ đã chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ. 

Quy hoạch vùng Bắc trung Bộ và Duyên hải miền Trung: Thách thức nhiều nhưng cơ hội không ít -0
Phó Thủ tướng Chỉnh phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị

Với chủ đề "Quy hoạch vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050", Hội nghị có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, đại diện cơ quan lập quy hoạch vùng, các bộ, ngành Trung ương, các địa phương vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ, các chuyên gia và nhà khoa học. 

Tại Hội nghị, thay mặt cơ quan được Thủ tướng giao chủ trì lập Quy hoạch vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trình bày những nội dung chính của dự thảo Quy hoạch. 

Theo đó, Quy hoạch là bước cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể quốc gia, thể hiện những định hướng lớn và cơ bản của các quy hoạch ngành, quốc gia về tổ chức không gian phát triển; giúp “mở đường” tạo ra các động lực, tiềm năng, không gian phát triển mới của quốc gia, của vùng và thể hiện cụ thể trên phạm vi không gian của từng địa phương. 

Quy hoạch được lập trong bối cảnh Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 3.11.2022 về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 168/NQ-CP ngày 1.8.2022 về Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị; Quốc hội thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia và Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đặc biệt, hiện nay đã có 86/110 quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia đã được thẩm định. Trong đó, có 16 quy hoạch ngành quốc gia và 5/14 quy hoạch tỉnh thuộc vùng đã được Thủ tướng phê duyệt.

Quy hoạch vùng Bắc trung Bộ và Duyên hải miền Trung: Thách thức nhiều nhưng cơ hội không ít
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định tầm quan trọng của Quy hoạch vùng Bắc trung Bộ và Duyên hải miền Trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn vừa qua, toàn vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đã đạt được nhiều kết quả, thành tích quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005-2020 đạt 7,3%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng của cả nước cùng giai đoạn (6,36%/năm).

Quy mô kinh tế của Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung năm 2020 đạt 1.157 nghìn tỷ đồng, gấp 3,3 lần so với năm 2010. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ và công nghiệp là chủ đạo. Một số ngành kinh tế cơ bản, nhất là các ngành kinh tế biển, các ngành có giá trị gia tăng cao được hình thành và phát triển; du lịch dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Tuy thách thức có nhiều, nhưng cơ hội cũng không ít để phát triển vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. Đó là, vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế biển, phát triển theo hướng xanh, tuần hoàn, sáng tạo, bền vững và bao trùm. Các nhà đầu tư nước ngoài đang chuyển dịch chuỗi cung ứng tới Việt Nam. Tiềm năng đón khách du lịch quốc nội và quốc tế ngày càng tăng sau đại dịch Covid. Cơ chế, chính sách từ Trung ương giúp thúc đẩy các nền tảng hạ tầng cho phát triển...

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đã đưa ra những nhận diện, đề xuất có tính mới, đột phá.

Các đại biểu tham dự Hội nghị đã tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến về dự thảo Quy hoạch, trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tập trung nghiên cứu, tiếp thu và hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch vùng để trình thẩm định, phê duyệt theo quy định.

Kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ là cơ sở đặc biệt quan trọng để các cấp, các ngành, địa phương nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện những chính sách, kế hoạch, chương trình phát triển, các dự án đầu tư nhằm phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước, của vùng và các địa phương trong vùng.

Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp - Ảnh Quang Khánh
Thời sự Quốc hội

Tạo cơ hội mới cho Hải Phòng phát triển mạnh mẽ và tự chủ hơn

Theo các đại biểu, việc thông qua Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại TP. Hải Phòng sẽ là bước đột phá lớn, tạo cơ hội mới để Hải Phòng sẽ phát triển mạnh mẽ và tự chủ hơn nữa. Đồng thời, phát huy được vị trí địa lý của thành phố, phù hợp với tính cách năng động của người dân Hải Phòng, thực hiện chủ trương "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Khuon Sudary
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Khuon Sudary cắt băng khánh thành Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia

Chiều 21.11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Campuchia, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã chủ trì lễ khánh thành và trao tặng công trình Tòa nhà hành chính Quốc hội Vương quốc Campuchia - món quà của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam dành tặng Đảng, Nhà nước, nhân dân Campuchia.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Khuon Sudary
Thời sự Quốc hội

Nhà nước Campuchia trao tặng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều nay, 21.11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã trao Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia tặng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.