Nghị quyết 57-NQ/TW Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia:

Động lực thôi thúc các nhà khoa học nghiên cứu, sáng tạo, đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Chủ tịch Liên hiệp Các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, TSKH. Phan Xuân Dũng khẳng định, Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là động lực thôi thúc các nhà khoa học nghiên cứu, sáng tạo, đóng góp trực tiếp vào sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên phát triển mới.

Khơi dậy khát vọng cống hiến của đội ngũ trí thức, nhà khoa học

- Bộ Chính trị sẽ tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Cộng đồng các nhà khoa học đón nhận Nghị quyết này như thế nào, thưa ông?

img-6153.jpg
Chủ tịch Liên hiệp Các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, TSKH. Phan Xuân Dũng

- Có thể nói, việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là một cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước ta trong việc đưa khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trở thành trụ cột chính của sự phát triển đất nước trong giai đoạn mới với những giải pháp đột phá, mang tính cách mạng.

Việc Nghị quyết số 57-NQ/TW xác định, “Người dân và doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, nguồn lực, động lực chính; nhà khoa học là nhân tố then chốt; Nhà nước giữ vai trò dẫn dắt, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia” là sự khích lệ, động viên rất lớn đối với giới trí thức, nhà khoa học. Chúng tôi cảm thấy tự hào hơn và ý thức trách nhiệm cao hơn để tiếp tục nỗ lực nghiên cứu, sáng tạo, đóng góp trực tiếp vào sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Nói cách khác, Nghị quyết số 57 là động lực thôi thúc các nhà khoa học thỏa sức sáng tạo, thử nghiệm, nghiên cứu khoa học và làm chủ công nghệ. Nghị quyết số 57 đã “cởi trói” cho nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học.

Cùng với đó, ngày 30.12.2024 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt trí thức, nhà khoa học. Qua đó càng thể hiện sự quan tâm đặc biệt, sự động viên lớn lao của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dành cho đội ngũ trí thức, nhà khoa học. Các trí thức, nhà khoa học cần nhận thấy phải có trách nhiệm đẩy mạnh đổi mới, nghiên cứu và ứng dụng khoa học để tiếp tục có nhiều đóng góp đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao như mục tiêu mà Đảng đã đề ra.

- Nghị quyết số 57 đã có những đột phá nào để tạo điều kiện cho đội ngũ trí thức, nhà khoa học phát huy tối đa năng lực, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của đất nước nói chung và ngành khoa học, công nghệ nói riêng, thưa ông?

- Thời gian qua, đội ngũ trí thức, nhà khoa học Việt Nam đã luôn cố gắng hết sức mình vì sự nghiệp của Đảng, của Dân tộc và có nhiều đóng góp, cống hiến được ghi nhận.

Bên cạnh việc khẳng định quan điểm “nhà khoa học là nhân tố then chốt” thì Nghị quyết số 57 đã đưa ra một loạt các đột phá như: tăng nguồn kinh phí chi cho nghiên cứu phát triển (R&D) lên 2% GDP từ mức 0,4% GDP hiện nay; tăng tổng chi ngân sách hằng năm dành cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia lên 3%; hình thành cơ chế cho phép và khuyến khích các tổ chức nghiên cứu, nhà khoa học thành lập và tham gia điều hành doanh nghiệp dựa trên kết quả nghiên cứu…

Nghị quyết số 57 cũng đưa ra nhiều quan điểm mới, phù hợp với bản chất cơ bản của khoa học, nhất là tư tưởng chấp nhận độ trễ và rủi ro trong nghiên cứu. Điều này đặc biệt quan trọng để các nhà khoa học có thêm nghiên cứu, tạo ra các đột phá công nghệ, bảo đảm đề tài được nghiệm thu theo các sản phẩm đăng ký ban đầu.

Ngoài ra, Nghị quyết số 57 cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển, trọng dụng nhân lực chất lượng cao, nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; ban hành cơ chế đặc thù thu hút người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài có trình độ cao về Việt Nam làm việc, sinh sống… Điều này không chỉ khẳng định vai trò và vị trí của các trí thức, nhà khoa học trong xã hội, mà còn khơi dậy khát vọng cống hiến của đội ngũ này trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Đặc biệt coi trọng công tác thu hút, tập hợp, đoàn kết trí thức

- Với chức năng và nhiệm vụ được giao, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) sẽ có giải pháp gì để góp phần thực hiện thành công các mục tiêu mà Nghị quyết số 57 đề ra, trong đó, tầm nhìn đến năm 2045 khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số phát triển vững chắc, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, thưa ông?

- Sau 40 năm xây dựng và phát triển, VUSTA đã khẳng định vai trò trong việc tập hợp, đoàn kết và phát huy đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ trong, ngoài nước đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.

thanh-tuu-cong-nghe-sinh-hoc-tren-the-gioi.jpg
Ảnh minh họa: Nguồn: ITN

Với Nghị quyết số 57, VUSTA càng nhận thức sâu sắc, toàn diện, mạnh mẽ hơn về vai trò của đội ngũ trí thức, nhà khoa học trong sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, VUSTA sẽ tiếp tục củng cố, kiện toàn và phát triển tổ chức; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, đặc biệt là hoàn thành tốt những nhiệm vụ về đề xuất, tham mưu cho Đảng, Nhà nước những vấn đề lớn có liên quan đến phát triển đất nước; chủ động trong hoạt động tư vấn, phản biện xã hội; phát huy dân chủ, tôn trọng tự do sáng tạo trong hoạt động khoa học và công nghệ.

Cùng với đó, đa dạng hóa các hình thức hợp tác về khoa học và công nghệ; đặc biệt coi trọng công tác thu hút, tập hợp, đoàn kết trí thức, nhất là trí thức trẻ, trí thức là người Việt Nam ở nước ngoài, phát triển tổ chức, phát triển hội viên, làm cầu nối vững chắc giữa Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị với đội ngũ trí thức.

Quan tâm công tác khuyến khích, tôn vinh những trí thức có thành tích xuất sắc trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ trí thức hoạt động và đóng góp cho sự phát triển đất nước.

Tới đây, khi thực hiện sắp xếp, tổ chức tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, có những nhiệm vụ không cần thiết phải do Nhà nước quản lý mà thực hiện xã hội hóa, nhất là các dịch vụ công. VUSTA sẵn sàng tham gia thực hiện những công việc, nhiệm vụ này. Để làm được điều này, trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên ngành.

Đội ngũ trí thức, nhà khoa học Việt Nam nói chung và VUSTA nói riêng ý thức sâu sắc rằng, đây là giai đoạn lịch sử quan trọng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, có nhiều đóng góp to lớn hơn nữa cho sự nghiệp xây dựng, phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Quốc hội và Cử tri

 Để người có năng lực tiếp tục cống hiến
Quốc hội và Cử tri

Để người có năng lực tiếp tục cống hiến

Ngày 18.4, tiếp tục chương trình hoạt động chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cùng Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng đã có buổi tiếp xúc cử tri tại Phường 4, TP. Đà Lạt.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Tháo gỡ vướng mắc, tạo sự thông thoáng, năng động cho doanh nghiệp

Cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp tại Phiên họp thứ 44, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm các quy định sẽ giải quyết, tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc hiện nay; bao quát những vấn đề mới, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế tư nhân trong mối quan hệ với đầu tư vốn của nhà nước và các yêu cầu trong tình hình mới.

ĐBQH thành phố Hà Nội giải đáp nhiều vấn đề cử tri quan tâm
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

ĐBQH thành phố Hà Nội giải đáp nhiều vấn đề cử tri quan tâm

Sáng 11.4, các ĐBQH thành phố Hà Nội thuộc Đơn vị bầu cử số 9 đã tiếp xúc cử tri các huyện Phú Xuyên, Thường Tín, Ứng Hòa, Mỹ Đức Tiếp trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở HĐND - UBND huyện Phú Xuyên, kết nối trực tuyến tới các điểm cầu tại huyện Thường Tín, Ứng Hòa và Mỹ Đức.

Hà Nội: Cử tri ủng hộ chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hà Nội: Cử tri ủng hộ chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương

Tại hội nghị tiếp xúc của ĐBQH thành phố Hà Nội diễn ra mới đây, cử tri thị xã Sơn Tây và các huyện Phúc Thọ, Ba Vì, Đan Phượng bày tỏ đồng tình, ủng hộ rất cao chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương. Đồng thời, mong muốn được tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất các giải pháp để quá trình sáp nhập diễn ra được thuận lợi, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn từng vùng, địa phương.  

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV

Chiều 17.4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã tiếp xúc cử tri huyện Gia Lâm, quận Hoàng Mai trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ đầu cầu chính tại trụ sở HĐND - UBND quận Hoàng Mai kết nối với huyện Gia Lâm.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Tăng trưởng trên 8% và đường dây 500kV mạch 3

Tại Nghị quyết 77/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2025 và Hội nghị trực tuyến với các địa phương, Chính phủ kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên trong năm nay dù nhận định tình hình thế giới có thể tiếp tục biến động lớn, chiến tranh thương mại lan rộng; ở trong nước thì khó khăn và thách thức nhiều hơn thuận lợi. Điều này gợi liên tưởng tới dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực để Hải Phòng phát triển

Việc ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng là hết sức cần thiết để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn trong vùng đồng bằng sông Hồng và đóng góp lớn hơn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đây là nhận định của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến với nội dung này tại Phiên họp thứ 44.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Chính sách và cuộc sống

Đích đến là phục vụ Nhân dân tốt hơn

Cần lưu ý khắc phục cả 2 khuynh hướng: một là, sáp nhập các xã, phường quá rộng như một "cấp huyện thu nhỏ" dẫn đến không quán xuyến được địa bàn, không chủ động phục vụ được Nhân dân, dẫn đến biến chủ trương không tổ chức cấp huyện thành không tổ chức cấp xã. Hai là, sáp nhập các xã, phường quá nhỏ, dẫn đến hạn chế về không gian, dư địa phát triển, đầu mối nhiều hơn dẫn đến cồng kềnh, kém hiệu quả.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Doanh nghiệp phải tiên phong, dẫn dắt chuyển đổi số

Các doanh nghiệp nhà nước phải phát triển, tăng trưởng, ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, trên cơ sở thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tăng năng suất lao động; vừa phát triển cho chính mình, vừa góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu
Chính trị

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu

Nhấn mạnh, đối với phát triển khoa học và công nghệ, thì chính sách về nguồn nhân lực là vấn đề phải ưu tiên hàng đầu, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị, cần nghiên cứu, điều chỉnh đưa nội dung về nguồn nhân lực lên thứ tự ưu tiên trong hệ thống chính sách. Đồng thời, bổ sung trong dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo những nội hàm về thu hút nguồn nhân lực là Việt kiều và người nước ngoài.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khảo sát thực tế tại Trường Cao đẳng Dầu khí
Quốc hội và Cử tri

Đồng bộ các chính sách thu hút, phát triển nhân lực chất lượng cao

Thu hút nhân lực chất lượng cao được nhiều địa phương, đơn vị xác định là một trong những nhiệm vụ chiến lược nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy, còn nhiều khó khăn, thách thức trong việc phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.