Thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

“Thế trận lòng Dân” bảo vệ Tổ quốc

TS. Nhị Lê

Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Lịch sử Việt Nam sinh ra cùng với lịch sử chiến tranh vệ quốc vĩ đại nhằm bảo vệ đất nước, thống nhất giang san đồng thời với lịch sử trường kỳ xây dựng đất nuớc độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Trong 2020 năm, Việt Nam chỉ có hơn 700 năm hòa bình, vì dân tộc Việt Nam đã phải đối mặt và trải qua mất hơn 1.300 năm chiến tranh và khởi nghĩa chống ngoại xâm, bài trừ nội xâm trong đại cuộc giữ nước. 

Và, chỉ trong hơn 1.300 năm ấy, dân tộc Việt Nam bước qua 13 cuộc đại chiến tranh vệ quốc, đánh bại đủ loại giặc ngoại xâm hung bạo nhất của mọi thời đại đến từ phương Bắc, phương Đông tới phương Tây và hơn 100 cuộc khởi nghĩa đủ quy mô chống lại mọi sự nô dịch ngoại bang, bảo vệ đất nước độc lập và bảo toàn Tổ quốc thống nhất.

Quốc phòng toàn dân và an ninh Nhân dân - 2 phương diện trọng yếu của công cuộc giữ nước

Lịch sử ghi nhận và nêu gương10 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, gồm: Trận Bạch Đằng năm 938; trận Như Nguyệt năm 1077; trận Đông Bộ Đầu năm 1288; trận Bạch Đằng năm 1288; trận Chi Lăng - Xương Giang năm 1427; trận Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785; trận Ngọc Hồi - Đống Đa năm 1789; Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954; Điện Biên Phủ trên không năm 1972 và Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.

Và, lịch sử cũng đau lòng ghi nhận những bài học thất bại trong công cuộc giữ nước thiêng liêng, đặc biệt nghiêm khắc phê phán, lên án những vết nhơ khôn rửa của sự đầu hàng, phản bội, thậm chí bán nước một cách ô nhục, tăm tối, để cầu vinh của một số cá nhân, một số triều đại, làm hoen ố giống nòi, làm vấy bẩn thanh danh dân tộc, trong công cuộc giữ nước mất còn, sinh tử Việt Nam. Những bài học thất bại: An Dương Vương với nỏ thần và Mỵ Châu; sự phản bội của Trần Ích Tắc thế kỷ XIII; sự thất bại của nhà Hồ về lòng dân “không theo” đánh giặc Minh; sự nguy hiểm của “bọn gian tà bán nước cầu vinh” trong cuộc Dân tộc chống Minh thế kỷ XV; sự phản bội dân tộc của bọn Lê Chiêu Thống thế kỷ XVIII; sự cam tâm “cõng rắn cắn gà nhà” của Nguyễn Ánh và sự đầu hàng thực dân Pháp của nhà Nguyễn thế kỷ XIX, sự chạy trốn và đầu hàng của Hoàng Văn Hoan thế kỷ XX…

Đó chính là những vết nhơ khôn rửa sạch cảnh giới nghiêm khắc và yêu cầu sinh tử chống giặc và bảo vệ Tổ quốc từ bên trong.

Xét cho cùng, quốc phòng toàn dân và an ninh Nhân dân là hai phương diện trọng yếu của công cuộc giữ nước.

Có thể khái lược, xét về tính chất các cuộc chiến tranh: chính nghĩa và phi nghĩa, chiến tranh xâm lược và chống xâm lược, chống nội xâm và chống ngoại xâm; về quy mô: bảo vệ Tổ quốc từ hai phía bên trong và bên ngoài của dân tộc trong toàn bộ công cuộc giữ nước Việt Nam.Đó chính là quốc phòng và an ninh trên nền móng Nhân dân - linh hồn của chiến tranh Nhân dân.

Vì thế, văn hóa Việt Nam là sự nhất thể tự nhiên bằng mồ hôi của văn hóa dựng nước và bằng máu của văn hóa giữ nước hòa quyện, xuyên thấm và hợp nên diện mạo, tư chất và sức mạnh tổng hòa văn hóa dân tộc Việt Nam thống nhất, đa dạng, bản sắc và hội nhập, Tổ quốc và thời đại.

Theo đó: Phải chăng “văn hóa giữ nước chính là sự tổng hòa các nhân tố về tầm nhìn thời và thế, về tư duy chiến lược và sách lược chung quanh ta và đối phương, về lực lượng tổng hợp và lòng Dân, về phương thức đánh giặc và nghệ thuật tác chiến, về hậu cần và xử lý hậu chiến, về những bài học thành công và không thành công, về sức mạnh trong nước và sức mạnh ngoài nước..., hợp thành học thuyết giữ nước kết tinh tư chất, trí tuệ, bản lĩnh, khí phách, nghệ thuật và nhân văn làm nên bản sắc giữ nước Việt Nam?

Nói cách khác rộng hơn,phải chăngvăn hóa giữ nước là nghệ thuật ngăn chặn chiến tranh, nghệ thuật tiến hành và kết thúc chiến tranh, một cách thành công và nhân đạo nhằm chống tái chiến tranh, duy trì và bảo vệ hòa bình đất nước hợp thành chủ thuyết giữ nước hoặc học thuyết giữ nước Việt Nam?

Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đã tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới và ban hành Nghị quyết mới về nội dung này Ảnh: Trí Dũng
Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đã tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới và ban hành Nghị quyết mới về nội dung này. Ảnh: Trí Dũng

Phải chăng, thượng sách phát triển văn hóa giữ nước là tự mình trở nên hùng cường, trên nền móng khoan thư sức dân làm kế bền rễ sâu gốc và hóa giải mầm họa, nguy cơ chiến tranh và xung đột từ bên ngoài và sự cảnh giới, bảo vệ thể chế từ bên trong?

Và, phải chăng khi đạt tới nghệ thuật hóa giải và tiễu trừ mọi mầm họa xảy ra chiến tranh, giữ nước từ khi nước còn chưa nguy, giữ nước từ sớm và từ xa, thì đó là thượng sách làm nên và làm phong phú, độc đáo văn hóa giữ nước Việt Nam kết hợp chống “nội công” và chế ngự “ngoại kích”, với hạt nhân là nghệ thật “tâm công”?

Nhìn tổng thể, có thể khái lược, nếu xây dựng thế trận lòng Dân trong nền quốc phòng toàn Dân để giữ nước từ bên ngoài, thì xây dựng thế trận lòng Dân trong nền an ninh nhân dân chính là giữ nước từ bên trong. Đó là linh hồn và bảo bối của nghệ thuật chiến tranh Nhân dân (toàn Dân giữ nước) Việt Nam, mà quốc phòng và an ninh là hai cánh tay, hai thanh bảo kiếm giữ nước từ bên trong tới bên ngoài mà Nhân dân giữ nước là nền móng, là trụ cột, là chủ thể và động lực vô địch, dưới ngọn cờ của Đảng.

Lòng Dân là giềng cột và linh hồn của văn hóa giữ nước Việt Nam, và cùng với văn hóa dựng nước, hợp thành văn hóa Việt Nam.  

Lòng Dân -bài học lịch sử vô giá

Việt Nam sừng sững tựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, trông ra Biển Đông đầy sóng, với hơn 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ rải khắp Bắc - Trung - Nam. Trên Biển Đông, hai huyện đảo Hoàng Sa và Trường Sa của 100 triệu đồng bào ta, qua muôn trùng binh lửa, thăng trầm, bất chấp sinh tử, nhưng vẫn đứng vững và “tiệt nhiên định phận nguyên vẹn” của muôn dân nước Việt.

Trải mấy nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, Việt Nam ta từng bước qua 13 cuộc chiến tranh xâm lược sinh tử lớn nhất, hung bạo nhất đến từ mọi phía ở các thời đại. Và, chỉ gần 1.000 năm, đất nước có tới 3 bản Tuyên ngôn Độc lập càng cho thấy, vấn đề bảo vệ Tổ quốc quan trọng và quật cường nhưng cũng sinh tử và thiêng liêng tới mức nào!

Nhân dân là nền móng sức mạnh bất khuất chống giặc ngoại xâm. Nói như Giải nguyên Phan Bội Châu: “Nghìn muôn ức triệu người trong nước/ Xây dựng nên cơ nghiệp nước nhà/ Người, Dân ta, của, Dân ta/ Dân là Dân nước, nước là Nước Dân...”; “Sông phía Bắc, bể phương Đông/ Nếu không Dân cũng là không có gì”

Nhân dân là cội rễ của mọi thể chế, là nhân tố căn bản quyết định làm nên quốc gia, sức mạnh vô địch và trường tồn của dân tộc trong công cuộc chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước. 

Thế mới thật thấm thía rằng, quốc gia mất hay còn, đất nước thành hay bại, dân tộc hùng cường hay bạc nhược… - rõ ràng muôn sự ấy ở tại Nhân dân!

Nhớ năm 938, sau cả nghìn năm Bắc thuộc, “thiên thời, địa lợi”, thậm chí không hơn trước đó, vì giặc dữ lại cả gan xâm lấn, nhưng bởi “nhân hòa”, với những đứa con sinh từ một bọc trứng Mẹ Âu Cơ ấy, đã làm nên một trận Bạch Đằng giang đỏ ngầu máu giặc, mở ra thời kỳ độc lập nước Nam ta! Năm 1076, cũng thế, một trận huyết chiến bên sông Như Nguyệt, bằng thế trận lòng dân của đồng bào, cha con nước Việt, đã bất khuất bố cáo khắp trong gầm giời: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”! Mỗi con Người, cả cộng đồng thức dậy, toàn Dân tộc vùng lên! Người định thiên hạ chứ đâu có nệ “Mưu sự tại nhân” mà ngóng trông “Thành sự tại thiên”! Sức Dân vô địch! Thể chế nào giữ được Lòng Dân, thể chế ấy giữ yên thiên hạ.

Lại nhớ năm 1945. Chỉ với 20 triệu đồng bào, nhưng quyết “Đem sức ta mà giải phóng cho ta”, “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập”, chỉ 16 ngày, Dân tộc đã làm một cuộc bẻ gãy xích xiềng nghìn năm phong kiến, cắt phăng vòng nô lệ thực dân quàng cổ Dân ta ngót 80 năm chấn động lịch sử. Mưu người tính, sức người bình định giang san xã tắc, lấy lại nền độc lập, chứ đâu trông đợi “Thành sự tại thiên”! Lòng Dân như sóng cuộn vùi lấp ngoại xâm! Không lực lượng nào to lớn và vô địch bằng Lòng Dân.

Rồi năm 1946. Mở đầu 9 năm Dân tộc kháng chiến chống Pháp xâm lược lần thứ hai, thiên cũng chưa thời (đất nước bị bao vây, lại bốn bề giặc dữ lăm le), địa càng chưa lợi (một mảnh đất ATK nhỏ bé làm đất đứng chân), nhưng chung cuộc kháng chiến trường kỳ đã thành công! Bởi 6 chữ, mà 2 chữ đầu tiên không phải là bất cứ điều gì khác mà là: “Toàn Dân rồi mới tới “Toàn diện” và “Trường kỳ”. “Chúng chí thành thành” vô địch! Ý Dân, Lòng Dân, Sức Dân như bức tường thành giữ nước! Còn Nhân dân thì còn đất nước! 

Xem thế, đủ thấy, cái nhẽ thường cổ xưa: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” mà ông cha ta di duệ, Dân tộc Việt Nam vượt lên theo mỗi thời gian, khi tiến khi thoái, biến thời thành thế, nhân lên sức mạnh..., mà vượt qua cái chết, tồn tại, phát triển và khẳng định mình trước hoàn cầu. Do thế, mà lịch sử đã hun đúc và kết thành chân lý: Mưu sự tại nhân, thành sự tại Dân!

Quốc gia thịnh suy, đất nước còn mất ở khắp mọi thời, há chẳng phải do Dân định đoạt đó sao? 

Quốc bảo Lòng Dân! Đó chính là tài sản vô giá của Quốc gia - cái tôn quý nhất của Đất nước, tài sản lớn nhất của cách mạng nước nhà!

Từ gần 800 năm trước, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn dặn dò: “Khoan thư sức Dân để làm kế bền gốc, sâu rễ, đó là thượng sách giữ nước”. Và, lời tụng Dân cũng từng đau đáu tâm khảm của Cụ Ức Trai, dù cách nay ngót 640 năm, từ sự chiêm nghiệm thành bại của lịch sử với sức mạnh Lòng Dân, như đang hối thúc hôm nay: “Phúc chu thủy tín dân do thủy” (Làm lật thuyền mới biết sức Dân mạnh như nước); “Việc nhân nghĩa cốt ở yên Dân”; “Đọc sách thời thông đòi nghĩa sách/ Chăn Dân mã nỡ mất Lòng Dân”

Nhìn hẹp hơn 37 năm công cuộc Đổi mới của chúng ta, chân lý đó của muôn bậc thời đang vằng vặc tỏa sáng, ai mà cản nổi, khi muôn Dân ủng hộ, sự nghiệp cách mạng của chúng ta, dưới ngọn cờ của Đảng, sao chẳng tất thành! “Khó vạn lần, Dân liệu cũng xong”, Gốc có vững cây mới bền/ Xây lầu thắng lợi trên nền Nhân dân”, như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói!

Thế Nước - Lòng Dân - Vận Đảng thống nhất, hài hòa và vô địch!Không có Nhân dân không thành Dân tộc, Tổ quốc chúng ta không có gì cả! Bởi, hơn hết, đó là một nguồn cội làm nên thành công của cách mạng nước nhà, thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc Đổi mới hôm nay và ngày mai!

Tiếp tục phát huy thế trận lòng Dân bảo vệ toàn vẹn Tổ quốc thống nhất  

Nền độc lập, thống nhất của đất nước; sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ XHCN và Nhà nước ta, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc chính là bảo vệ quốc phòng và giữ gìn an ninh quốc gia. Nói cách khác, sự bất khả xâm phạm về độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ và Nhà nước là hai yếu tố có quan hệ hữu cơ với nhau, ảnh hưởng, thậm chí quy định lẫn nhau; giải quyết mặt này sẽ tăng cường củng cố mặt kia và ngược lại. Đó là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân, trong đó Công an Nhân dân và Quân đội Nhân dân là những lực lượng nòng cốt.

Toàn bộ nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng và an ninh quốc gia phải: Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt; kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng và giữ gìn an ninh quốc gia với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế - văn hoá, xã hội; phối hợp có hiệu quả hoạt động quốc phòng và an ninh với hoạt động đối ngoại; chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động xâm phạm quốc phòng đất nước và an ninh quốc gia.

Về phương châm, để xây dựng thế trận lòng Dân, cần khắc cốt ghi tâm: Trong nước Việt Nam, thì địa vị cao nhất là Dân, Dân là quý nhất, lực lượng Nhân dân là mạnh nhất. Phát huy dân chủ là phát huy tài Dân. Vì, “Dân là gốc”, “Dân là Chủ”, “Dân làm Chủ”. Do đó, bảo vệ vô điều kiện Nhân dân: quyền Dân, sức Dân, tài Dân nhằm phát triển toàn diện Nhân dân thật sự xứng tầm là một trong các chủ thể bảo vệ quốc phòng và giữ gìn an ninh Tổ quốc: về Dân sinh, Dân quyền và Dân chủ. Kiến tạo pháp luật phù hợp với đạo lý dân tộc và pháp lý quốc tế. Đây phải là công việc gốc của công cuộc phát triển và phát huy thế trận lòng Dân của quốc gia độc lập, có chủ quyền.

Theo đó, về các chủ thể trong công cuộc phát triển và phát huy thế trận lòng Dân, bao gồm: Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân, trong đó Công an Nhân dân và Quân đội Nhân dân là những lực lượng nòng cốt. Nếu Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc các cấp là những chủ thể căn bản, thì Quân đội Nhân dân và Công an Nhân dân là những chủ thể chủ yếu và các chủ thể khác (gồm tổ chức và cá nhân) là những chủ thể quan trọng trên nền tảng Nhân dân trong công việc xây dựng, phát triển và phát huy thế trận lòng Dân bảo vệ Tổ quốc. 

Đối với Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam… nỗ lực phấn đấu, hy sinh sao cho xứng đáng: “Đảng ta là đứa con nòi của Nhân Dân”, “Đảng ta là đạo đức, là văn minh...”, Đảng ta sinh ra “quyết không có lợi ích nào khác”, ngoài lợi ích “phục vụ Tổ quốc, phụng sự Nhân dân”; Nhà nước là của Dân, do Dân và vì Dân, do đó, phải thành tâm gặp Dân, hỏi Dân, nghe Dân, hiểu Dân, học Dân và hết sức phụng sự Nhân dân. Đặc biệt, “đối với Dân ta đừng có làm điều gì trái ý dân. Dân muốn gì, ta phải làm nấy”. Định chế hệ thống pháp luật thật sự phù hợp và hiện đại, kết hợp chặt chẽ pháp lý với đạo lý. Và, mỗi cán bộ, đảng viên phải tự mình trong sạch, tự mình liêm chính, tự mình noi gương Nhân dân. Cần nhấn mạnh, trong các loại tham nhũng có nguy cơ sẽ làm mất nước, thì tham nhũng lòng tin là nguy hiểm nhất, vì mất lòng tin là mất hết từ gốc. Đó chính là giặc từ bên trong nguy hiểm nhất.

Cần thiết phải nhấn mạnh rằng, những ai nhân danh Nhân dân để mị Dân, “theo đuôi” Dân, lôi kéo Dân, thậm chí để kích động Nhân dân, gây rối xã hội để cốt mưu lợi ích đen tối cho mình, cho phe nhóm…, thì chính là vi phạm pháp luật, là lâm vào dân túy, là cơ hội và nhất định phải cực lực lên án, kiên quyết tẩy trừ. Đó chính là trò mạo Dân, thủ đoạn bôi nhọ và hạ nhục Nhân dân, đánh cắp lòng tin chân chính và trong sáng của Nhân dân, là phá hoại Đất nước, chống lại Nhân dân và dứt khoát phải bị nghiêm khắc trừng phạt!

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tập hợp, xây dựng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo đảm quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia của tổ chức, cá nhân.

Đặc biệt, hai lực lượng nòng cốt là Công an Nhân dân và Quân đội Nhân dân phải thật sự là của Nhân dân, xứng đáng với Nhân dân đúng tên gọi Công an Nhân dân và Quân đội Nhân dân.

Đối với Công an Nhân dân, bảo đảm sự ổn định và phát triển vững mạnh về mọi mặt: chế độ xã hội, dân cư, không gian sinh tồn, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khả năng phòng thủ đất nước; bảo đảm an toàn, trật tự tổ chức đời sống lao động, sinh hoạt xã hội của dân cư theo pháp luật của quốc gia độc lập, có chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, tư tưởng - văn hoá, xã hội, quốc phòng, đối ngoại...; bảo đảm những cơ sở quan trọng nhất của sự sinh tồn và phát triển toàn diện của đất nước. Không được lợi dụng biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự để xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân… Mọi hành động có ý đồ xâm phạm đến quyền công dân và quyền con người đều sẽ bị ngăn chặn và pháp luật toàn dụng.

Trong thời đại bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên toàn thế giới, việc bảo đảm an ninh quốc gia càng phải được chú trọng, nhất là an ninh trên không gian mạng. Thực hiện nghiêm cách “Sáu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Công an Nhân dân”, nhất là xây dựng mỗi người dân là một chiến sỹ an ninh. Dựa vào Dân và được Dân giúp đỡ hoàn toàn, thì thắng lợi hoàn toàn và vẻ vang. Đó là thước đo tầm nhìn, dũng khí, danh dự và nhân văn của lực lượng Công an Nhân dân chính quy, tinh nhuệ, và tiến tới hiện đại toàn diện, trong việc xây dựng và phát triển thế trận lòng Dân bảo vệ an ninh Tổ quốc - nguồn gốc sức mạnh vô địch của sứ mệnh chống giặc từ bên trong và chủ động giữ nước từ bêntrong mà lực lượng được Đảng và Nhân dân tin cậy giao phó, tạo ra sức mạnh tổng hợp, góp phần trọng yếu giữ nước từ bên ngoài cùng Quân đội Nhân dân.

Và, đối với Quân đội Nhân dân - từ Nhân dân mà ra, “Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”, với trọng trách bảo vệ nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của đất nước trước sự xâm phạm của ngại bang, của thế lực thù địch chống phá đất nước, cùng với tự xây dựng mình chính quy, tinh nhuệ, hiện đại để chủ độnggiữ nước từ bên ngoài. Tiếp tục chủ động áp dụng biện pháp pháp luật với sức mạnh quần chúng, sức mạnh của hoạt động ngoại giao, kinh tế, nghiệp vụ, khoa học - kỹ thuật và vũ trang, nỗ lực sao cho chiến lược “ngụ binh ư dân” luôn là nền tảng của sức mạnh của Quân đội, sách lược “nuôi quân nghìn ngày, dụng binh một ngày” thật hiệu quả để chủ động thực hiện tốt sứ mệnh giữ nước từ bên ngoài.

Đồng thời, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại nguy cơ đe doạ nền quốc phòng đất nước và loại trừ các hoạt động xâm phạm nền độc lập, chủ quyền và sự thống nhất toàn vẹn quốc gia. Mỗi tướng lĩnh, sỹ quan và chiến sỹ, tiếp tục: “Nhận rõ phải, trái. Giữ vững lập trường. Tận trung với nước. Tận hiếu với dân”. Tất cả góp phần trọng yếu giữ nước từ bên trong cùng lực lượng Công an Nhân dân, trên nền tảng lòng Dân.

Nói khái lược, mỗi chủ thể là tổ chức hoặc cá nhân được giao thẩm quyền, trách nhiệm về quốc phòng, gìn giữ an ninh quốc gia và được thực hiện các thẩm quyền đó trong phạm vi áp dụng biện pháp pháp luật thật sự phù hợp với đạo lý. Và nội dung thẩm quyền, trách nhiệm của các chủ thể trong áp dụng biện pháp pháp luật phải do pháp luật quy định, không một chủ thể nào được quyền tạo ra “thẩm quyền riêng” vượt ra khỏi phạm vi pháp luật quy định và vi phạm đạo lý dân tộc.

Tới lượt mình, mỗi người tự giáo dục và tự biết đâu là quyền, lợi ích và nghĩa vụ chân chính của mình theo đạo lý và đúng pháp lý, để thực sự xứng đáng là cái tôn quý nhất của quốc gia, tài sản vô giá của dân tộc. Tham gia lực lượng bảo vệ quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng, an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật. Phát hiện, cung cấp kịp thời thông tin, tài liệu, tổ chức liên quan đến hoạt động xâm phạm quốc phòng, an ninh quốc gia cho cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia hoặc chính quyền. Giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động xâm phạm quốc phòng và an ninh quốc gia.

Cảnh giới an nguy đất nước từ sớm, từ xa, từ trong tới ngoài… Tai mắt Nhân dân như thiên la địa võng. “Quốc gia hữu sự, thất phu hữu trách”. Xưa, như thế; nay và muôn thời càng cần như thế trong công cuộc Nhân dân là người trước hết và sau cùng giữ yên giang san, bảo vệ xã tắc!

Đây là trách nhiệm và lương tâm để xây nên nước Việt Nam độc lập, có chủ quyền và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ mà Nhân dân là chủ và làm chủ.

Lòng Dân nhất thống - Thế Nước vững bền - Dân tộc hùng cường - Quốc gia bất diệt!

Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

Tiếp tục đổi mới, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp ngang tầm công cuộc đổi mới đất nước hiện nay
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

Tiếp tục đổi mới, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp ngang tầm công cuộc đổi mới đất nước hiện nay

Sau 37 năm, công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ đất nước, xét về cả về quy mô, tính chất và chiều sâu của nó, trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, phát triển rút ngắn, mang tính lịch sử ngắn hạn, với xung lực của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong một “thế giới phẳng” và không gian “phẳng”… đất nước đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, dân tộc ta tiến những bước dài quan trọng.

Chiến lược tổng thể vì con người
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

Chiến lược tổng thể vì con người

Ths. Nguyễn Đức Dũng- Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Quảng Trị

Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII với những quyết sách, chiến lược sâu sắc, toàn diện, tập trung cao nhất cho con người, vì con người và từ con người - nhân tố bảo đảm thành công của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, việc quy hoạch, bồi dưỡng, đánh giá, lựa chọn, tiến cử những con người ưu tú THẬT SỰ, có ĐẠO ĐỨC VÌ DÂN, VÌ NƯỚC là trách nhiệm cao cả và nặng nề của Trung ương và cả hệ thống chính trị.

Tạo điều kiện, cơ hội để trí thức phát triển nghề nghiệp và đóng góp cho đất nước
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

Tạo điều kiện, cơ hội để trí thức phát triển nghề nghiệp và đóng góp cho đất nước

Tại Hội nghị lần thứ 8 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất cao ban hành Nghị quyết mới của Trung ương về tiếp tục xây dựng đội ngũ trí thức nước nhà. Đánh giá cao quyết đáp này của Trung ương, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục BÙI HOÀI SƠN nhấn mạnh, bồi đắp nguyên khí quốc gia vững mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu thời đại mới là chủ trương rất đúng đắn và cần sớm cụ thể hóa bằng những chính sách cụ thể, tạo điều kiện cho đội ngũ trí thức đóng góp nhiều hơn và hiệu quả hơn cho đất nước. 

Yên Bái: Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh sơ kết 2 năm thực hiện Kết luận số 01- KL/TW của Bộ Chính trị
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

Yên Bái: Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh sơ kết 2 năm thực hiện Kết luận số 01- KL/TW của Bộ Chính trị

Ngày 15.6, Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Kết luận số 01 ngày 18.5.2021 của Bộ Chính trị và tuyên dương các mô hình, điển hình tiên tiến học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2021 – 2023; trao giải Cuộc thi viết về chủ đề "Đảng viên tốt, chi bộ kiểu mẫu" năm 2022 – 2023.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị cho ý kiến tổng kết Nghị quyết 26-NQ/TW về phát triển tỉnh Nghệ An
Chính trị

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị cho ý kiến tổng kết Nghị quyết 26-NQ/TW về phát triển tỉnh Nghệ An

Sáng 25.5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị cho ý kiến về Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 30.7.2013 của Bộ Chính trị khóa XI về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng đồng bằng sông Hồng
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng đồng bằng sông Hồng

Sáng 12.2, tại Quảng Ninh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị Triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23.11.2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và xúc tiến đầu tư vùng (Nghị quyết số 30).

NGHỊ QUYẾT của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới
Chính trị

NGHỊ QUYẾT của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới

LTS: Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 30.1.2023, về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng Đông Nam Bộ
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng Đông Nam Bộ

Sáng 26.11, tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 7.10.2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Xúc tiến đầu tư Vùng, với chủ đề “Tư duy mới - Đột phá mới - Giá trị mới”.

Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ phải là Vùng phát triển năng động, nhanh, mạnh, bền vững hơn về kinh tế biển
Sự kiện nổi bật

Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ phải là Vùng phát triển năng động, nhanh, mạnh, bền vững hơn về kinh tế biển

Đây là một trong những nội dung được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh trong phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, sáng nay, 16.11.

Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
Sự kiện nổi bật

Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

Sáng 16.11, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị quán triệt Nghị quyết 24 về phát triển vùng Đông Nam Bộ
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị quán triệt Nghị quyết 24 về phát triển vùng Đông Nam Bộ

Sáng nay, 23.10, Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự, chủ trì và phát biểu chỉ đạo.

Cùng dự và chủ trì Hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng.

VÙNG ĐÔNG NAM BỘ CẦN PHÁT HUY MẠNH MẼ HƠN NỮA TRUYỀN THỐNG ANH HÙNG, KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO, NỖ LỰC PHẤN ĐẤU, THỰC HIỆN TỐT VAI TRÒ LÀ ĐẦU TÀU PHÁT TRIỂN CỦA CẢ NƯỚC
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

VÙNG ĐÔNG NAM BỘ CẦN PHÁT HUY MẠNH MẼ HƠN NỮA TRUYỀN THỐNG ANH HÙNG, KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO, NỖ LỰC PHẤN ĐẤU, THỰC HIỆN TỐT VAI TRÒ LÀ ĐẦU TÀU PHÁT TRIỂN CỦA CẢ NƯỚC

Phát biểu củaTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Vùng Đông Nam bộ cần nỗ lực phấn đấu, thực hiện tốt vai trò đầu tàu phát triển của cả nước
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Vùng Đông Nam bộ cần nỗ lực phấn đấu, thực hiện tốt vai trò đầu tàu phát triển của cả nước

Đây là nhấn mạnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ sáng nay, 23.10.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Cả nước vì Tây Nguyên, Tây Nguyên vượt khó vươn lên cùng cả nước và vì cả nước!
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Cả nước vì Tây Nguyên, Tây Nguyên vượt khó vươn lên cùng cả nước và vì cả nước!

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh như vậy trong phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở Vùng Tây Nguyên sáng nay, 14.10.