Bí thư Hà Nội yêu cầu tạm dừng thi công công trình số 61 Trần Phú

Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu các cơ quan chức năng khẩn trương có văn bản yêu cầu chủ đầu tư tạm dừng thi công công trình tại số 61 Trần Phú, tổ chức kiểm tra quy trình, thủ tục triển khai dự án này.

Ban Cán sự đảng Ủy ban Nhân dân thành phố, Quận ủy Ba Đình, Quận ủy Đống Đa chỉ đạo kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan để xảy ra vi phạm (nếu có) tại công trình xây dựng tại số 61 Trần Phú (quận Ba Đình) và số 84 đường Láng (quận Đống Đa). Kết quả thực hiện phải báo cáo về Thường trực Thành ủy trước ngày 15.4.

Đây là chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh trên báo chí liên quan đến các công trình này.

Công trình 61 Trần Phú
Công trình 61 Trần Phú

Nội dung chỉ đạo được nêu trong Công văn số 354-CV/TU ngày 6.4 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về việc kiểm tra, báo cáo nội dung liên quan đến hai công trình nói trên.

Trước đó, thông tin trên báo chí có đăng bài: “Nhà 5 tầng xây không phép trên đất lấn chiếm “ngáng” dự án gần 800 tỷ đồng,” “Nhà xây không phép trên đất lấn chiếm, chính quyền ở đâu?” và bài “Lô 'đất vàng' gần quảng trường Ba Đình sắp xây cao ốc.”

Trước vấn đề báo nêu, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng yêu cầu Ban cán sự đảng Ủy ban Nhân dân thành phố chỉ đạo Ủy ban Nhân dân thành phố, các sở, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao khẩn trương có văn bản yêu cầu chủ đầu tư tạm dừng thi công công trình tại số 61 Trần Phú (quận Ba Đình); tổ chức kiểm tra quy trình, thủ tục triển khai dự án nêu trên, báo cáo kết quả về Thường trực Thành ủy trước ngày 8.4.

Cùng với đó, ông Đinh Tiến Dũng yêu cầu Quận ủy Đống Đa chỉ đạo Ủy ban Nhân dân quận khẩn trương kiểm tra, báo cáo kết quả về Thường trực Thành ủy việc chấp hành pháp luật về đầu tư-xây dựng, đất đai và quản lý trật tự xây dựng tại công trình xây dựng nhà 5 tầng số 84 đường Láng (trên phần đất lấn chiếm của dự án số 90 đường Láng), phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa như thông tin báo nêu.

Trên đường phát triển

Ninh Thuận sẵn sàng cho dự án điện hạt nhân
Trên đường phát triển

Ninh Thuận sẵn sàng cho dự án điện hạt nhân

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận TRẦN QUỐC NAM khẳng định, việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân là rất cần thiết trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Ninh Thuận sẵn sàng phối hợp, đồng hành để dự án điện hạt nhân triển khai đúng tiến độ đề ra.

Bà Rịa - Vũng Tàu và Lai Châu chia sẻ kinh nghiệm giảm nghèo, phát triển kinh tế
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu và Lai Châu chia sẻ kinh nghiệm giảm nghèo, phát triển kinh tế

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có buổi làm việc với Đoàn công tác UBND tỉnh Lai Châu, chia sẻ kinh nghiệm giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội. Đây là dịp để hai địa phương đánh giá kết quả đạt được, đồng thời đề xuất giải pháp đột phá nhằm thúc đẩy giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Bắc Giang nỗ lực hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cao
Địa phương

Bắc Giang nỗ lực hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cao

Từ một tỉnh thuần nông, Bắc Giang đã tạo nên kỳ tích khi liên tiếp trong nhiều năm liền tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt hai con số và ghi tên mình trong bảng xếp hạng các tỉnh dẫn đầu cả nước về tăng trưởng. Đặc biệt, trong 2 năm trở lại đây, Bắc Giang vươn lên ngôi vị “quán quân” về tốc độ tăng trưởng (năm 2023 đạt 13,45%; năm 2024 đạt 13,85%). Với tiền đề này, cùng tinh thần chủ động, trách nhiệm, các chuyên gia kinh tế cho rằng, Bắc Giang đủ tự tin để đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2025 ở mức 13,6%.

Thanh Hóa giữ vững đà tăng trưởng
Trên đường phát triển

Thanh Hóa giữ vững đà tăng trưởng

Liên tục đạt mức tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm, đặc biệt, năm 2024, Thanh Hóa gây ấn tượng với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,16%, vươn lên vị trí thứ 2 của cả nước. Để giữ vững đà tăng trưởng hai con số, tỉnh đang thực hiện đồng bộ các giải pháp, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; tháo gỡ các "điểm nghẽn" về cơ chế, chính sách; đẩy mạnh chuyển đổi số để dẫn dắt kinh tế số; đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư công và thúc đẩy tiến độ các công trình, dự án trọng điểm.

Mong có chính sách tốt nhất cho di dân vùng dự án điện hạt nhân tỉnh Ninh Thuận
Quốc hội và Cử tri

Mong có chính sách tốt nhất cho di dân vùng dự án điện hạt nhân tỉnh Ninh Thuận

Theo chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Trong đó, có cơ chế đặc thù: “Cho áp dụng mức giá thu hồi đất, hỗ trợ bồi thường, di dân tái định cư và xây dựng nhà máy Điện hạt nhân ở mức cao nhất theo quy định nhân (x) với 1,5 lần”.

Lan tỏa niềm tin, động lực phát triển
Trên đường phát triển

Lan tỏa niềm tin, động lực phát triển

Trong năm 2025, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt 14%, cao hơn mức Thủ tướng Chính phủ giao và tăng 2% so với Nghị quyết số 31-NQ/TU ngày 2.12.2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết số 237/NQ-HĐND ngày 6.12.2024 của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, ngay từ những ngày đầu năm, toàn tỉnh đã tập trung, quyết liệt triển khai các giải pháp, nỗ lực tối đa phấn đấu hoàn thành để cùng cả nước hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng chung đã đề ra.

Để sản phẩm làng nghề ngày một vươn xa
Địa phương

Để sản phẩm làng nghề ngày một vươn xa

Hà Nội, Thủ đô ngàn năm văn hiến, là nơi lưu giữ những nét tinh hoa văn hóa đặc sắc, đặc biệt là các làng nghề và nghề truyền thống. Nhiều năm qua, từ những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, biết bao sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo đã ra đời, vượt qua thời gian để tồn tại và phát triển cho đến ngày nay.

Thành phố Hải Phòng: Quyết liệt mục tiêu tăng trưởng 12,5%
Trên đường phát triển

Thành phố Hải Phòng: Quyết liệt mục tiêu tăng trưởng 12,5%

Tại cuộc họp mới đây của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng nghe báo cáo, cho ý kiến về một số nội dung, trong có nhiệm vụ, giải pháp thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 là 12,5%, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu nhấn mạnh việc Ban cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo các sở, ngành, địa phương quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công ngay trong những tháng đầu năm; sớm ban hành Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, kết nối với doanh nghiệp vốn nước ngoài (FDI)…

Hà Giang bứt phá trong cải cách hành chính
Địa phương

Hà Giang bứt phá trong cải cách hành chính

Với phương châm lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, công tác cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh Hà Giang đã có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2024, hàng loạt chỉ số tăng lên vượt bậc, như: chỉ số CCHC (PAR Index) xếp thứ 23/63, tăng 17 bậc so với năm 2022; chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan nhà nước (SIPAS) xếp thứ 31/63 tỉnh, thành phố và xếp thứ 6/14 các tỉnh miền núi phía Bắc; đơn giản hóa 85 thủ tục hành chính (TTHC); tỷ lệ xử lý TTHC đúng hạn đạt 99,72%…