Tây Ninh: Quyết tâm hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025

Năm 2025 có ý nghĩa quan trọng đối với tỉnh Tây Ninh, đánh dấu chặng đường cuối của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 – 2025. 

dji-0586.jpg
Tây Ninh đặt mục tiêu phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế hai con số trong năm 2025

Năm 2025, Tây Ninh đặt mục tiêu phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế hai con số theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 140/CĐ-TTg. Tỉnh sẽ đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả cạnh tranh. Đồng thời, huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy ứng dụng khoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển.

Trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước tiếp tục có nhiều biến động, Tây Ninh xác định tập trung kế thừa, phát huy các thành tựu đạt được, đồng thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc để hoàn thành cao nhất các nhiệm vụ, mục tiêu kế hoạch đề ra.

Để hiện thực hóa mục tiêu phát triển, Tây Ninh đề ra một loạt nhiệm vụ và giải pháp cụ thể:

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, rà soát, điều chỉnh chỉ tiêu phát triển, thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, Nghị quyết HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động chính quyền theo hướng "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả," gắn với tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.

Phát triển hạ tầng, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm như cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài, khu công nghiệp Phước Đông giai đoạn 3, hạ tầng giao thông kết nối vùng.

Tái cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp bền vững, mở rộng vùng chuyên canh, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị sản phẩm OCOP, phấn đấu 71/71 xã đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2025.

Thúc đẩy đầu tư công, tập trung giải ngân vốn gắn với kiểm soát chất lượng công trình, tránh thất thoát, lãng phí.

dji-0556.jpg
Cửa khẩu Mộc Bài

Phát triển đô thị và quy hoạch, hoàn thiện quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, Xa Mát và đô thị mới Tân Hưng, Thái Bình, Thanh Điền, Bàu Năng.

Chuyển đổi số, đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến, phấn đấu 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được thực hiện trực tuyến vào cuối năm 2025, tối thiểu 70% hồ sơ được xử lý trực tuyến toàn trình.

Đào tạo nguồn nhân lực, thành lập phân hiệu đại học, phát triển Trường Cao đẳng Y tế, nâng cao tay nghề lao động đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Bảo vệ môi trường, kiểm soát chất thải từ sản xuất, phân loại rác tại nguồn, tăng cường xử lý ô nhiễm môi trường xuyên biên giới.

Bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm, buôn lậu qua biên giới, giảm tai nạn giao thông.

Chống tham nhũng, lãng phí, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, xử lý nghiêm các vụ việc tiêu cực, siết chặt kỷ luật, kỷ cương.

Với quyết tâm cao, Tây Ninh không chỉ hướng tới hoàn thành kế hoạch 5 năm 2021 - 2025 mà còn tạo đà bứt phá cho giai đoạn phát triển mới, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của vùng Đông Nam Bộ và cả nước.

Địa phương

Để sản phẩm làng nghề ngày một vươn xa
Địa phương

Để sản phẩm làng nghề ngày một vươn xa

Hà Nội, Thủ đô ngàn năm văn hiến, là nơi lưu giữ những nét tinh hoa văn hóa đặc sắc, đặc biệt là các làng nghề và nghề truyền thống. Nhiều năm qua, từ những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, biết bao sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo đã ra đời, vượt qua thời gian để tồn tại và phát triển cho đến ngày nay.

Thành phố Hải Phòng: Quyết liệt mục tiêu tăng trưởng 12,5%
Trên đường phát triển

Thành phố Hải Phòng: Quyết liệt mục tiêu tăng trưởng 12,5%

Tại cuộc họp mới đây của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng nghe báo cáo, cho ý kiến về một số nội dung, trong có nhiệm vụ, giải pháp thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 là 12,5%, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu nhấn mạnh việc Ban cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo các sở, ngành, địa phương quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công ngay trong những tháng đầu năm; sớm ban hành Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, kết nối với doanh nghiệp vốn nước ngoài (FDI)…

Bà Rịa - Vũng Tàu: Ý thức giao thông nâng cao, vi phạm giảm mạnh sau 1 tháng thực hiện Nghị định 168
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Ý thức giao thông nâng cao, vi phạm giảm mạnh sau 1 tháng thực hiện Nghị định 168

Sau 1 tháng thực hiện Nghị định 168/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, tình hình trật tự an toàn giao thông tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều chuyển biến tích cực. Số vụ vi phạm giảm mạnh, ý thức chấp hành luật giao thông của người dân nâng cao.

Hà Giang bứt phá trong cải cách hành chính
Địa phương

Hà Giang bứt phá trong cải cách hành chính

Với phương châm lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, công tác cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh Hà Giang đã có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2024, hàng loạt chỉ số tăng lên vượt bậc, như: chỉ số CCHC (PAR Index) xếp thứ 23/63, tăng 17 bậc so với năm 2022; chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan nhà nước (SIPAS) xếp thứ 31/63 tỉnh, thành phố và xếp thứ 6/14 các tỉnh miền núi phía Bắc; đơn giản hóa 85 thủ tục hành chính (TTHC); tỷ lệ xử lý TTHC đúng hạn đạt 99,72%…

Nhiều cán bộ chủ chốt ở Hà Tĩnh xin nghỉ hưu trước tuổi
Hoạt động chính quyền

Nhiều cán bộ chủ chốt ở Hà Tĩnh xin nghỉ hưu trước tuổi

Thực hiện theo chủ trương tinh gọn bộ máy, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức thuận lợi trong sắp xếp đội ngũ cán bộ kế cận, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải cùng hàng trăm cán bộ, viên chức ở tỉnh Hà Tĩnh đã gương mẫu xin nghỉ hưu trước tuổi.