TP Hà Nội: Phát động 'Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ' xuân Ất Tỵ

Sáng 10.2, Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Nam Từ Liêm tổ chức Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" xuân Ất Tỵ năm 2025 tại Công viên Hồ Phùng Khoang (phường Trung Văn).

Công viên Phùng Khoang - nơi tổ chức lễ phát động Tết trồng cây năm 2025 - một công viên công cộng lớn nằm giữa nhiều khu đô thị đông dân cư của quận Nam Từ Liêm, nơi chỉ cách đây khoảng 2 tháng vẫn còn bộn bề nhiều công việc chưa được hoàn thành, chưa đưa vào khai thác, sử dụng để nhân dân thụ hưởng.

Tuy nhiên với sự chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả của Thành phố, trực tiếp là của Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của UBND thành phố Hà Nội, sự phối hợp trách nhiệm, hiệu quả của các sở, ban ngành, của nhà đầu tư, sự phối hợp của quận Thanh Xuân và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị quận Nam Từ Liêm để quận Nam Từ Liêm có thêm được một công viên to đẹp phục vụ cho lợi ích công cộng của nhân dân, góp phần giúp cho diện mạo quận Nam Từ Liêm và các quận lân cận có thêm được một không gian xanh trong lòng đô thị vô cùng quý giá.

dsc09436.jpg
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh tham gia trồng cây tại Công viên hồ Phùng Khoang. Ảnh: A.V

Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm Mai Trọng Thái nhấn mạnh, việc trồng cây có vai trò hết sức quan trọng trong bối cảnh tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội và cuộc sống của nhân dân. Cùng với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, thì việc bảo vệ môi trường hệ sinh thái là hết sức quan trọng, bảo đảm cho sự phát triển bền vững, bảo vệ cuộc sống của nhân dân.

dsc09404.jpg
Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm Mai Trọng Thái phát biểu. Ảnh: H.T

Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm Mai Trọng Thái đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội cần phải tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn về mục đích, ý nghĩa của Tết trồng cây, về vai trò, tác dụng to lớn, lợi ích toàn diện, lâu dài, giá trị nhân văn của việc trồng cây. Cùng với đó, đề nghị các cấp, các ngành, UBND các phường cùng hưởng ứng và tổ chức phát động Tết trồng cây phù hợp với điều kiện của địa phương, cơ quan, đơn vị, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, tránh phô trương hình thức, góp phần xây dựng quận Nam Từ Liêm ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp.

Trên đường phát triển

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa Lại Thế Nguyên đi khảo sát thực tế việc thực hiện Chỉ thị 22 tại huyện Thường Xuân
Trên đường phát triển

Bài cuối: Quyết liệt gỡ khó

Từ giữa tháng 3.2025 đến nay, tỉnh Thanh Hóa tổ chức khởi công xây dựng đồng loạt nhà ở cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn theo Chỉ thị số 22-CT/TU về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh (Chỉ thị 22). Lãnh đạo tỉnh đã trực tiếp khảo sát từng địa phương, thôn, bản, hộ gia đình, nắm bắt tình hình thực tiễn, kịp thời ghi nhận khó khăn để có chỉ đạo kịp thời, giúp các địa phương thực hiện thành công Cuộc vận động xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi toàn tỉnh.

Phát triển kinh tế đêm cần kết hợp với bảo tồn di sản
Trên đường phát triển

Phát triển kinh tế đêm cần kết hợp với bảo tồn di sản

Đây là ý kiến được đưa ra tại Hội thảo "Phát triển kinh tế đêm Sa Pa - thực trạng và giải pháp" do UBND thị xã Sa Pa tổ chức ngày 23.3. Tham dự hội thảo có Tỉnh ủy viên, Bí thư thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã Sa Pa Phan Đăng Toàn; Phó Bí thư thị uỷ, Chủ tịch UBND thị xã Tô Ngọc Liễn cùng các chuyên gia kinh tế, lãnh đạo các doanh nghiệp. 

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy dự lễ khởi công, trao biển hỗ trợ xây dựng nhà ở cho gia đình ông Lê Văn Phương, thôn Thập Lý, xã Thăng Long, huyện Nông Cống
Xã hội

Bài 1: Những nếp nhà của tình đoàn kết

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính “Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát bằng mọi nguồn lực, với cách làm mới”, tỉnh Thanh Hóa đang quyết liệt triển khai các giải pháp hiện thực hóa giấc mơ “an cư lạc nghiệp” cho hàng nghìn hộ dân. Tỉnh xác định xóa toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn với tinh thần dù bất cứ địa bàn nào, công tác triển khai khó khăn đến mấy cũng quyết tâm hoàn thành trong năm 2025.

 Sau gần 5 năm triển khai Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy, diện mạo đô thị của Thủ đô có nhiều chuyển biến tích cực và rõ nét.
Trên đường phát triển

Bước tiến mới trong phát triển, chỉnh trang đô thị Thủ đô

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (Khóa XVII) về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 - 2025”, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đánh giá, sau 4 năm thực hiện bài bản, nghiêm túc, khoa học, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị, Chương trình đã tạo ra bước tiến mới trong phát triển, chỉnh trang đô thị và được cử tri, Nhân dân Thủ đô ủng hộ, đánh giá cao.

Sức hút du lịch từ Cao nguyên Mộc Châu
Trên đường phát triển

Sức hút du lịch từ Cao nguyên Mộc Châu

Từ đầu năm 2025 đến nay, Mộc Châu (Sơn La) đã đón khoảng hơn 1 triệu lượt du khách, doanh thu du lịch ước tính đạt hơn 1.300 tỷ đồng... Hệ sinh thái đa dạng và giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đang là nguồn tài nguyên vô giá, tạo nên sức hút đối với du lịch của cao nguyên Mộc Châu.

Hòa Bình nỗ lực dẫn đầu về chuyển đổi số vùng
Địa phương

Hòa Bình nỗ lực dẫn đầu về chuyển đổi số vùng

Xác định phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là một trong năm khâu đột phá phát triển kinh tế - xã hội, ngay từ đầu năm, Tỉnh ủy Hòa Bình đã ban hành Chương trình hành động số 33-Ctr/TU nhằm tạo bứt phá về lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Qua đó, giúp Hòa Bình hoàn thành sớm mục tiêu trở thành tỉnh dẫn đầu về chuyển đổi số vùng trung du và miền núi phía Bắc.