Lan tỏa niềm tin, động lực phát triển

Trong năm 2025, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt 14%, cao hơn mức Thủ tướng Chính phủ giao và tăng 2% so với Nghị quyết số 31-NQ/TU ngày 2.12.2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết số 237/NQ-HĐND ngày 6.12.2024 của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, ngay từ những ngày đầu năm, toàn tỉnh đã tập trung, quyết liệt triển khai các giải pháp, nỗ lực tối đa phấn đấu hoàn thành để cùng cả nước hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng chung đã đề ra.

Mọi người, mọi nhà đều có Tết

Với mục tiêu chăm lo cho Nhân dân ở mọi miền, mọi đối tượng chu đáo hơn, tốt hơn, dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 vừa qua, các đoàn công tác của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các đơn vị lực lượng vũ trang của tỉnh đã tổ chức đi thăm, chúc Tết cán bộ, đảng viên, Nhân dân các dân tộc trên địa bàn; cán bộ, chiến sĩ; thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công và đơn vị làm nhiệm vụ trực Tết.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Vũ Đại Thắng thăm, tặng quà động viên cán bộ, công nhân Nhà máy ô tô Thành Công (KCN Việt Hưng, TP. Hạ Long). Ảnh: Q.M.G
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Vũ Đại Thắng thăm, tặng quà động viên cán bộ, công nhân Nhà máy ô tô Thành Công (KCN Việt Hưng, TP. Hạ Long). Ảnh: Q.M.G

Đến hết Tết Nguyên đán, tỉnh đã trao trên 351.000 suất quà cho các đối tượng được thụ hưởng. Các chính sách an sinh xã hội, phát huy truyền thống đại đoàn kết, tinh thần “tương thân, tương ái” của dân tộc, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui Xuân, đón Tết được triển khai thực hiện đồng bộ ở các cấp, các ngành bằng nhiều hình thức thiết thực, ý nghĩa…

Các hoạt động tuyên truyền trực quan và trên các phương tiện thông tin đại chúng được đẩy mạnh, lan tỏa sâu rộng. Hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí được tổ chức sôi nổi, đa dạng. Các hoạt động du lịch được triển khai hiệu quả, trong 9 ngày nghỉ Tết, Quảng Ninh đã đón 969.000 lượt khách du lịch (khách quốc tế đạt gần 229.000 lượt); tổng doanh thu du lịch đạt 2.600 tỷ đồng...

Những nỗ lực của các cấp, ngành, địa phương, MTTQ và các đoàn thể trong chủ động tổ chức thực hiện các nhiệm vụ dịp Tết Nguyên đán theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương và của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã mang đến không khí vui tươi, lành mạnh, an toàn để Nhân dân trong tỉnh được vui Xuân, đón Tết; mọi người, mọi nhà đều có Tết, không ai bị bỏ lại phía sau.

Nỗ lực tối đa cho mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt 14%

Vui Xuân mới không quên nhiệm vụ, cùng với chăm lo Tết Nguyên đán cho Nhân dân, cấp ủy, chính quyền toàn tỉnh cũng thể hiện sự vào cuộc khẩn trương với tinh thần quyết tâm, quyết liệt hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong năm cuối nhiệm kỳ. Trong đó, tỉnh phấn đấu tăng trưởng kinh tế GRDP đạt 14%, (cao hơn mức Thủ tướng Chính phủ giao, tăng 2% so với Nghị quyết số 31-NQ/TU ngày 2.12.2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết số 237/NQ-HĐND ngày 6.12.2024 của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025). Hoàn thành mục tiêu này, đồng nghĩa với quy mô nền kinh tế năm 2025 của tỉnh sẽ đạt khoảng 395.000 tỷ đồng.

Đây được xem là những con số đòi hỏi sự cố gắng tối đa, nỗ lực cao nhất của toàn bộ hệ thống chính trị, người dân và cộng đồng doanh nghiệp toàn tỉnh. Mặc dù vậy, theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ninh, kịch bản tăng trưởng đã được xây dựng trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, căn cơ các nguồn lực, các nhân tố tăng trưởng trong từng ngành, từng lĩnh vực. Đồng thời, đã xây dựng những giải pháp quyết liệt, khả thi giải quyết vấn đề trong điều kiện thực hiện tốt nhất ở cả 3 khu vực kinh tế.

Trong đó, khu vực công nghiệp - xây dựng, ngành chế biến, chế tạo tiếp tục được xác định là động lực tăng trưởng chính; tạo mọi điều kiện đưa khoảng 120 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư toàn xã hội vào phát triển kinh tế - xã hội. Nhân tố nổi bật trong khu vực này là Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đi vào sản xuất, dự kiến đạt 20 nghìn ô tô trong năm 2025. Ngành du lịch - dịch vụ - xuất nhập khẩu tiếp tục phát triển đột phá. Du lịch phấn đấu thu hút 20 triệu lượt khách, doanh thu đạt 55 nghìn tỷ đồng; thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hoạt động xuất nhập khẩu; đẩy mạnh hoạt động đầu tư; giải phóng nguồn lực cho đầu tư phát triển lĩnh vực này. Khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, mức tăng trưởng năm 2025 được đặt ra ở mức cao nhất trong bối cảnh ngành nông nghiệp địa phương bị ảnh hưởng nặng nề và đang phục hồi mạnh mẽ sau cơn bão Yagi...

Tại Hội nghị nghe và cho ý kiến về kịch bản tăng trưởng vừa diễn ra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đánh giá, một trong những giải pháp quan trọng nhất được xác định là đẩy mạnh hoạt động đầu tư, bảo đảm giải phóng toàn bộ nguồn lực cho đầu tư phát triển. Theo đó, phải tập trung tháo gỡ dứt điểm, tổng thể tất cả các điểm nghẽn, vướng mắc đã tồn tại từ nhiều năm nay như: quy hoạch, giải phóng mặt bằng, nguồn đất san lấp; nhanh chóng rà soát, điều chỉnh các quy định không còn phù hợp với thực tế đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền cấp tỉnh...

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng nêu rõ, phấn đấu tăng trưởng kinh tế GRDP năm 2025 đạt 14% là nhiệm vụ quan trọng của tỉnh và góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng của cả nước. Vì vậy, toàn tỉnh phải tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, vướng mắc đã tồn tại nhiều năm qua như: quy hoạch, giải phóng mặt bằng, nguồn đất san lấp; nhanh chóng rà soát, điều chỉnh các quy định không còn phù hợp với thực tế với các vấn đề thuộc thẩm quyền cấp tỉnh...

Cùng với đó, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công đang triển khai, giải ngân nhanh nhất ngay từ những ngày đầu, tháng đầu, để nhanh chóng đưa các dự án đi vào khai thác, tạo động lực cho phát triển. Đồng thời, sớm hoàn thiện thủ tục đầu tư đối với các dự án đã có chủ trương đầu tư và có đủ điều kiện để khởi công ngay trong năm 2025.

Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng cũng đã giao trách nhiệm cho các sở, ngành, địa phương đối với từng chỉ tiêu tăng trưởng cụ thể. Qua đó, nâng cao trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương trong việc thực hiện các giải pháp được đặt ra, nhất là các vấn đề liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án đầu tư trên địa bàn...

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm mới, Quảng Ninh hoàn toàn có thể hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu tăng trưởng năm 2025 được đặt ra ở mức rất cao. Qua đó, tiếp tục khẳng định vị thế của một trong những địa phương đầu tàu trong phát triển kinh tế, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của cả nước.

Trên đường phát triển

Cán bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Kim Bôi trao đổi với người dân về phương án bồi thường, đền bù giải phóng mặt bằng.
Địa phương

Quyết tâm đưa dự án Quần thể khu đô thị sinh thái Cuối Hạ khởi công đúng tiến độ

Với quyết tâm để dự án Quần thể khu đô thị sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp và hệ thống cáp treo Cuối Hạ khởi công theo đúng kế hoạch trong tháng 5 tới, thời điểm này, huyện Kim Bôi (Hòa Bình) đang nỗ lực, quyết liệt chỉ đạo công tác đền bù giải phóng mặt bằng, triển khai khu tái định cư, khu xây dựng nông thôn mới và một số hạng mục khác.

Gia Lâm về đích xây dựng nông thôn mới nâng cao
Địa phương

Gia Lâm về đích xây dựng nông thôn mới nâng cao

Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, huyện Gia Lâm có 20/20 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Trong đó, có 7 xã NTM kiểu mẫu; huyện đạt 9/9 tiêu chí, với 38 chỉ tiêu huyện NTM nâng cao, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 22, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra trước 2 năm.

Quảng Ninh: Rà soát, loại bỏ ngay những quy định, thủ tục hành chính đang là rào cản phát triển
Trên đường phát triển

Quảng Ninh: Rà soát, loại bỏ ngay những quy định, thủ tục hành chính đang là rào cản phát triển

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố kết quả các Chỉ số PAR INDEX, SIPAS, DDCI, DGI, DTI của cơ quan, đơn vị, địa phương năm 2024 diễn ra sáng nay, 15.3, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Đức Ấn đề nghị, các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục nêu cao tinh thần lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính từ tỉnh đến cơ sở. Phải loại bỏ ngay những quy định, thủ tục hành chính (TTHC) đang là rào cản cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhân dân; bảo đảm giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính.

Chặn dòng, tích nước dự án hồ thủy lợi nghìn tỷ giữa lòng TP. Buôn Ma Thuột
Trên đường phát triển

Chặn dòng, tích nước dự án hồ thủy lợi nghìn tỷ giữa lòng TP. Buôn Ma Thuột

Dự án hồ thủy lợi Ea Tam sau khi hoàn thiện sẽ bảo đảm điều tiết được trên 1 triệu m3 nước để phục vụ nước sinh hoạt cho khoảng 25.000 người dân trong khu vực thành phố và lân cận. Công trình cũng được kỳ vọng là địa điểm khai thác tiềm năng du lịch, kêu gọi đầu tư và mở rộng không gian đô thị quanh vùng dự án.

Liên kết chuỗi để phát triển cà phê bền vững
Địa phương

Liên kết chuỗi để phát triển cà phê bền vững

Trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025, ngày 13.3, Hội Nông dân tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo “Nông dân với phát triển cà phê bền vững” nhằm hướng các hội viên nông dân tích cực phát triển kinh tế tập thể, liên kết chuỗi để phát triển ngành hàng cà phê bền vững.

Hà Nội: Đổi mới toàn diện việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính
Trên đường phát triển

Hà Nội: Đổi mới toàn diện việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 12.3.2025 về việc nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình; cung cấp dịch vụ số mới được cá nhân hóa, dựa trên dữ liệu cho người dân và doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính.

Thành lập Báo Lào Cai trên cơ sở hợp nhất Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
Trên đường phát triển

Thành lập Báo Lào Cai trên cơ sở hợp nhất Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh

Từ ngày 1.4, Báo Lào Cai hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy, gồm 9 đơn vị trực thuộc, gồm: Phòng Hành chính - Trị sự; Phòng Kỹ thuật - Công nghệ; Phòng Thư ký tổng hợp; Phòng Biên tập và tổ chức sản xuất; Phòng Văn nghệ - Thể thao - Giải trí; Phòng Dân tộc; Phòng Thời sự - Chính trị; Phòng Kinh tế - Xã hội; Phòng Phát triển nội dung số.

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa chụp ảnh lưu niệm với cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Thanh Hóa: Gỡ điểm nghẽn để doanh nghiệp phát triển trong kỷ nguyên vươn mình

Ngày 13.3, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa tổ chức tọa đàm “Doanh nghiệp, doanh nhân Thanh Hóa - Kỳ vọng trong kỷ nguyên vươn mình”. Tại tọa đàm, các doanh nghiệp đã chia sẻ khó khăn và kiến nghị các giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động sản xuất kinh doanh để đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh

Hòa Bình: Xây dựng văn hóa giao thông gắn với vai trò nêu gương người đứng đầu
Địa phương

Hòa Bình: Xây dựng văn hóa giao thông gắn với vai trò nêu gương người đứng đầu

Nhằm triển khai hiệu quả các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, quyết tâm kiềm chế, kéo giảm tai nạn giao thông, tỉnh Hòa Bình đã tập trung triển khai các dự án nâng cao kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Đôn đốc các đơn vị quản lý đường bộ, các địa phương triển khai công tác bảo trì đường bộ. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, tích cực nêu cao tinh thần tự giác, gương mẫu chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông; xây dựng văn hóa giao thông theo tổ chức gắn với vai trò nêu gương của người đứng đầu.

Hoa Lư – Vươn tầm thành phố toàn cầu trên nền tảng đô thị di sản thiên niên kỷ mang đậm bản sắc Việt
Trên đường phát triển

Hoa Lư – Vươn tầm thành phố toàn cầu trên nền tảng đô thị di sản thiên niên kỷ mang đậm bản sắc Việt

Ngày nay, những giá trị lịch sử, văn hóa, phẩm chất nổi bật của con người vùng đất thiêng Hoa Lư (Ninh Bình) vẫn luôn được gìn giữ, lan tỏa, rộng mở và tiếp biến không ngừng, trở thành giá trị đặc trưng, là động lực, lợi thế cạnh tranh để tỉnh Ninh Bình vươn lên mạnh mẽ, hướng tới một thành phố toàn cầu trên nền tảng Đô thị di sản thiên niên kỷ mang đậm bản sắc Việt.

Hà Nội: Tiếp tục xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị
Trên đường phát triển

Hà Nội: Tiếp tục xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị

Chiều 12.3, Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết kết quả thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU ngày 17.3.2021 của Thành ủy Hà Nội về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021- 2025”; công bố và trao Quyết định các huyện Hoài Đức, Đông Anh, huyện Thanh Oai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Bắc Giang: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sửa chữa nhà tạm, nhà dột nát
Trên đường phát triển

Bắc Giang: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sửa chữa nhà tạm, nhà dột nát

Theo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Giang - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo xoá nhà tạm, nhà dột nát tỉnh, thực hiện Chỉ thị số 42/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 9.11.2024 về việc đẩy nhanh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, Ban Chỉ đạo tỉnh đã khởi công và hoàn thành 115 nhà.

Bắc Giang: Tiếp tục tháo gỡ, xử lý cụ thể đối với từng công trình, dự án chậm tiến độ, tồn đọng, vướng mắc
Trên đường phát triển

Bắc Giang: Tiếp tục tháo gỡ, xử lý cụ thể đối với từng công trình, dự án chậm tiến độ, tồn đọng, vướng mắc

Thông báo kết luận phiên họp UBND tỉnh Bắc Giang thường kỳ tháng 2.2025 cho thấy, tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2025 tiếp tục đạt kết quả khá tích cực. Các ngành sản xuất chủ lực vẫn duy trì tăng trưởng ở mức khá; chỉ số sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm tăng 26,25% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất đạt 130.747 tỷ đồng, tăng 26,32% so với cùng kỳ.