Thanh Hóa giữ vững đà tăng trưởng

Liên tục đạt mức tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm, đặc biệt, năm 2024, Thanh Hóa gây ấn tượng với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,16%, vươn lên vị trí thứ 2 của cả nước. Để giữ vững đà tăng trưởng hai con số, tỉnh đang thực hiện đồng bộ các giải pháp, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; tháo gỡ các "điểm nghẽn" về cơ chế, chính sách; đẩy mạnh chuyển đổi số để dẫn dắt kinh tế số; đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư công và thúc đẩy tiến độ các công trình, dự án trọng điểm.

Thúc đẩy động lực từ các ngành công nghiệp

Những chuyển động mới trong sự điều hành quyết liệt của Chính phủ đang tạo đà, tạo khí thế để cả nước phấn đấu tăng trưởng, chuẩn bị cho giai đoạn tăng trưởng cao và hiện thực hóa tầm nhìn về kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc. Thanh Hóa có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ tin tưởng và kỳ vọng sẽ tạo ra bứt phá, trở thành cực tăng trưởng của miền Bắc và cả nước. Trước kỳ vọng của Trung ương, khát vọng thịnh vượng của người Thanh Hóa cùng với đà tăng trưởng hiện tại, năm 2025, tỉnh Thanh Hóa đề ra mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 11% trở lên.

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa kiểm tra tiến độ các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Minh Hiếu
Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa kiểm tra tiến độ các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Minh Hiếu

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi, “Đoàn kết trách nhiệm - Sáng tạo hiệu quả - Tăng tốc về đích” là phương châm hành động được UBND tỉnh đề ra để thực hiện tốt mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của năm 2025. UBND tỉnh đã đề ra 9 nhiệm vụ giải pháp chủ yếu. Trong đó, tập trung thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng về đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu; đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế về nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, thương mại, du lịch, gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tạo động lực tăng trưởng. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh... Đặc biệt, tỉnh sẽ thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và các ngành, lĩnh vực mới; tập trung phát triển toàn diện cả 3 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Thực tế, công nghiệp là một trong những lĩnh vực đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế năm 2024 của tỉnh Thanh Hóa. Tại Kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Khóa XVIII, các đại biểu HĐND tỉnh đã nhận định, để có mức tăng trưởng đứng thứ 2 cả nước, lĩnh vực công nghiệp đóng góp tới hơn 50%, điều này cho thấy kinh tế của tỉnh dựa nhiều vào công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến chế tạo. Do đó, cùng với 46 dự án công nghiệp được chấp thuận chủ trương trong năm 2024, trong năm 2025, Thanh Hóa dự kiến sẽ thu hút thêm các dự án lớn, trọng điểm trong ngành công nghiệp. Đặc biệt, các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN như: Phú Quý với tổng mức đầu tư 55 triệu USD, Giang Quang Thịnh với tổng mức đầu tư 53 triệu USD, KCN phía Tây TP. Thanh Hóa với tổng mức đầu tư 122 triệu USD kỳ vọng sẽ là “đất lành” cho nhiều dự án đầu tư thứ cấp có chất lượng trong lĩnh vực chế biến - chế tạo.

Gỡ khó về cơ chế, chính sách

Về các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm giữ đà tăng trưởng kinh tế ổn định năm 2025, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh cho biết, tỉnh sẽ tiếp tục tập trung tháo gỡ các “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách để thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong đó, trọng tâm là tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục đầu tư kinh doanh, tiếp cận đất đai, giải phóng mặt bằng; đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án đầu tư ngoài ngân sách, các dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã được chấp thuận chủ trương đầu tư. “UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh theo phân công đã và đang duy trì giao ban nghe tiến độ thực hiện và chỉ đạo giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm trên địa bàn, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh” - Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh khẳng định.

Thực tế cho thấy, nhờ quyết liệt cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tỉnh Thanh Hóa đã thu hút được nhiều dự án đầu tư trực tiếp lớn, trọng điểm quốc gia. Các dự án khi đi vào hoạt động đã tạo đột phá, là động lực thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa luôn xác định việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển và triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn là nhiệm vụ chính trị hàng đầu. Theo đó, năm 2025, tỉnh đã đề ra mục tiêu tổng huy động vốn đầu tư phát triển đạt 140.000 tỷ đồng. Ngay từ những ngày đầu năm, lãnh đạo tỉnh đã đi khảo sát thực tế, kiểm tra tiến độ các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn để kịp thời tháo gỡ khó khăn, đặc biệt trong công tác giải phóng mặt bằng.

Năm 2025, tỉnh Thanh Hóa dự kiến sẽ giải phóng mặt bằng trên 2.590ha cho 686 dự án, trong đó dự án đầu tư công là 529 dự án. Theo đó, các sở, ngành, địa phương trên địa bàn đang chủ động hướng dẫn, yêu cầu các chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ pháp lý, quy hoạch chi tiết, bố trí nguồn vốn cho công tác giải phóng mặt bằng; tích cực, chủ động giải quyết khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để người dân đồng thuận trong công tác giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư, hướng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững.

Trong chuyến thăm, làm việc tại tỉnh Thanh Hóa mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Năm 2025, cả nước đang nỗ lực bảo đảm tăng trưởng ít nhất trên 8%, những năm tới phải bảo đảm tăng trưởng 2 con số, do đó tỉnh Thanh Hóa phải giữ đà, giữ nhịp cho tăng trưởng năm 2025. Tỉnh phải làm mới lại các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu), thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới như chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức… bảo đảm tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Thanh Hóa phải quyết tâm, đoàn kết, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hoàn thành tốt các nhiệm vụ năm 2025, để thực sự là động lực tăng trưởng của miền Bắc và cả nước.

Trên đường phát triển

Ninh Thuận sẵn sàng cho dự án điện hạt nhân
Trên đường phát triển

Ninh Thuận sẵn sàng cho dự án điện hạt nhân

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận TRẦN QUỐC NAM khẳng định, việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân là rất cần thiết trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Ninh Thuận sẵn sàng phối hợp, đồng hành để dự án điện hạt nhân triển khai đúng tiến độ đề ra.

Bà Rịa - Vũng Tàu và Lai Châu chia sẻ kinh nghiệm giảm nghèo, phát triển kinh tế
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu và Lai Châu chia sẻ kinh nghiệm giảm nghèo, phát triển kinh tế

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có buổi làm việc với Đoàn công tác UBND tỉnh Lai Châu, chia sẻ kinh nghiệm giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội. Đây là dịp để hai địa phương đánh giá kết quả đạt được, đồng thời đề xuất giải pháp đột phá nhằm thúc đẩy giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Bắc Giang nỗ lực hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cao
Địa phương

Bắc Giang nỗ lực hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cao

Từ một tỉnh thuần nông, Bắc Giang đã tạo nên kỳ tích khi liên tiếp trong nhiều năm liền tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt hai con số và ghi tên mình trong bảng xếp hạng các tỉnh dẫn đầu cả nước về tăng trưởng. Đặc biệt, trong 2 năm trở lại đây, Bắc Giang vươn lên ngôi vị “quán quân” về tốc độ tăng trưởng (năm 2023 đạt 13,45%; năm 2024 đạt 13,85%). Với tiền đề này, cùng tinh thần chủ động, trách nhiệm, các chuyên gia kinh tế cho rằng, Bắc Giang đủ tự tin để đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2025 ở mức 13,6%.

Mong có chính sách tốt nhất cho di dân vùng dự án điện hạt nhân tỉnh Ninh Thuận
Quốc hội và Cử tri

Mong có chính sách tốt nhất cho di dân vùng dự án điện hạt nhân tỉnh Ninh Thuận

Theo chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Trong đó, có cơ chế đặc thù: “Cho áp dụng mức giá thu hồi đất, hỗ trợ bồi thường, di dân tái định cư và xây dựng nhà máy Điện hạt nhân ở mức cao nhất theo quy định nhân (x) với 1,5 lần”.

Lan tỏa niềm tin, động lực phát triển
Trên đường phát triển

Lan tỏa niềm tin, động lực phát triển

Trong năm 2025, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt 14%, cao hơn mức Thủ tướng Chính phủ giao và tăng 2% so với Nghị quyết số 31-NQ/TU ngày 2.12.2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết số 237/NQ-HĐND ngày 6.12.2024 của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, ngay từ những ngày đầu năm, toàn tỉnh đã tập trung, quyết liệt triển khai các giải pháp, nỗ lực tối đa phấn đấu hoàn thành để cùng cả nước hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng chung đã đề ra.

Để sản phẩm làng nghề ngày một vươn xa
Địa phương

Để sản phẩm làng nghề ngày một vươn xa

Hà Nội, Thủ đô ngàn năm văn hiến, là nơi lưu giữ những nét tinh hoa văn hóa đặc sắc, đặc biệt là các làng nghề và nghề truyền thống. Nhiều năm qua, từ những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, biết bao sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo đã ra đời, vượt qua thời gian để tồn tại và phát triển cho đến ngày nay.

Thành phố Hải Phòng: Quyết liệt mục tiêu tăng trưởng 12,5%
Trên đường phát triển

Thành phố Hải Phòng: Quyết liệt mục tiêu tăng trưởng 12,5%

Tại cuộc họp mới đây của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng nghe báo cáo, cho ý kiến về một số nội dung, trong có nhiệm vụ, giải pháp thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 là 12,5%, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu nhấn mạnh việc Ban cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo các sở, ngành, địa phương quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công ngay trong những tháng đầu năm; sớm ban hành Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, kết nối với doanh nghiệp vốn nước ngoài (FDI)…

Hà Giang bứt phá trong cải cách hành chính
Địa phương

Hà Giang bứt phá trong cải cách hành chính

Với phương châm lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, công tác cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh Hà Giang đã có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2024, hàng loạt chỉ số tăng lên vượt bậc, như: chỉ số CCHC (PAR Index) xếp thứ 23/63, tăng 17 bậc so với năm 2022; chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan nhà nước (SIPAS) xếp thứ 31/63 tỉnh, thành phố và xếp thứ 6/14 các tỉnh miền núi phía Bắc; đơn giản hóa 85 thủ tục hành chính (TTHC); tỷ lệ xử lý TTHC đúng hạn đạt 99,72%…

Lào Cai: Thực hiện kiên quyết, đồng bộ, có hiệu quả công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Trên đường phát triển

Lào Cai: Thực hiện kiên quyết, đồng bộ, có hiệu quả công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Trong năm qua, nhờ triển khai, thực hiện quyết liệt, hiệu quả quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP), Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Chương trình tổng thể của Chính phủ về THTK, CLP..., công tác THTK, CLP của tỉnh Lào Cai đã đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực.