Cấp hơn 3.000 cây giống sâm Ngọc Linh cho hộ đồng bào DTTS ở Kon Tum

Huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum vừa thực hiện cấp phát miễn phí hàng nghìn cây giống sâm Ngọc Linh cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế.

4f297d5b870d3953601c.jpg
Người dân vui mừng nhận cây giống sâm Ngọc Linh được cấp phát

Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông Võ Trung Mạnh cho biết, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với UBND xã Đăk Na vừa tổ chức cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Các hộ được cấp giống sâm Ngọc Linh thuộc 2 xã Đăk Na và Văn Xuôi (huyện Tu Mơ Rông). Trong đó, có 35 hộ ở xã Đăk Na, 5 hộ ở xã Văn Xuôi. Sâm được cấp là sâm giống 1 năm tuổi, không mắc bệnh; đang sinh trưởng, phát triển tốt. Sâm cấp miễn phí cho dân trị giá gần 1 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, thực hiện hỗ trợ sản xuất theo chuỗi giá trị.

Ngay sau khi nhận sâm, cán bộ của Trung tâm và UBND xã Đăk Na đã cùng người dân lên các khu rừng già được quy hoạch trồng sâm để xuống giống. Tại đây, người dân được hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc để sâm sinh trưởng, phát triển tốt.

0c0fe61f1d49a317fa58.jpg
Ngoài được nhận cây giống sâm, bà con cũng được địa phương hỗ trợ về kỹ thuật chăm sóc

Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông Võ Trung Mạnh cho biết thêm, sâm Ngọc Linh là quốc bảo của Việt Nam. Tại địa phương, sâm Ngọc Linh được xác định là loại cây giúp dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Thời gian qua, bằng nhiều nguồn vốn và hỗ trợ, huyện đã tổ chức cấp phát sâm Ngọc Linh cho hộ nghèo, hộ cận nghèo để phát triển kinh tế. Nhờ đó, người dân đã xây dựng được các vườn sâm Ngọc Linh quý, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo. Thống kê sơ bộ cho thấy, trong 5 năm qua, cây sâm Ngọc Linh đã góp phần xóa gần 2.000 hộ nghèo; giúp hàng trăm hộ đã làm giàu, cá biệt có hộ thu nhập hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

“Việc các đơn vị của huyện hỗ trợ sâm giống cho 40 hộ dân đợt này, nhằm mục đích giúp bà con đồng bào Xơ Đăng có thêm sinh kế để phát triển kinh tế, qua đó, nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo. Huyện sẽ cử cán bộ giúp dân cùng chăm sóc, để sâm đạt tỷ lệ sống cao, sớm nhân rộng và có nguồn thu từ vườn sâm này.”, ông Mạnh nói.

Trên đường phát triển

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa Lại Thế Nguyên đi khảo sát thực tế việc thực hiện Chỉ thị 22 tại huyện Thường Xuân
Trên đường phát triển

Bài cuối: Quyết liệt gỡ khó

Từ giữa tháng 3.2025 đến nay, tỉnh Thanh Hóa tổ chức khởi công xây dựng đồng loạt nhà ở cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn theo Chỉ thị số 22-CT/TU về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh (Chỉ thị 22). Lãnh đạo tỉnh đã trực tiếp khảo sát từng địa phương, thôn, bản, hộ gia đình, nắm bắt tình hình thực tiễn, kịp thời ghi nhận khó khăn để có chỉ đạo kịp thời, giúp các địa phương thực hiện thành công Cuộc vận động xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi toàn tỉnh.

Phát triển kinh tế đêm cần kết hợp với bảo tồn di sản
Trên đường phát triển

Phát triển kinh tế đêm cần kết hợp với bảo tồn di sản

Đây là ý kiến được đưa ra tại Hội thảo "Phát triển kinh tế đêm Sa Pa - thực trạng và giải pháp" do UBND thị xã Sa Pa tổ chức ngày 23.3. Tham dự hội thảo có Tỉnh ủy viên, Bí thư thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã Sa Pa Phan Đăng Toàn; Phó Bí thư thị uỷ, Chủ tịch UBND thị xã Tô Ngọc Liễn cùng các chuyên gia kinh tế, lãnh đạo các doanh nghiệp. 

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy dự lễ khởi công, trao biển hỗ trợ xây dựng nhà ở cho gia đình ông Lê Văn Phương, thôn Thập Lý, xã Thăng Long, huyện Nông Cống
Xã hội

Bài 1: Những nếp nhà của tình đoàn kết

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính “Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát bằng mọi nguồn lực, với cách làm mới”, tỉnh Thanh Hóa đang quyết liệt triển khai các giải pháp hiện thực hóa giấc mơ “an cư lạc nghiệp” cho hàng nghìn hộ dân. Tỉnh xác định xóa toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn với tinh thần dù bất cứ địa bàn nào, công tác triển khai khó khăn đến mấy cũng quyết tâm hoàn thành trong năm 2025.

 Sau gần 5 năm triển khai Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy, diện mạo đô thị của Thủ đô có nhiều chuyển biến tích cực và rõ nét.
Trên đường phát triển

Bước tiến mới trong phát triển, chỉnh trang đô thị Thủ đô

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (Khóa XVII) về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 - 2025”, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đánh giá, sau 4 năm thực hiện bài bản, nghiêm túc, khoa học, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị, Chương trình đã tạo ra bước tiến mới trong phát triển, chỉnh trang đô thị và được cử tri, Nhân dân Thủ đô ủng hộ, đánh giá cao.

Sức hút du lịch từ Cao nguyên Mộc Châu
Trên đường phát triển

Sức hút du lịch từ Cao nguyên Mộc Châu

Từ đầu năm 2025 đến nay, Mộc Châu (Sơn La) đã đón khoảng hơn 1 triệu lượt du khách, doanh thu du lịch ước tính đạt hơn 1.300 tỷ đồng... Hệ sinh thái đa dạng và giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đang là nguồn tài nguyên vô giá, tạo nên sức hút đối với du lịch của cao nguyên Mộc Châu.

Hòa Bình nỗ lực dẫn đầu về chuyển đổi số vùng
Địa phương

Hòa Bình nỗ lực dẫn đầu về chuyển đổi số vùng

Xác định phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là một trong năm khâu đột phá phát triển kinh tế - xã hội, ngay từ đầu năm, Tỉnh ủy Hòa Bình đã ban hành Chương trình hành động số 33-Ctr/TU nhằm tạo bứt phá về lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Qua đó, giúp Hòa Bình hoàn thành sớm mục tiêu trở thành tỉnh dẫn đầu về chuyển đổi số vùng trung du và miền núi phía Bắc.