Mong có chính sách tốt nhất cho di dân vùng dự án điện hạt nhân tỉnh Ninh Thuận

Theo chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Trong đó, có cơ chế đặc thù: “Cho áp dụng mức giá thu hồi đất, hỗ trợ bồi thường, di dân tái định cư và xây dựng nhà máy Điện hạt nhân ở mức cao nhất theo quy định nhân (x) với 1,5 lần”.

z6314867996480-87739b4c94dc0c06e16a0264ef7d5d8e.jpg
Dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 triển khai tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam, đề xuất này của tỉnh nhằm mong muốn có chính sách tốt nhất cho người dân vùng dự án vốn đã chịu rất nhiều thiệt thòi sau hơn 15 năm dự án được quy hoạch, phê duyệt rồi tạm dừng chủ trương và giờ tiếp tục triển khai.

Thách thức lớn nếu không có chính sách đặc thù

Theo báo cáo, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại Nghị quyết 41/2009/QH12, ngày 25.11.2009, xác định quy hoạch xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 đặt tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam và Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 đặt tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải. Tổng diện tích quy hoạch xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, 2 là 1.642,22ha, đã tác động đến 1.288 hộ/4.911 khẩu tại thời điểm phê duyệt quy hoạch 2009, đến nay đã có nhiều thay đổi.

Đến tháng 11.2016, Quốc hội Khóa XIV ban hành Nghị quyết 31 dừng thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Để ổn định đời sống cho người dân, ngày 31.8.2018, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 115/NQ-CP về thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển kinh tế - xã hội; đến năm 2023, Trung ương đã phân bổ cho Ninh Thuận khoảng 273 tỷ đồng để đầu tư cho 18 dự án cơ sở hạ tầng phục vụ người dân.

z6314829185615-936f75518e6ba3ba7dc28dab8ccb9404.jpg
Khu vực được triển khai xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2

Phát biểu giải trình tại Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội thẩm tra Tờ trình số 74/TTr-CP ngày 8.2.2025 về các cơ chế, chính sách đặc thù cho xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Quốc Nam cho biết: ngay sau khi có chủ trương tái khởi động dự án, tỉnh đã tuyên truyền đến Nhân dân hiểu rõ hơn, cơ bản người dân ủng hộ, đồng thuận cao với chủ trương của Nhà nước. Tỉnh đã gửi 2.000 phiếu lấy ý kiến của người dân vùng dự án, có đến 90% người dân đồng thuận, còn lại do người dân chưa nắm rõ thông tin.

“Ngày 11.2.2025, tỉnh Ninh Thuận đã tiến hành kiểm kê đất đai chuẩn bị cho công tác thu hồi đất, di dân giải phóng mặt bằng để xây dựng dự án sẽ có khoảng 150ha đất phục vụ công tác di dời dân và khoảng 800ha cho xây dựng nhà máy, Ninh Thuận sẽ phải hoàn thành công tác đền bù, giải phóng mặt bằng khoảng 1.000ha trong thời gian 10-11 tháng. Đây là thách thức lớn với tỉnh nếu không có chính sách đặc thù”, ông Trần Quốc Nam nhấn mạnh.

Rất cần có cơ chế đặc thù ưu tiên

Ông Nguyễn Hàn - thôn Thái An, xã Vĩnh Hải (địa điểm được quy hoạch vị trí xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2) cho biết: Nhân dân đồng thuận và luôn sẵn sàng tâm thế di dời bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án. Tuy nhiên, kiến nghị về nơi ở mới phải tốt nhất và đời sống phải được ổn định sinh kế lâu dài, để người dân thật sự an tâm khi di dời.

Lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận khẳng định, thiệt thòi của bà con vùng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận rất lớn. Qua khảo sát, mong muốn của người dân là dự án sớm được triển khai, đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành theo thời hạn mà Chính phủ đề ra. Đất thuộc vùng dự án người dân đã sinh sống, canh tác lâu dài, là vùng ven biển người dân mong nhà nước có chính sách hỗ trợ phù hợp bảo đảm tốt nhất cho dự án và người dân như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm khi về thăm và làm việc với chính quyền và Nhân dân tỉnh Ninh Thuận vào tháng 12.2024.

Theo chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, ngày 15.2, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận; ngày 19.2 Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương và các cơ chế chính sách đặc thù để xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận.

Trước đó, ngày 15.1.2025, Ban chỉ đạo xây dựng dự án điện hạt nhân đã họp phiên thứ nhất. Tại phiên họp, Thủ tướng giao tỉnh Ninh Thuận làm chủ đầu tư, kêu gọi hợp tác công tư, thu hút đầu tư… để khai thác dân dụng Sân bay Thành Sơn (Ninh Thuận). Cùng với đó, cần chuẩn bị hạ tầng giao thông, điện, nước, văn hóa, giáo dục, thể thao… để đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà máy và phục vụ đội ngũ nhân lực triển khai dự án. Đề xuất và triển khai các công việc liên quan giải phóng mặt bằng, chính sách cho người dân nhường mặt bằng cho dự án.

Tại phiên họp Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân vào sáng 4.2.2025, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, phải rút ngắn thời gian hoàn thành dự án so với dự kiến trước đây, chậm nhất tới ngày 31.12.2031 phải hoàn thành và phấn đấu hoàn thành trước ngày 31.12.2030 vào dịp kỷ niệm 85 năm thành lập nước, 100 năm thành lập Đảng. Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan phải xây dựng tiến độ theo mục tiêu này. Để bảo đảm dự án hoàn thành và vận hành vào năm 2030, toàn bộ mặt bằng phải được hoàn thành giải phóng trong năm 2025.

Thông thường, các dự án điện hạt nhân trên thế giới cần 8-12 năm để hoàn thành, tuy nhiên để bảo đảm dự án hoàn thành trong 5 năm, bao gồm cả giải phóng mặt bằng rất cần có cơ chế, chính sách đặc thù ưu tiên- Chủ tịch UBND tỉnh Trần Quốc Nam bày tỏ.

Quốc hội và Cử tri

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên thảo luận về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)
Diễn đàn Quốc hội

Quy trình lập pháp rút gọn là sự bứt phá trong công tác lập pháp của Quốc hội Khóa XV

Thảo luận về dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), có ý kiến cho rằng, việc thực hiện quy trình lập pháp rút gọn như quy định tại Điều 39 của dự thảo Luật là một sự thay đổi rất lớn và bứt phá, nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng pháp luật, phù hợp với yêu cầu cải cách lập pháp và hành chính và thực hiện nghiêm chủ trương của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Xác định rõ phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm của người được ủy quyền
Diễn đàn Quốc hội

Xác định rõ phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm của người được ủy quyền

Tham gia thảo luận tại phiên họp tổ sáng 13.2 về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), có ý kiến đại biểu đề nghị, cơ quan soạn thảo cần xem xét thêm về việc xác định rõ ràng phạm vi, quyền hạn và trách nhiệm của người được ủy quyền, tránh ủy quyền quá rộng dẫn đến mất kiểm soát, hoặc quá hẹp làm giảm hiệu quả làm việc, cũng như có cơ chế giám sát chặt chẽ hơn trong việc ủy quyền.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ Chín. Ảnh Lâm Hiển
Chính sách và cuộc sống

Gỡ nút thắt thể chế

Phát biểu tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp. Tập trung kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu, kiên quyết chống tiêu cực, lợi ích nhóm. Tinh thần đổi mới lập pháp ấy đã được thể hiện rất rõ ngay trong Kỳ họp bất thường lần thứ Chín đang diễn ra.

ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn)
Diễn đàn Quốc hội

Phù hợp với chủ trương sắp xếp tinh gọn bộ máy, bảo đảm tính ổn định của luật

Thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, có ý kiến cho rằng, việc Quốc hội ban hành Nghị quyết về tổ chức các cơ quan của Quốc hội, giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể là phù hợp và thuận lợi cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, bảo đảm tính ổn định của luật.

ĐBQH Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị)
Quốc hội và Cử tri

Minh bạch, công khai và chú trọng tham vấn để bảo đảm chất lượng

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội nhất trí quy trình xây dựng, ban hành luật cần linh hoạt để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tuy nhiên, cần đặc biệt chú trọng yếu tố minh bạch, công khai và tham vấn để bảo đảm chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam)
Quốc hội và Cử tri

Bổ sung quy trình rút gọn linh hoạt hơn, bảo đảm phản ứng nhanh với tình hình thực tế

Sáng nay, 12.2, ngay sau phiên khai mạc, Quốc hội tiến hành các phiên họp Tổ, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Thảo luận tại Tổ 18 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Nam, Thanh Hóa, Trà Vinh), khẳng định dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội trình Quốc hội lần này có nhiều điểm tích cực, trực tiếp phục vụ nhiệm vụ tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, song qua nghiên cứu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Văn Khải nhận thấy, một số quy định trong dự thảo có thể tạo ra hạn chế hoặc thách thức trong thực tiễn thực hiện.

Ảnh
Kinh tế

Quyết sách của Quốc hội sẽ tạo xung lực cho phát triển

Sáng nay, Quốc hội khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ Chín để xem xét, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng, trọng tâm là phục vụ việc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy. Đại diện doanh nghiệp bày tỏ tin tưởng, Kỳ họp sẽ làm chuyển động toàn bộ nền kinh tế theo hướng tích cực, sẽ tạo ra xung lực để thúc đẩy đất nước phát triển.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV được tiến hành ngay sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII (tháng 1.2025) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Quốc hội và Cử tri

Giải phóng mọi nguồn lực, tận dụng mọi cơ hội đưa đất nước phát triển

Sáng nay, 12.2, Quốc hội khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ Chín. ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, TỔNG THƯ KÝ QUỐC HỘI, CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG QUỐC HỘI LÊ QUANG TÙNG nêu rõ, Kỳ họp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm triển khai ngay các kết luận của Trung ương, tập trung giải quyết một số vấn đề cấp bách, tháo gỡ điểm nghẽn của thể chế để khơi thông, giải phóng mọi nguồn lực, tận dụng mọi cơ hội, khai thác tối đa các tiềm năng, thế mạnh để đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững, bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong kỷ nguyên mới
Quốc hội và Cử tri

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong kỷ nguyên mới

Theo dự kiến chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) sẽ được Quốc hội thảo luận tại tổ vào sáng mai (12.2). Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh cho rằng, đây là một dự án luật đặc biệt quan trọng vì tác động đến việc xây dựng, hoàn thiện cả hệ thống pháp luật, là “luật làm luật”, giải pháp toàn diện thực hiện đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, nhằm thực hiện hiệu quả một trong ba đột phá chiến lược theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.

Kỳ họp của kiến tạo, làm mới bộ máy
Diễn đàn Quốc hội

Kỳ họp của kiến tạo, làm mới bộ máy

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân trước thềm Kỳ họp bất thường lần thứ chín, Quốc hội khoá XV, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) nhấn mạnh, với khối lượng công việc làm luật rất lớn, đây là kỳ họp của kiến tạo, làm mới bộ máy. Đồng thời, tin tưởng, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tâm thế sẵn sàng, việc sửa đổi, bổ sung các luật về tổ chức bộ máy từ Trung ương đến địa phương… sẽ có những chuyển biến vượt bậc.

AMH
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn đầu tiên của điểm nghẽn thể chế

Tháo gỡ điểm nghẽn thể chế phải bắt đầu từ sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật với tư duy đổi mới mạnh mẽ như lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã yêu cầu, bởi đây là đạo luật gốc quy định thẩm quyền, quy trình xây dựng pháp luật. Theo đánh giá của giới chuyên môn, dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) đã “thấm nhuần” và thể chế hóa được định hướng, chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước về đổi mới quy trình xây dựng pháp luật.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Chỉ đưa vào Nghị quyết những chính sách thực sự cần thiết

Cần đánh giá kỹ lưỡng tác động của các chính sách đặc thù, đặc biệt đề xuất áp dụng cho Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trên nguyên tắc: chỉ đưa vào Nghị quyết của Quốc hội những chính sách thực sự cần thiết, bảo đảm được cơ chế kiểm tra, giám sát, phân công, kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan, đơn vị, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh Trịnh Xuân An phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Cần thêm các chính sách về huy động nguồn lực từ tư nhân

Tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế thẩm tra sơ bộ Tờ trình của Chính phủ Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc thù để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, các đại biểu đề nghị phải có những giải pháp thực sự tháo gỡ được các "điểm nghẽn" về cơ chế, chính sách trong đầu tư các tuyến đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, trong đó có giải pháp về huy động nguồn vốn và tổ chức thực hiện.

Tăng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của cơ quan trình dự án luật
Quốc hội và Cử tri

Tăng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của cơ quan trình dự án luật

Theo dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), quy trình chính sách hoàn toàn thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan trình luật, cơ quan trình luật là người đề xuất xây dựng luật cũng là người lựa chọn quyết định thông qua các chính sách. Các cơ quan của Quốc hội chỉ thẩm tra dự thảo luật sau khi đã được hoàn chỉnh, trình Quốc hội. Quy trình mới này vừa đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm thời gian, chi phí, đẩy nhanh quy trình xây dựng luật, tăng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của cơ quan trình dự án luật.

Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp để năm 2025 tăng trưởng kinh tế hai con số - Chinhphu.vn
Chính sách và cuộc sống

Khó nhưng phải đạt được

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín khai mạc giữa tuần này, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến về việc điều chỉnh một số chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 gồm: tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8% trở lên; tốc độ tăng CPI bình quân khoảng 4,5 - 5%; trường hợp cần thiết cho phép điều chỉnh bội chi ngân sách nhà nước lên mức khoảng 4 - 4,5% GDP để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển; nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài có thể đến ngưỡng hoặc vượt ngưỡng cảnh báo khoảng 5% GDP.

Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội Phạm Trọng Nghĩa
Diễn đàn Quốc hội

Nghị quyết 57 - lời hiệu triệu, mệnh lệnh với đội ngũ trí thức, nhà khoa học

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia thực sự là một bước ngoặt quan trọng trong việc định hướng phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tại nước ta. Khẳng định điều này, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội Phạm Trọng Nghĩa nêu rõ, đây là lời hiệu triệu, mệnh lệnh đối với toàn thể đội ngũ trí thức, nhà khoa học trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài cũng như mọi tầng lớp nhân dân tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới và chuyển đổi số.

Khai mở dư địa mới…
Chính sách và cuộc sống

Khai mở dư địa mới…

Dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức do những biến động của thị trường thế giới và tác động của thiên tai, trong đó, riêng bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại tới 31.000 tỷ đồng, nhưng năm 2024 ngành nông nghiệp đã nỗ lực vượt qua, khẳng định vai trò trụ đỡ, điểm tựa của nền kinh tế.