Hà Giang bứt phá trong cải cách hành chính

Với phương châm lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, công tác cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh Hà Giang đã có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2024, hàng loạt chỉ số tăng lên vượt bậc, như: chỉ số CCHC (PAR Index) xếp thứ 23/63, tăng 17 bậc so với năm 2022; chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan nhà nước (SIPAS) xếp thứ 31/63 tỉnh, thành phố và xếp thứ 6/14 các tỉnh miền núi phía Bắc; đơn giản hóa 85 thủ tục hành chính (TTHC); tỷ lệ xử lý TTHC đúng hạn đạt 99,72%…

Cán bộ trách nhiệm, người dân hài lòng

Những ngày sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chị Hà Thị Xuân, thị trấn Vinh Quang đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện Hoàng Su Phì để giải quyết thủ tục về đất đai. Chị được các cán bộ trực tại đây hướng dẫn cụ thể, nhiệt tình. Chị Xuân chia sẻ: cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận một cửa rất tận tình, trách nhiệm, mỗi khi đến giao dịch, làm việc, tôi thấy rất thuận tiện. Trước đây, khi thực hiện các thủ tục giấy tờ mất khá nhiều thời gian, do phải đến từng phòng, đơn vị liên quan để thực hiện. Từ ngày có bộ phận một cửa, đã giúp người dân chúng tôi giảm được thời gian, chi phí đi lại, chỉ cần nộp hồ sơ, thủ tục tại bộ phận một cửa, sau đó sẽ được cán bộ, công chức hẹn ngày trả kết quả, rất nhanh gọn và thuận tiện.

2-nguoi-dan-danh-gia-cao-su-hai-long-20250108152852.jpg
Người dân hài lòng khi đến làm thủ tục hành chính tại Trung tâm hành chính công tỉnh. Ảnh: Thu Phương

Còn tại Trung tâm hành chính công tỉnh Hà Giang, hài lòng, vui vẻ là cảm nhận chung của nhiều người dân khi đến đây. Anh Mai Văn Hòa, phường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang phấn khởi cho biết: sau khi được cán bộ hướng dẫn tận tình, chỉ mất ít phút, tôi đã được cấp lại thẻ BHYT. Tôi còn được hướng dẫn cài đặt phần mềm VssID để tiện theo dõi quá trình tham gia bảo hiểm và nếu mất thẻ BHYT thì cũng không cần phải xin cấp lại vì thẻ đã được tích hợp trong phần mềm. Tôi thực sự rất hài lòng trước không gian hiện đại cũng như thái độ phục vụ chu đáo, nhiệt tình của cán bộ.

Cảm nhận của Chị Xuân, anh Hòa là minh chứng cho sự chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Với quan điểm lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm cải cách, những năm qua, Hà Giang đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân, nhất là tại các xã vùng sâu vùng xa. Cùng với đó, thường xuyên chỉ đạo cán bộ phục vụ tại Bộ phận một cửa các cấp nâng cao đạo đức công vụ, trách nhiệm, tận tình hướng dẫn người dân…

Trong năm 2024, Hà Giang đã triển khai thêm 3 sáng kiến, mô hình trong cải cách TTHC mang lại hiệu quả rõ rệt. Cụ thể, thực hiện thí điểm thành lập Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện theo mô hình Tổ chức Bộ phận một cửa theo không gian, địa giới hành chính theo hướng thu gọn đầu mối để giảm chi phí đầu tư, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và năng suất lao động. Mô hình này áp dụng nguyên tắc mỗi địa bàn hành chính cấp xã có một Bộ phận một cửa, trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi, ảnh hưởng đến thẩm quyền giải quyết TTHC đối với 4/11 đơn vị cấp huyện, phát huy tốt vai trò giám sát, tham mưu UBND huyện thực hiện tiếp nhận, giải quyết TTHC chuyên nghiệp, hiệu quả, nâng cao tính công khai, minh bạch, tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng, quản lý.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng triển khai mô hình KIOS tra cứu thông tin dịch vụ công và gửi hồ sơ trực tuyến tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh. Việc triển khai các hệ thống tự động đã giúp người dân, doanh nghiệp thực hiện TTHC nhanh chóng, thuận tiện, không cần phải trực tiếp đến Bộ phận Một cửa các cấp. Ngoài ra, còn hợp tác với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam triển khai sáng kiến “Cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ công trực tuyến cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã đặc biệt khó khăn”. Việc triển khai này đã giúp người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn gửi hồ sơ trực tuyến ngay tại nơi cư trú, tiết kiệm được chi phí, thời gian.

Đẩy mạnh cải cách hành chính trên 6 lĩnh vực

Có thể thấy, những kết quả nổi bật trên một lần nữa chứng minh quyết tâm chính trị của tỉnh trong cải cách TTHC thực chất, đi vào chiều sâu. Bởi đây chính là cơ sở quan trọng góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính Nhà nước, khơi thông nguồn lực, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng, tạo sinh kế cho người dân.

Trong những nhiệm vụ trọng tâm sắp tới, Hà Giang tiếp tục đẩy mạnh CCHC trên cả 6 lĩnh vực. Cụ thể: tập trung tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho sản xuất, kinh doanh; tập trung đơn giản hóa TTHC, phân cấp, phân quyền, giảm chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp; xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao năng lực thực thi của cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, tăng cường văn hóa công sở, xây dựng đạo đức công vụ, tăng cường trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức làm nhiệm vụ đối với người dân và doanh nghiệp; tăng cường các biện pháp tăng thu, giảm chi thường xuyên, cơ cấu lại, tăng chi cho đầu tư phát triển, chống tiêu cực, tham nhũng trong việc sử dụng tài chính công. Cùng với đó, đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, công dân số.

Để làm tốt những nhiệm vụ trên, Hà Giang sẽ đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng ý nghĩa, kết quả các chỉ số để nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm, tạo đồng thuận, ủng hộ, giám sát của người dân, xã hội về thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ CCHC của tỉnh. Mặt khác, tiếp tục rà soát, đơn giản hóa TTHC nội bộ; thực hiện nghiêm việc công bố, công khai kịp thời, đầy đủ, chính xác các TTHC theo quy định; 100% hồ sơ TTHC phải được tiếp nhận, giải quyết trên hệ thống thông tin giải quyết TTHC và đồng bộ với Cổng dịch vụ công quốc gia. Thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC và đẩy mạnh việc khai thác, tái sử dụng thông tin, dữ liệu số hóa; kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính, bảo đảm sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật và củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và chính quyền.

Địa phương

Hà Nội: Doanh nghiệp giải trình làm rõ phản ánh dùng phế liệu san nền dự án, cam kết tuân thủ pháp luật
Địa phương

Hà Nội: Doanh nghiệp giải trình làm rõ phản ánh dùng phế liệu san nền dự án, cam kết tuân thủ pháp luật

Trước thông tin phản ánh tại dự án cải tạo, chỉnh trang tiểu công viên nghĩa trang xã Uy Nỗ, phế liệu được đổ xuống khu vực san nền, đơn vị thi công cho biết khi thực hiện dự án, việc đổ các vật liệu như gạch vỡ, bê tông thừa là một giải pháp tạm thời để tạo lối đi thuận tiện cho phương tiện vận chuyển và máy móc thi công.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa Lại Thế Nguyên đi khảo sát thực tế việc thực hiện Chỉ thị 22 tại huyện Thường Xuân
Trên đường phát triển

Bài cuối: Quyết liệt gỡ khó

Từ giữa tháng 3.2025 đến nay, tỉnh Thanh Hóa tổ chức khởi công xây dựng đồng loạt nhà ở cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn theo Chỉ thị số 22-CT/TU về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh (Chỉ thị 22). Lãnh đạo tỉnh đã trực tiếp khảo sát từng địa phương, thôn, bản, hộ gia đình, nắm bắt tình hình thực tiễn, kịp thời ghi nhận khó khăn để có chỉ đạo kịp thời, giúp các địa phương thực hiện thành công Cuộc vận động xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi toàn tỉnh.

Lào Cai: Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong lĩnh vực nông nghiệp
Hoạt động chính quyền

Lào Cai: Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong lĩnh vực nông nghiệp

Ngày 23.3, Thường trực Tỉnh ủy Lào Cai đã làm việc với Sở Nông nghiệp và Môi trường để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ từ đầu nhiệm kỳ đến nay và nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, phương hướng, nhiệm vụ đến năm 2030. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vũ Xuân Cường chủ trì buổi làm việc.

Hà Tĩnh tạm dừng một số dự án đầu tư công để chờ sắp xếp bộ máy
Địa phương

Hà Tĩnh tạm dừng một số dự án đầu tư công để chờ sắp xếp bộ máy

Nhằm tránh chồng chéo, lãng phí, tiêu cực trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản gửi các đơn vị liên quan yêu cầu tạm dừng thực hiện một số chương trình, dự án đầu tư công và nhiệm vụ sử dụng kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước.

Phát triển kinh tế đêm cần kết hợp với bảo tồn di sản
Trên đường phát triển

Phát triển kinh tế đêm cần kết hợp với bảo tồn di sản

Đây là ý kiến được đưa ra tại Hội thảo "Phát triển kinh tế đêm Sa Pa - thực trạng và giải pháp" do UBND thị xã Sa Pa tổ chức ngày 23.3. Tham dự hội thảo có Tỉnh ủy viên, Bí thư thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã Sa Pa Phan Đăng Toàn; Phó Bí thư thị uỷ, Chủ tịch UBND thị xã Tô Ngọc Liễn cùng các chuyên gia kinh tế, lãnh đạo các doanh nghiệp. 

Thù lao cạnh tranh, môi trường nghiên cứu hiện đại
Hoạt động chính quyền

Thù lao cạnh tranh, môi trường nghiên cứu hiện đại

Để thúc đẩy, phát triển đột phá về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Đồng Nai cần ưu tiên công nghệ tiên tiến (bán dẫn, dữ liệu, công nghệ thông minh, xanh); thu hút nhân tài, chuyên gia thông qua mức thù lao cạnh tranh, môi trường nghiên cứu hiện đại. Song song với đó, tăng cường hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ, học kinh nghiệm từ các nước tiên tiến về thúc đẩy khoa học, công nghệ, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy quá trình phát triển công nghiệp cao độ.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh giám sát về bảo vệ môi trường tại TP. Uông Bí và thị xã Quảng Yên
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh giám sát về bảo vệ môi trường tại TP. Uông Bí và thị xã Quảng Yên

Tiếp tục chương trình giám sát về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”, Đoàn ĐBQH tỉnh đã thực hiện giám sát trực tiếp tại một số đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn TP. Uông Bí và thị xã Quảng Yên.