Thực hiện chương trình ocop ở Hà Nội

Để sản phẩm làng nghề ngày một vươn xa

Hà Nội, Thủ đô ngàn năm văn hiến, là nơi lưu giữ những nét tinh hoa văn hóa đặc sắc, đặc biệt là các làng nghề và nghề truyền thống. Nhiều năm qua, từ những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, biết bao sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo đã ra đời, vượt qua thời gian để tồn tại và phát triển cho đến ngày nay.

Khẳng định được vị thế

Tiêu biểu là làng nghề gốm sứ Bát Tràng, không chỉ là cái nôi của nghề gốm sứ Việt Nam, mà còn là biểu tượng của sự sáng tạo không ngừng nghỉ. Bát Tràng nổi tiếng với nghề làm gốm cách đây hơn 500 năm, các nghệ nhân gốm với bề dày kinh nghiệm, sự sáng tạo đã khôi phục các mẫu gốm từ thời xa xưa như thời nhà Lý, Trần, Lê, Mạc…

Công đoạn dệt lụa ở làng Vạn Phúc. Ảnh: Việt Long
Công đoạn dệt lụa ở làng Vạn Phúc. Ảnh: Việt Long

Gốm Bát Tràng được làm từ kỹ thuật tạo men và nung lò vô cùng tỉ mỉ, chuẩn xác đã mang đến sự hài hòa cả về hình thể lẫn màu sắc của gốm, là nơi giao thoa nghề gốm truyền thống và hiện đại của Việt Nam. Những sản phẩm gốm sứ không chỉ tinh tế về hình thức, mà còn đa dạng về mẫu mã, từ đó ngày càng thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Hiện, làng nghề gốm sứ Bát Tràng đã có 4 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận 5 sao cấp Quốc gia của công ty TNHH gốm sứ Quang Vinh. Đó là Bộ bát đĩa gốm sứ hoa sen đỏ, bộ ấm chén gốm sứ chim én hoa sen, bộ bát đĩa gốm sứ rồng phượng, bộ bát đĩa gốm sứ chim én hoa sen.

Làng nghề Bát Tràng vẫn giữ được những nét truyền thống vốn có của một nghề làm đẹp từ đất. Cả xã Bát Tràng có tới hơn 200 doanh nghiệp, hơn 1.000 gia đình sản xuất, kinh doanh gốm sứ, trong đó, có 140 nghệ nhân và hàng ngàn thợ giỏi. Nghề gốm đã tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động trong và ngoài địa phương. Việc Bát Tràng có nhiều sản phẩm OCOP cũng góp phần giúp làng nghề có thêm doanh thu từ hoạt động du lịch. Từ nhiều năm nay, cùng với phát triển sản xuất, Bát Tràng đã trở thành một trong những điểm du lịch làng nghề của Hà Nội, bình quân mỗi năm đón khoảng 2.000 đoàn với hàng chục nghìn lượt khách đến tham quan.

Với khát vọng của Thủ đô trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, TP. Hà Nội xác định làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hóa; đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Mới đây, các làng nghề truyền thống của TP. Hà Nội gia nhập mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo trên toàn thế giới mang lại nhiều giá trị, lợi ích quan trọng. Theo đó, tăng cường quảng bá hình ảnh, thương hiệu và sản phẩm giúp các làng nghề thủ công của Hà Nội được quảng bá chính thống rộng rãi sâu rộng đến với công chúng tiêu dùng trong nước và quốc tế.

Bên cạnh sản phẩm gốm sứ Bát Tràng, sản phẩm lụa Vạn Phúc lâu nay là niềm tự hào của người dân Hà Nội, bởi đây chính là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế. Với bề dày lịch sử hàng nghìn năm, từ bao đời nay, làng nghề dệt lụa Vạn Phúc đã gìn giữ và phát triển nghệ thuật dệt lụa, với những tấm lụa không chỉ đẹp về màu sắc, mà còn tinh xảo trong từng đường nét hoa văn. Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc đã và đang trở thành điểm du lịch, tham quan nổi tiếng của Thủ đô để du khách khám phá, tìm hiểu về nét đẹp truyền thống của cha ông ta.

Có thể nói, ngày nay, các làng nghề ngày càng khẳng định được vị thế khi đã, đang góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế nông thôn, tạo tiền đề thực hiện thành công chương trình OCOP và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn TP. Hà Nội. Các sản phẩm của làng nghề Hà Nội đa dạng nhiều chủng loại, mà còn là nơi lưu giữ những nét tinh hoa văn hóa đặc sắc, đặc biệt là các làng nghề và nghề truyền thống. Từ những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, biết bao sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo đã ra đời, vượt qua thời gian để tồn tại và phát triển cho đến ngày nay. Với sự giao thoa giữa truyền thống và đương đại, các làng nghề Hà Nội đang dần khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Việc nỗ lực đổi mới, sáng tạo nhưng vẫn gìn giữ những nét tinh hoa vốn có đang được các làng nghề Hà Nội duy trì và phát triển.

Tháo gỡ những "điểm nghẽn"

Theo Phó Chánh văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố Nguyễn Văn Chí: Thủ đô Hà Nội, với 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 337 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được UBND Thành phố công nhận. Trải qua biết bao thăng trầm, biến cố, các làng nghề của Hà Nội vẫn giữ được nét đặc trưng riêng có, không nơi nào sánh được. Và ngày nay, các làng nghề ngày càng khẳng định được vị thế khi đã, đang góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế nông thôn, tạo tiền đề thực hiện thành công chương trình OCOP và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố.

Công đoạn dệt lụa ở làng Vạn Phúc

Công đoạn dệt lụa ở làng Vạn Phúc

Các sản phẩm của làng nghề Hà Nội đa dạng chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, một số có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, đã có trên 1.000 sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề đã được bày bán trong đại siêu thị và trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố. Các sản phẩm làng nghề của Hà Nội đã được xuất khẩu đến trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, như: Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, đặc biệt là các nước trong khối liên minh châu Âu như Italy, Đức, Thụy Điển... gồm các sản phẩm như: may mặc, gốm sứ, dệt lụa, thêu ren, mây tre đan, sơn mài, khảm trai và đồ gỗ mỹ nghệ...

Để bảo tồn và phát triển các làng nghề Hà Nội, UBND thành phố đã phê duyệt Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn TP. Hà Nội giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Với kỳ vọng sau khi Đề án được phê duyệt và triển khai, sẽ giải quyết được một số khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong bảo tồn, phát triển làng nghề hiện nay. Đây cũng là tiền đề để các làng nghề Hà Nội tham gia mạng lưới làng nghề thủ công sáng tạo thế giới bền vững, hiệu quả và hội nhập phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.


(Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội)

Địa phương

Cán bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Kim Bôi trao đổi với người dân về phương án bồi thường, đền bù giải phóng mặt bằng.
Địa phương

Quyết tâm đưa dự án Quần thể khu đô thị sinh thái Cuối Hạ khởi công đúng tiến độ

Với quyết tâm để dự án Quần thể khu đô thị sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp và hệ thống cáp treo Cuối Hạ khởi công theo đúng kế hoạch trong tháng 5 tới, thời điểm này, huyện Kim Bôi (Hòa Bình) đang nỗ lực, quyết liệt chỉ đạo công tác đền bù giải phóng mặt bằng, triển khai khu tái định cư, khu xây dựng nông thôn mới và một số hạng mục khác.

Lãnh đạo xã Thạch Liên cho biết, mặc dù mặt bằng đã được giải phóng xong nhưng nhiều tháng nay chủ đầu tư chưa triển khai khởi động dự án
Địa phương

Hà Tĩnh đốc thúc khẩn trương thực hiện đầu tư hoàn thành Dự án VSIP

UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị Công ty TNHH VSIP Hà Tĩnh tập trung mọi nguồn lực, khẩn trương thực hiện đầu tư hoàn thành toàn bộ Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Bắc Thạch Hà (VSIP Hà Tĩnh) giai đoạn 1 theo đúng tiến độ, nội dung đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

Hoà Bình: Công ty TNHH Bình Anh trúng hàng loạt gói thầu đầu tư công tiết kiệm cho ngân sách ở mức "siêu thấp"
Địa phương

Hoà Bình: Công ty TNHH Bình Anh trúng hàng loạt gói thầu đầu tư công tiết kiệm cho ngân sách ở mức "siêu thấp"

Trong nhiều năm qua, Công ty TNHH Bình Anh trúng hơn 50 gói thầu với tổng giá trị là hơn 480 tỷ đồng, bao gồm cả vai trò liên danh và độc lập. Điều đáng nói, hầu hết các gói thầu doanh nghiệp này trúng trên địa bàn tỉnh Hoà Bình thường có mức tiết kiệm "siêu thấp".

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Đức Ấn thăm dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp tại KCN Texhong Hải Hà
Hoạt động chính quyền

Quảng Ninh cam kết đồng hành, liên tục đổi mới công tác hỗ trợ doanh nghiệp

Tỉnh Quảng Ninh cam kết đồng hành và liên tục đổi mới công tác hỗ trợ doanh nghiệp, với mục tiêu tạo dựng những doanh nghiệp lớn mạnh, phát triển bền vững, xây dựng các hệ sinh thái phát triển trong từng lĩnh vực. Đồng thời, cũng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tiếp tục cần nâng cao tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ" và chủ động chuyển hóa khó khăn thành cơ hội, tái cấu trúc mô hình sản xuất, đẩy mạnh đầu tư vào ứng dụng khoa học công nghệ, và phát triển kinh tế xanh, số và tuần hoàn; đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng trên 14% của tỉnh vào năm 2025.

Quảng Ninh: Rà soát, loại bỏ ngay những quy định, thủ tục hành chính đang là rào cản phát triển
Địa phương

Rà soát, loại bỏ ngay những thủ tục hành chính là rào cản phát triển

Tại Hội nghị công bố kết quả các Chỉ số PAR INDEX, SIPAS, DDCI, DGI, DTI năm 2024 vừa diễn ra, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Đức Ấn đề nghị, các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục nêu cao tinh thần lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính từ tỉnh đến cơ sở. Phải loại bỏ ngay những quy định, thủ tục hành chính (TTHC) đang là rào cản cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư, Nhân dân; bảo đảm giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính.

Gia Lâm về đích xây dựng nông thôn mới nâng cao
Địa phương

Gia Lâm về đích xây dựng nông thôn mới nâng cao

Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, huyện Gia Lâm có 20/20 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Trong đó, có 7 xã NTM kiểu mẫu; huyện đạt 9/9 tiêu chí, với 38 chỉ tiêu huyện NTM nâng cao, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 22, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra trước 2 năm.

Quảng Ninh: Rà soát, loại bỏ ngay những quy định, thủ tục hành chính đang là rào cản phát triển
Trên đường phát triển

Quảng Ninh: Rà soát, loại bỏ ngay những quy định, thủ tục hành chính đang là rào cản phát triển

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố kết quả các Chỉ số PAR INDEX, SIPAS, DDCI, DGI, DTI của cơ quan, đơn vị, địa phương năm 2024 diễn ra sáng nay, 15.3, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Đức Ấn đề nghị, các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục nêu cao tinh thần lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính từ tỉnh đến cơ sở. Phải loại bỏ ngay những quy định, thủ tục hành chính (TTHC) đang là rào cản cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhân dân; bảo đảm giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính.

Huyện Hưng Hà, Thái Bình: Hợp tác sản xuất và xuất khẩu gạo sang thị trường Nhật Bản
Địa phương

Huyện Hưng Hà, Thái Bình: Hợp tác sản xuất và xuất khẩu gạo sang thị trường Nhật Bản

Ngày 14.3, Thường trực Huyện ủy Hưng Hà, tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị triển khai một số nội dung về đột phá phát triển khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp và chứng kiến lễ ký kết thoả thuận hợp tác sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gạo sang thị trường Nhật Bản với các nhà đầu tư.

Lãnh đạo Công an tỉnh Thanh Hóa kiểm tra công tác giải quyết thủ tục hành chính cho công dân tại Trung tâm hành chính công của tỉnh
Địa phương

Không bỏ trống địa bàn trong quá trình tinh gọn bộ máy

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và Đề án số 25 của Đảng ủy Công an Trung ương, Công an tỉnh Thanh Hóa gương mẫu triển khai, hoàn thành tổ chức mô hình công an địa phương 2 cấp; đồng thời, tiếp nhận một số chức năng, nhiệm vụ từ một số sở, ngành chuyển trao cho lực lượng công an theo phương châm “Triển khai thực hiện mô hình mới bảo đảm nhanh gọn, không làm gián đoạn hoạt động thường xuyên, không bỏ trống địa bàn, mang lại hiệu quả cao”.

Chặn dòng, tích nước dự án hồ thủy lợi nghìn tỷ giữa lòng TP. Buôn Ma Thuột
Trên đường phát triển

Chặn dòng, tích nước dự án hồ thủy lợi nghìn tỷ giữa lòng TP. Buôn Ma Thuột

Dự án hồ thủy lợi Ea Tam sau khi hoàn thiện sẽ bảo đảm điều tiết được trên 1 triệu m3 nước để phục vụ nước sinh hoạt cho khoảng 25.000 người dân trong khu vực thành phố và lân cận. Công trình cũng được kỳ vọng là địa điểm khai thác tiềm năng du lịch, kêu gọi đầu tư và mở rộng không gian đô thị quanh vùng dự án.

Hà Nội tìm giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách trong bảo vệ môi trường
Địa phương

Hà Nội tìm giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách trong bảo vệ môi trường

Hội thảo khoa học "Thực trạng và giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội" diễn ra vào sáng ngày 14.3 do UBND TP Hà Nội phối hợp với Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức đã khẳng định tầm quan trọng và tính khả thi đối với vấn đề giải quyết ô nhiễm của thành phố Hà Nội.

Liên kết chuỗi để phát triển cà phê bền vững
Địa phương

Liên kết chuỗi để phát triển cà phê bền vững

Trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025, ngày 13.3, Hội Nông dân tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo “Nông dân với phát triển cà phê bền vững” nhằm hướng các hội viên nông dân tích cực phát triển kinh tế tập thể, liên kết chuỗi để phát triển ngành hàng cà phê bền vững.