Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi):

Bảo đảm thuận lợi cho hoạt động đấu thầu của doanh nghiệp nhà nước

Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) sáng nay, phạm vi áp dụng Luật đối với hoạt động lựa chọn nhà thầu sử dụng vốn nhà nước và vốn của doanh nghiệp nhà nước là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm và còn có kiến khác nhau. 

Bảo đảm thuận lợi cho hoạt động đấu thầu của doanh nghiệp nhà nước -0

Quản lý chặt chẽ vốn nhà nước

Tại dự thảo Luật trình Quốc hội, Chính phủ đã đề xuất chỉ áp dụng Luật Đấu thầu đối với hoạt động lựa chọn nhà thầu của doanh nghiệp nhà nước thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp, đồng thời bãi bỏ điểm c khoản 1 Điều 1 Luật Đấu thầu hiện hành để không áp dụng Luật này đối với hoạt động lựa chọn nhà thầu thuộc các dự án có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án.

Về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội cho ý kiến cụ thể lựa chọn giữa hai phương án. Phương án 1,bãi bỏ quy định áp dụng Luật Đấu thầu đối với các dự án đầu tư có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước quy định tại điểm c khoản 1 Điều 1 Luật Đấu thầu năm 2013. Phương án 2, quy định đối tượng áp dụng đối với dự án đầu tư của Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có trên 50% vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp Nhà nước, nhằm quản lý chặt chẽ nguồn vốn đầu tư của nhà nước vào doanh nghiệp nhà nước và nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước đầu tư, góp vốn vào các doanh nghiệp khác mà doanh nghiệp nhà nước nắm quyền chi phối.

Thảo luận tại hội trường sáng qua, một số ý kiến tán thành phương án 2 với lý do, nếu quy định như dự thảo Chính phủ trình sẽ thu hẹp đáng kể đối tượng dự án sử dụng vốn nhà nước phải đấu thầu, tạo khoảng trống pháp luật trong quản lý vốn nhà nước dẫn tới toàn bộ các dự án đầu tư của công ty con của các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước khác… sẽ không phải đấu thầu theo quy định của luật này. Tổng hợp số liệu khảo sát của Ủy ban Tài chính - Ngân sách đối với 13 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước cho thấy, số dự án thực hiện đấu thầu ở công ty mẹ chỉ chiếm 17% và 83% còn lại được thực hiện ở các công ty con. Trong đó, số dự án đấu thầu của các tổng công ty con là doanh nghiệp có vốn của doanh nghiệp Nhà nước 100% vốn điều lệ chiếm 65%, số dự án được đấu thầu của công ty con là doanh nghiệp có vốn của doanh nghiệp nhà nước có từ 50 - 99% vốn điều lệ là 18%.

Bảo đảm thuận lợi cho hoạt động đấu thầu của doanh nghiệp nhà nước -0
ĐBQH Đỗ Thị Việt Hà (Bắc Giang) phát biểu

Xuất phát từ thực tế này, ĐBQH Đỗ Thị Việt Hà (Bắc Giang) nhấn mạnh quan điểm “ở nơi đâu có sử dụng vốn, tiền ngân sách nhà nước thì ở đó phải có cơ chế phòng, chống tham nhũng, tiêu cực” và cho rằng, với những doanh nghiệp mà ở đó có quyền chi phối thuộc về doanh nghiệp nhà nước vẫn cần áp dụng cơ chế đấu thầu như dự án sử dụng vốn nhà nước nhằm bảo đảm công khai, minh bạch, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời, quản lý chặt chẽ nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước và nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước đầu tư góp vốn vào các doanh nghiệp khác mà doanh nghiệp nhà nước nắm quyền chi phối.

Đại biểu Đỗ Thị Việt Hà cũng cho rằng, hiện nay các quy định của pháp luật về đấu thầu và ngay trong dự thảo Luật Đấu thấu (sửa đổi) đang trình Quốc hội cũng đã có những quy định về đấu thầu rất rõ ràng, minh bạch, quy trình, thủ tục hành chính thông thoáng, dễ thực hiện, thời gian tổ chức đấu thầu đã được giảm. Do đó, việc áp dụng Luật Đấu thầu để thực hiện các gói thầu sẽ không mất nhiều thời gian, thuận lợi cho quá trình thực hiện và sẽ không làm giảm khả năng linh hoạt hay bỏ lỡ cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. “Qua đấu thầu sẽ lựa chọn được các nhà thầu đủ năng lực, kinh nghiệm và hiệu quả kinh tế mang lại cho Nhà nước, doanh nghiệp sẽ là rất lớn thông qua quản lý tốt công tác lựa chọn nhà thầu bảo đảm công bằng, minh bạch”, đại biểu phân tích.

Bảo đảm thuận lợi cho hoạt động đấu thầu của doanh nghiệp nhà nước -0
ĐBQH Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Cùng quan điểm này, ĐBQH Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cũng đề nghị, cần đánh giá tác động đối với những trường hợp doanh nghiệp có vốn nhà nước nắm giữ đến 50% vốn điều lệ. Trường hợp doanh nghiệp liên doanh, liên kết với doanh nghiệp khác nhưng tỷ trọng vốn của doanh nghiệp nhà nước thực hiện gói thầu dự án chưa đến 50% cũng cần được làm rõ trong dự thảo Luật.

Không nên áp dụng cứng nhắc một phương thức quản lý  

Không đồng tình với những ý kiến trên, ĐBQH Phan Đức Hiếu (Thái Bình) chọn phương án 1 và đề nghị không mở rộng áp dụng Luật Đấu thầu đối với công ty con của doanh nghiệp nhà nước. Lý lẽ là bởi, nếu mở rộng phạm vi áp dụng Luật Đấu thầu cho công ty con của doanh nghiệp nhà nước đồng nghĩa mở rộng thêm 4 nhóm đối tượng áp dụng Luật Đấu thầu. “Đây là một phạm vi rất rộng”. 

Bảo đảm thuận lợi cho hoạt động đấu thầu của doanh nghiệp nhà nước -0
ĐBQH Phan Đức Hiếu (Thái Bình) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Đại biểu Phan Đức Hiếu cũng nhấn mạnh, Luật Đấu thầu không phải công cụ duy nhất để quản lý doanh nghiệp nhà nước mà còn có các Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn đầu tư nhà nước tại doanh nghiệp… Vì vậy, cần hết sức cân nhắc mở rộng phạm vi áp dụng Luật Đấu thầu đối với lựa chọn nhà thầu thuộc các dự án có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước nhằm mục đích quản lý nguồn vốn của nhà nước tốt hơn.

Theo Đại biểu Tạ Văn Hạ (Quảng Nam), cần phân biệt giữa vốn của nhà nước, ngân sách của nhà nước được sử dụng trong thực hiện dự án là bao nhiêu, tỷ lệ bao nhiêu chứ không phải doanh nghiệp nào là doanh nghiệp nhà nước và chiếm bao nhiêu phần trăm của nhà nước để đưa vào phạm vi áp dụng của dự thảo Luật. Đại biểu nhấn mạnh, vấn đề cần lưu tâm là chúng ta kiểm soát đồng vốn của nhà nước được đầu tư vào các chương trình, dự án đấy như thế nào; tránh nhầm lẫn những dự án nào, công ty nào của nhà nước mà sử dụng trên 50% vốn của nhà nước mà không thực hiện đấu thầu đấy là vi phạm Luật Đấu thầu. Với lý do này, đại biểu cho rằng, phương án 1 là phù hợp, bảo đảm thông thoáng, thuận lợi cho hoạt động đấu thầu của các doanh nghiệp nhà nước, vừa bảo đảm hiệu quả quản lý của nhà nước tại các doanh nghiệp này.

Bảo đảm thuận lợi cho hoạt động đấu thầu của doanh nghiệp nhà nước -0
Đại biểu Tạ Văn Hạ (Quảng Nam) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Giải trình, làm rõ thêm nội dung được nhiều đại biểu quan tâm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, phương án do Chính phủ đề xuất bảo đảm không thu hẹp phạm vi áp dụng của Luật đối với các gói thầu sử dụng vốn nhà nước và vốn của doanh nghiệp nhà nước, đồng thời cũng không tạo ra khoảng trống pháp luật trong quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp khác.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, đối tượng doanh nghiệp được xác định là doanh nghiệp nhà nước đã được mở rộng, không chỉ bao gồm doanh nghiệp 100% vốn nhà nước mà còn có cả doanh nghiệp trong đó Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở lên. Dự thảo Luật đã quy định doanh nghiệp nhà nước thuộc các đối tượng nêu trên phải tuân thủ Luật Đấu thầu. Mặt khác, khoản 1 Điều 1 của dự thảo Luật đã quy định việc áp dụng Luật Đấu thầu đối với hoạt động lựa chọn nhà thầu có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. "Quy định như vậy vẫn đảm bảo nguyên tắc tất cả các dự án sử dụng vốn nhà nước, bất kể dự án đó của doanh nghiệp nhà nước hay không phải của doanh nghiệp nhà nước đều phải áp dụng Luật Đấu thầu", Bộ trưởng cho biết.

Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp cũng đã quy định rất rõ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước và nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước tại các doanh nghiệp khác để áp dụng các cơ chế quản lý phù hợp cho từng loại doanh nghiệp. 

Bảo đảm thuận lợi cho hoạt động đấu thầu của doanh nghiệp nhà nước -0
Các đại biểu dự phiên họp

Nhà nước không can thiệp vào các hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước tại các doanh nghiệp khác, phải bảo đảm doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí để đánh giá chủ yếu làm sao để bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cạnh tranh bình đẳng theo luật pháp. Với quan điểm này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, phương án Chính phủ trình đã phù hợp với các quan điểm của Nghị quyết Trung ương cũng như Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, vừa bảo đảm thông thoáng, thuận lợi cho hoạt động đấu thầu của các doanh nghiệp nhà nước cũng như hiệu quả quản lý của nhà nước tại các doanh nghiệp này. 

Diễn đàn Quốc hội

QH thảo luận tại Tổ
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện về mức thuế suất và đối tượng chịu thuế

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ có tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện để đưa ra quy định phù hợp về bổ sung đối tượng nộp thuế, điều chỉnh mức thuế suất…, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người nộp thuế.

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa
Diễn đàn Quốc hội

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa

Nhất trí việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là phù hợp với lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Huế, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện thành công Đề án. Trong đó, cần làm rõ các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố Huế và của Trung ương cho đầu tư phát triển.

Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Diễn đàn Quốc hội

Sẽ tạo bước đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, tin tưởng, với sự huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, dự án sẽ sớm được hiện thực hoá thành công, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước cả trước mắt và tương lai lâu dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Nhanh chóng giải quyết khó khăn về đời sống nhà giáo

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu cho rằng, việc quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp sẽ giải quyết được những khó khăn về đời sống của nhà giáo. Đồng thời, khuyến khích thu hút nguồn nhân lực và những người giỏi tham gia vào ngành sư phạm nhiều hơn, giúp ngành giáo dục ngày càng bảo đảm về số lượng và tốt về chất lượng.

ĐBQH Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ)
Diễn đàn Quốc hội

Thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới

Từ thực tiễn nắm bắt các ý kiến, kiến nghị của cử tri và hoạt động giám sát tại địa phương, cơ sở, tham gia thảo luận tại Hội trường về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, bên cạnh việc ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thì Chính phủ cần thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, có chính sách cụ thể phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, chuyển đổi xanh… Đây là những động lực quan trọng để đưa đất nước vững vàng tiến bước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời chất vấn
Diễn đàn Quốc hội

Có giải pháp chấn chỉnh kịp thời các vi phạm

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về quản lý thực phẩm chức năng tại Kỳ họp thứ Tám, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, vướng mắc nhất hiện nay là những vấn đề liên quan đến quảng cáo trên mạng internet và mạng xã hội. Trong đó, có những trang mạng đặt tại nước ngoài nên rất khó xử lý.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và nguồn lực khác công bằng, hiệu quả

Với những hạn chế, khó khăn, vướng mắc đã được nhận diện, Đoàn giám sát của Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023" đề nghị, Chính phủ tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành bảo đảm thực sự khắc phục tồn tại, hạn chế đã chỉ ra, bao gồm cả các văn bản mới ban hành, bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và các nguồn lực khác công bằng, công khai, hiệu quả.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải
Diễn đàn Quốc hội

Giao Chính phủ hướng dẫn mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản

Theo dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, căn cứ vào tình hình thực tiễn, HĐND cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản để đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn. Tại Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số ý kiến cho rằng, quy định này còn tùy nghi, mỗi địa phương quyết định mức hỗ trợ khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giao Chính phủ hướng dẫn, để có nguyên tắc xác định trình tự, thủ tục, hồ sơ, ngân sách, điều tiết ngân sách hoặc hạch toán sử dụng nguồn thu thống nhất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Luật có phạm vi tác động rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của người dân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Quỹ Bảo hiểm y tế và ngân sách nhà nước, do đó, cần rà soát kỹ lưỡng, nhất là về thủ tục hành chính để bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
Diễn đàn Quốc hội

Cần lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về việc có áp thuế VAT với phân bón hay không

Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp tại phiên thảo luận ở hội trường và quá trình làm việc giữa cơ quan thẩm tra với cơ quan chủ trì soạn thảo cho thấy, trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) còn một số nội dung có ý kiến khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, các cơ quan phối hợp xây dựng phương án cụ thể, đưa ra lấy ý kiến đại biểu Quốc hội, bảo đảm khách quan, nêu rõ căn cứ, các ưu điểm và nhược điểm của từng phương án.

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực
Quốc hội và Cử tri

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực

Nhìn lại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ĐBQH THÁI THỊ AN CHUNG (Nghệ An) cho rằng, phiên họp diễn ra sôi nổi, ngày càng đổi mới và đi vào thực chất. Đại biểu kỳ vọng, các "tư lệnh" ngành sẽ thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, có các giải pháp đột phá, căn cơ hơn để biến những cam kết, lời hứa trên nghị trường thành hiện thực.

toàn cảnh phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Có cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy

Để bảo đảm hiệu quả nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, tại phiên thảo luận chiều 13.11, đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ cân nhắc cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho các địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy và xem xét khả năng huy động thêm các nguồn lực hợp pháp khác để tham gia thực hiện chương trình.

ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang)
Quốc hội và Cử tri

Đánh giá kỹ hiệu quả tài chính, chuẩn bị phương án, nguồn lực thực hiện

Thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, đa số các đại biểu Quốc hội nhất trí đầu tư Dự án, song cũng đề nghị Chính phủ cần rà soát kỹ lưỡng để đánh giá đúng thực tế hiệu quả tài chính, chuẩn bị các phương án, nguồn lực để bảo đảm thực hiện dự án hiệu quả, đúng tiến độ.

Phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành
Quốc hội và Cử tri

Phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành

Đánh giá về phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, các đại biểu Quốc hội cho rằng, phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp, Chủ tịch Quốc hội điều hành chất vấn chắc chắn, linh hoạt và hiệu quả; đại biểu chất vấn sắc sảo, truyền tải nhiều nội dung đang được cử tri và Nhân dân quan tâm; các bộ trưởng, trưởng ngành đưa ra nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành trong lĩnh vực được giao phụ trách.