Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi)

Bảo đảm đủ số lượng cán bộ để tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả

Trong phiên thảo luận về dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang khẳng định: Tổng Liên đoàn sẽ tiếp tục báo cáo cơ quan có thẩm quyền quan tâm đặc biệt đối với lực lượng cán bộ công đoàn để bảo đảm đủ số lượng, nâng cao chất lượng, tạo điều kiện để tổ chức công đoàn hoạt động ngày càng hiệu quả.

Biên chế cán bộ công đoàn còn thấp

Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), ĐBQH Thạch Phước Bình (Trà Vinh) cho biết, hiện nay, nhiệm vụ của công đoàn ngày càng phức tạp, khối lượng công việc ngày càng lớn nhưng biên chế lại rất hạn chế. Điều này làm gia tăng áp lực cho đội ngũ cán bộ công đoàn, nhất là ở cấp cơ sở.

“So với các tổ chức chính trị xã hội khác, biên chế cán bộ công đoàn hiện nay chỉ bằng 1/3. Chẳng hạn, đến tháng 3.2024, tổng biên chế của các tổ chính trị xã hội như Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Mặt trận Tổ quốc khoảng 62.000 người, trong khi tổng biên chế của cán bộ công đoàn địa phương khoảng 5.119 người. Con số này rõ ràng chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nhất là khi số lượng công đoàn cơ sở và đoàn viên gia tăng”, đại biểu dẫn chứng.

101752tth-6025-1326.jpg
ĐBQH Thạch Phước Bình thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi). Ảnh: Phạm Thắng

Cũng theo đại biểu, việc quản lý biên chế cán bộ công đoàn hiện nay chưa đồng bộ giữa các địa phương. Công đoàn trả lương cho cán bộ trong toàn hệ thống nhưng biên chế lại do cấp ủy địa phương quản lý dẫn đến sự không đồng đều trong phân bổ nhân sự. Ví dụ, ở hai địa phương có điều kiện xã hội tương tự nhau, số lượng biên chế cán bộ công đoàn khác nhau do quyết định của cấp ủy khác nhau. Cùng với đó, cán bộ công đoàn cơ sở chủ yếu là những người làm việc tại các doanh nghiệp không thuộc biên chế công chức và thường hoạt động kiêm nhiệm. Điều này làm họ gặp khó khăn, đặc biệt trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động khi chính họ cũng là người lao động và phụ thuộc vào chủ doanh nghiệp.

Theo đó, ĐBQH đề xuất nên quy định ở những doanh nghiệp có từ 200 người lao động trở lên được phép bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách để bảo đảm hoạt động một cách tương đối độc lập với chủ doanh nghiệp; đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ công đoàn chuyên trách tại các doanh nghiệp có đông công nhân không thuộc biên chế công chức nhưng được tuyển dụng dưới hình thức hợp đồng lao động. Điều này sẽ giúp công đoàn có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong việc đại diện bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Đề cập vấn đề nêu trên, ĐBQH Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Bình Dương) nêu thực tế, hiện nay, Bình Dương là một địa phương đứng thứ 53 trong số lượng biên chế thấp nhất của đất nước. Riêng với tổ chức công đoàn, tỉnh có 98 biên chế để quản lý hơn 4.000 công đoàn cơ sở và trên 750.000 đoàn viên công đoàn.

bao-tran-4550-9530.jpeg
ĐBQH Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Bình Dương) phát biểu. Ảnh: Phạm Thắng

Theo đại biểu, với số lượng cán bộ công đoàn được phân bổ như hiện nay thì các cấp không đủ biên chế để bố trí vào các vị trí chức danh, vị trí việc làm theo yêu cầu. Có những nơi chỉ có 3 cán bộ để thực hiện nhiệm vụ. Do đó, " nên chăng tạo một cơ chế đặc thù cho các tỉnh, thành phố phát triển, đặc biệt là vấn đề về nguồn lực, trong đó cần nghiên cứu hợp lý tỉ lệ điều tiết ngân sách về Trung ương và số lượng biên chế để tạo điều kiện về động lực phát triển tốt nhất cho các địa phương” - ĐBQH Bảo Trân nói.

Giao Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định số lượng cán bộ chuyên trách

Tham gia ý kiến về vấn đề này, đại biểu Dương Văn Phước (Quảng Nam) cho rằng, hiện nay, số lượng biên chế được giao của công đoàn ít, trong khi đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động liên tục tăng, cơ sở của công đoàn liên tục phát triển cho nên việc quản lý không bảo đảm, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nếu không bố trí thêm cán bộ công đoàn chuyên trách là người làm việc hợp đồng.

202410241012416134-z5961902948858-866de03c3e35a6f7f95c1b44b617192c-2630-5676.jpg
ĐBQH Dương Văn Phước (Quảng Nam) phát biểu. Ảnh: Phạm Thắng

Bên cạnh đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được giao quyền tự chủ trong quản lý nguồn tài chính của công đoàn theo các quy định của pháp luật. Do vậy, để bảo đảm quản lý, tổ chức hoạt động của công đoàn, đại biểu đề nghị dự thảo Luật giữ quy định giao Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được quyền quyết định số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách là người làm việc theo hợp đồng lao động trong các cơ quan chuyên trách của công đoàn và công đoàn cơ sở theo từng giai đoạn, phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, số lượng đoàn viên công đoàn, người lao động và khả năng tài chính của công đoàn.

Ở góc độ khác, đại biểu Hà Sỹ Huân (Bắc Kạn) cho rằng, Khoản 2, Điều 26 dự thảo Luật quy định: “Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy, vị trí việc làm và chức danh cán bộ công đoàn trình cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền”. Tuy nhiên, quy định này chưa rõ trường hợp nào thuộc thẩm quyền quyết định của Tổng Liên đoàn Lao động, trường hợp nào sẽ trình cơ quan có thẩm quyền quyết định và cơ quan có thẩm quyền quyết định là cơ quan nào, do vậy sẽ dẫn đến sự lúng túng trong quá trình thực hiện. Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu bổ sung, quy định cụ thể hơn.

Liên quan đến vấn đề biên chế công đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang khẳng định, trên tinh thần Nghị quyết số 02 ngày 12.6.2021 của Bộ Chính trị, trong đó đã quy định “nghiên cứu, đề xuất cơ chế giao biên chế cho công đoàn hợp lý, bảo đảm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ và tình hình thực tế”, Tổng Liên đoàn sẽ tiếp tục báo cáo cơ quan có thẩm quyền có sự quan tâm đặc biệt đối với lực lượng cán bộ công đoàn để bảo đảm đủ số lượng, nâng cao chất lượng, tạo điều kiện để tổ chức công đoàn hoạt động ngày càng hiệu quả, nhất là trong bối cảnh xuất hiện cạnh tranh trong hoạt động công đoàn.

Ý kiến đại biểu

Kinh tế - xã hội: Những kết quả đạt được rất ấn tượng
Thời sự Quốc hội

Kinh tế - xã hội: Những kết quả đạt được rất ấn tượng

Sáng 26.10, các đại biểu Tổ 18 (gồm Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước; tình hình thi hành Hiến pháp; thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; chủ trương đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB).

Không nên quy định cụ thể các loại giao dịch phải công chứng
Quốc hội và Cử tri

Không nên quy định cụ thể các loại giao dịch phải công chứng

Góp ý vào dự án Luật Công chứng (sửa đổi) tại phiên thảo luận chiều nay, 25.10, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ĐBQH Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình) cho rằng: không nên quy định cụ thể các loại giao dịch phải công chứng để bảo đảm tính ổn định của Luật Công chứng và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong thực hiện giao dịch công chứng.

Bảo đảm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn phù hợp với thực tiễn
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn phù hợp với thực tiễn

Phát biểu thảo luận tại hội trường Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV sáng 25.10 về dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai đã nêu 5 vấn đề cần quan tâm, xử lý để bảo đảm thống nhất với các Luật Đất đai, Nhà ở và thực tiễn quản lý hiện nay.

Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Huỳnh Thị Phúc phát biểu tại phiên thảo luận. Ảnh: CHÂU VŨ
Quốc hội và Cử tri

Công đoàn là đại diện đương nhiên cho người lao động để khởi kiện

Phát biểu thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Huỳnh Thị Phúc đề nghị sửa đổi Khoản 3 Điều 11 dự thảo luật theo hướng: Tổ chức Công đoàn đương nhiên được khởi kiện khi quyền lợi hợp pháp của người lao động bị xâm hại; đồng thời, sửa đổi Bộ luật Tố tụng Dân sự cho phép tổ chức Công đoàn đương nhiên được khởi kiện khi quyền lợi hợp pháp của người lao động bị xâm hại để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các luật liên quan.

Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng Lã Thanh Tân phát biểu thảo luận. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Không làm kéo dài thời gian phê duyệt quy hoạch

Về cơ bản, các quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết là các bước cụ thể hóa quy hoạch chung, từ bước lập quy hoạch chung đã tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, thẩm định, trình phê duyệt theo quy định. Do vậy, đối với nội dung các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết cần quy định theo hướng giảm bớt thủ tục lấy ý kiến rộng rãi, không làm kéo dài thời gian phê duyệt quy hoạch, chậm đưa các dự án vào triển khai thực hiện.

ĐBQH thành phố Hải Phòng Nguyễn Đức Dũng phát biểu thảo luận tổ. Ảnh: Trần Thu
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế

Góp ý vào Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại phiên thảo luận tổ chiều nay, 24.10, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH thành phố Lã Thanh Tân đề nghị: Để tập trung bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho người bệnh có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh, tạo thuận lợi trong tiếp cận dịch vụ y tế, khắc phục tình trạng thiếu vật tư y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh, đề nghị tại Điều 43 xem xét bổ sung trách nhiệm của cơ sở khám chữa bệnh. Theo đó, “cơ sở khám chữa bệnh chịu trách nhiệm bảo đảm đầy đủ, kịp thời thuốc, vật tư y tế trong khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT”.

Quang cảnh phiên họp. Ảnh Hồ Long
Ý kiến đại biểu

Quan tâm đến hệ luỵ sức khoẻ trong quản lý quảng cáo thuốc

Góp ý vào Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng Lã Thanh Tân đề nghị khi Bộ Y tế nghiên cứu tham mưu cho Chính phủ quy định chi tiết về quản lý các hoạt động quảng cáo thuốc, cần quan tâm đến một số nội dung còn nhiều vi phạm, nguy cơ gây thiệt hại về kinh tế, hệ luỵ đến sức khoẻ của người dân. Đối với Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), cần nghiên cứu toàn diện hơn để có biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới thực chất hơn.

Cần bổ sung bảo hiểm y tế cho thân nhân của dân quân thường trực
Ý kiến đại biểu

Cần bổ sung bảo hiểm y tế cho thân nhân của dân quân thường trực

Tại phiên thảo luận Tổ 16 (Đoàn ĐBQH các tỉnh: Lai Châu, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Cà Mau) diễn ra chiều nay, 24.10, Trung tướng Hà Thọ Bình - Tư lệnh Quân khu 4, ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh bày tỏ sự đồng tình và nhất trí cao về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của dự thảo Luật Bảo hiểm y tế. Đồng thời, đề xuất cần bổ sung bảo hiểm y tế cho thân nhân của dân quân thường trực vào dự thảo Luật để bảo đảm tính thống nhất, tương đồng với quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.

Duy trì kinh phí 2% giúp công đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ chăm lo người lao động
Quốc hội và Cử tri

Duy trì kinh phí 2% giúp công đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ chăm lo người lao động

Góp ý vào dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), ĐBQH chuyên trách Trần Nhật Minh (Nghệ An) cho rằng, việc tiếp tục duy trì mức đóng 2% kinh phí công đoàn như quy định tại dự thảo là hết sức cần thiết, bảo đảm cho công đoàn thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với đoàn viên, người lao động.  

ĐBQH Võ Mạnh Sơn (Thanh Hóa) phát biểu thảo luận sáng 24.10 - ảnh Hồ Long
Ý kiến đại biểu

Cho phép lao động nước ngoài gia nhập Công đoàn Việt Nam là phù hợp thực tiễn

Thảo luận về Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) sáng 24.10, ĐBQH Võ Mạnh Sơn cho rằng, quy định cho phép người lao động nước ngoài gia nhập Công đoàn Việt Nam là phù hợp với bối cảnh, nhu cầu thực tiễn của người lao động nước ngoài tại Việt Nam; bảo đảm thể chế hóa chủ trương của Đảng và sự tương thích đồng bộ trong hệ thống pháp luật.

Bổ sung quy định về thẩm quyền giao mặt nước, khu vực biển tại khu vực di sản thiên nhiên thế giới
Quốc hội và Cử tri

Bổ sung quy định về thẩm quyền giao mặt nước, khu vực biển tại khu vực di sản thiên nhiên thế giới

Tham gia ý kiến vào Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) trong phiên thảo luận tại hội trường Kỳ họp thứ Tám diễn ra chiều nay, 23.10, ĐBQH Nguyễn Thị Thu Hà, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đề nghị, cần bổ sung quy định về thẩm quyền quyết định giao mặt nước, khu vực biển tại di tích Quốc gia đặc biệt, di sản thiên nhiên thế giới để bảo đảm sự thống nhất trong công tác quản lý, bảo vệ di sản.

Tăng trách nhiệm của tổ chức khai thác đối với địa phương có tài nguyên, khoáng sản
Ý kiến đại biểu

Tăng trách nhiệm của tổ chức khai thác đối với địa phương có tài nguyên, khoáng sản

Góp ý vào dự án Luật Địa chất và khoáng sản tại Hội nghị ĐBQH chuyên trách lần thứ 6, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc đề nghị, cần bổ sung quy định mức tối thiểu hàng năm tổ chức khai thác phải hỗ trợ chi phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng, bảo vệ môi trường... nhằm tăng cường hơn nữa trách nhiệm đối với địa phương nơi có tài nguyên, khoáng sản.

Quan tâm, đầu tư các phương tiện phòng cháy, chữa cháy thiết yếu cho cơ sở
Ý kiến đại biểu

Quan tâm, đầu tư các phương tiện phòng cháy, chữa cháy thiết yếu cho cơ sở

Góp ý vào dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cho rằng, công tác phòng cháy, chữa cháy ở cơ sở gặp nhiều khó khăn. Do đó, cần tập trung quan tâm đầu tư phương tiện phòng cháy, chữa cháy tại khu vực này.

Cần bổ sung khái niệm và giao Chính phủ quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm cháy nổ
Ý kiến đại biểu

Cần bổ sung khái niệm và giao Chính phủ quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm cháy nổ

Phát biểu thảo luận về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Hội nghị ĐBQH chuyên trách sáng nay, 28.8, đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho rằng, cần bổ sung khái niệm hàng hóa nguy hiểm cháy nổ trong nội dung quy định về phòng cháy đối với nhà ở kết hợp kinh doanh và giao Chính phủ quy định danh mục cụ thể về loại hàng hóa này.

Tháo gỡ chồng chéo với các luật hiện hành
Ý kiến đại biểu

Tháo gỡ chồng chéo với các luật hiện hành

Theo ĐBQH Nguyễn Phi Thường, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này sẽ khắc phục được những bất cập của Luật Thủ đô năm 2012; qua đó, giải quyết, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn đã kéo dài trong thời gian qua.

Phát triển trục sông Hồng trở thành trung tâm phát triển của Thủ đô
Ý kiến đại biểu

Phát triển trục sông Hồng trở thành trung tâm phát triển của Thủ đô

Góp ý vào Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ năm 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, ĐBQH Nguyễn Anh Trí thống nhất với quan điểm phát triển trục sông Hồng để sông Hồng trở thành trung tâm phát triển của Thủ đô về sự phân bổ hài hòa các không gian về sinh thái, văn hóa, lịch sử, đô thị hiện đại...