75 năm Quốc hội Việt Nam – Những thành tựu lập pháp

Bài 4: Cơ cấu tổ chức hoạt động của Quốc hội và quy trình lập pháp

Tiếp tục cải cách thể chế, tổ chức bộ máy nhà nước, đổi mới hệ thống chính trị, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân là một quá trình liên tục từ khi Đảng ta khởi xướng sự nghiệp đổi mới.

T

rong quá trình này, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội được tiến hành qua các nhiệm kỳ, có bước đột phá khẳng định vị thế, vai trò của Quốc hội và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân. Đổi mới cơ cấu tổ chức của Quốc hội tác động mạnh mẽ đến hoạt động lập pháp và ở chiều ngược lại, yêu cầu, kết quả hoạt động lập pháp cũng khơi gợi, tác động đến định hướng đổi mới cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội, của bộ máy nhà nước.

Cơ cấu tổ chức của Quốc hội tác động đến hoạt động lập pháp

Quốc hội Khóa I ra đời trong bối cảnh lịch sử sau Cách mạng tháng Tám thành công, mới giành chính quyền về tay nhân dân. Lúc ấy, Quốc hội chưa thành lập các Ủy ban, chỉ có Ban thường trực Quốc hội do cụ Nguyễn Văn Tố làm trưởng ban. Nhiệm vụ Ban thường trực được quy định rõ: Trong điều kiện chiến tranh, Quốc hội đã nhất trí giao Ban thường trực Quốc hội nhiệm vụ liên lạc với Chính phủ để giúp ý kiến phê bình; cùng Chính phủ quy định việc thi hành Hiến pháp, quyết định tuyên chiến, đình chiến hoặc ký hiệp định với nước ngoài và liên lạc với các đại biểu Quốc hội khi cần thiết.

Quốc hội Khóa II (1960-1964) ban hành Luật Tổ chức Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, thành lập UBTVQH thay Ban thường trực Quốc hội. Cũng từ thời điểm này, hệ thống các Ủy ban của Quốc hội bắt đầu hình thành với 4 Ủy ban là: Ủy ban Dự án pháp luật; Ủy ban Kế hoạch và ngân sách; Ủy ban Dân tộc và Ủy ban Thống nhất. Đây là hệ thống Ủy ban đầu tiên của Quốc hội vừa phục vụ hoạt động của Quốc hội thời chiến, vừa hướng nhiệm vụ đại đoàn kết phát huy sức mạnh dân tộc, thống nhất đất nước. Đến Quốc hội Khóa III (1964-1971), Quốc hội tăng cường thêm một Ủy ban là Ủy ban Văn hóa và xã hội. Quốc hội Khóa IV (1971-1975), tăng thêm Ủy ban Đối ngoại. Quốc hội Khóa VI và Khóa VII vẫn giữ nguyên số lượng 6 Ủy ban nhưng có sự thay đổi Ủy ban Thống nhất của Quốc hội đã hoàn thành nhiệm vụ và thành lập thêm ủy ban mới là Ủy ban Y tế và xã hội. Đến Quốc hội Khóa VII (1981-1987), Quốc hội thành lập Hội đồng Dân tộc thay Ủy ban Dân tộc và 7 Ủy ban trong đó có đổi tên Ủy ban Dự án pháp luật thành Ủy ban Pháp luật; Ủy ban Kinh tế, kế hoạch thành Ủy ban Kinh tế, Kế hoạch và Ngân sách. Thành lập thêm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật; Ủy ban Thanh, Thiếu niên và Nhi đồng.

Có thể thấy, từ Quốc hội Khóa VII, việc thành lập các Ủy ban của Quốc hội đã hướng vào việc nâng cao vị trí, vai trò của Quốc hội trong đời sống chính trị của đất nước; tăng cường hiệu lực hiệu quả trong việc thẩm tra quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước. Trong đó, nhấn mạnh vai trò lập pháp với việc ra đời Ủy ban Pháp luật có chức năng, nhiệm vụ bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, chương trình xây dựng; thẩm tra xây dựng luật trên các lĩnh vực quan trọng của tổ chức bộ máy nhà nước; lĩnh vực tư pháp, hành chính… Đến Quốc hội Khóa VII, VIII, IX, X, XI cơ cấu tổ chức các Ủy ban của Quốc hội gồm có Hội đồng Dân tộc và 7 Ủy ban. Từ Quốc hội Khóa IX có thay đổi tên gọi gắn với phạm vi hoạt động của các Ủy ban và sáp nhập, thêm bớt một số Ủy ban. (Xem sơ đồ HĐDT và các Ủy ban của Quốc hội qua các nhiệm kỳ).

Việc tách Ủy ban, đổi tên, sáp nhập và thành lập thêm các Ủy ban mới đi theo tiến trình đổi mới tổ chức hoạt động của Quốc hội, của bộ máy nhà nước. Không đơn thuần là việc đổi tên hay thành lập thêm Ủy ban mà chính là việc cơ cấu lại phù hợp với yêu cầu của cơ quan lập pháp, tương ứng hoạt động trên các lĩnh vực của bộ máy nhà nước với sự phát triển nền kinh tế thị trường, khoa học, công nghệ, an sinh xã hội... Đồng thời phục vụ cho việc nâng cao năng lực lập pháp của Quốc hội chuyên sâu hơn, bao quát các quan hệ xã hội rộng lớn, kịp thời đáp ứng thực tiễn cuộc sống đang vận động chuyển đổi nhanh chóng; đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới và thực tiễn quản lý nhà nước hiện đại và phù hợp với mô hình tổ chức Quốc hội Việt Nam khi đại biểu Quốc hội vẫn chủ yếu hoạt động kiêm nhiệm.

Bài 4: Cơ cấu tổ chức hoạt động của Quốc hội và quy trình lập pháp ảnh 1

Vấn đề quan trọng, đột phá trong cơ cấu tổ chức của Quốc hội thời kỳ mới là vấn đề đại biểu chuyên trách. Đây là vấn đề Tổng bí thư Đỗ Mười  đặt ra tại Hội nghị lần thứ hai, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa VII: “Hướng lâu dài là Quốc hội chuyển dần sang hoạt động thường xuyên”. Với hướng đi đó, Kỳ họp thứ Mười một, Quốc hội Khóa VIII đã thông qua Luật Tổ chức Quốc hội, lần đầu tiên quy định đại biểu Quốc hội làm việc theo chế độ chuyên trách và đại biểu Quốc hội làm việc theo chế độ không chuyên trách. Từ đó, tỷ lệ đại biểu chuyên trách tăng dần qua các khóa. (Xem biểu đồ dưới đây)

Việc tăng dần số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách là chỉ dấu cho thấy Quốc hội chuyển sang hoạt động thường xuyên hơn trong đó đặc biệt tăng cường cho hoạt động lập pháp chuyên nghiệp, bài bản hơn, cần nhiều đại biểu chuyên trách, các chuyên gia xây dựng và phân tích chính sách trên các lĩnh vực phục vụ làm luật với mật độ dày đặc hơn, chất lượng ngày càng cao hơn.

Hình thành và hoàn thiện quy trình lập pháp

Hoạt động lập pháp luôn chiếm nhiều thời gian nhất trong thời lượng hoạt động của Quốc hội mỗi kỳ họp, mỗi nhiệm kỳ. Điều đó thể hiện vai trò lập pháp của Quốc hội trong thực hiện các chức năng lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Việc hình thành quy trình lập pháp là một quá trình và do yêu cầu công tác lập pháp và vai trò của Quốc hội trong việc thực hiện chức năng này. Từ trước Quốc hội Khóa VIII, chưa hình thành một quy trình lập pháp chặt chẽ, đầy đủ. Kế hoạch xây dựng luật do Chính phủ xây dựng và trình dự án ra Quốc hội xem xét, biểu quyết thông qua chủ yếu bằng hình thức giơ tay, sự bàn bạc, việc tranh luận thẩm tra chưa nhiều.

Đến Khóa IX, lần đầu tiên Quốc hội ban hành nghị quyết về chương trình xây dựng pháp luật năm 1993. Đến Khóa X, Quốc hội ban hành nghị quyết về chương trình xây dựng luật và pháp lệnh hàng năm và nhiệm kỳ. Đây là bước tiến định hướng công tác xây dựng luật tương đối ổn định và những nét phác thảo cho chiến lược lập pháp dài hơi theo nhiệm kỳ. Việc Quốc hội ban hành nghị quyết này đã mang lại tính chủ động hơn trong hoạt động lập pháp của bộ máy nhà nước; Quốc hội chủ động giám sát, đôn đốc các cơ quan hữu quan thực hiện chương trình và nâng cao tính kỷ luật lập pháp. Đồng thời đặt ra nhiệm vụ cho Chính phủ - cơ quan sáng kiến pháp luật nhiều nhất, thường xuyên nhất - tính chủ động, trách nhiệm, sáng tạo lựa chọn lĩnh vực ưu tiên, dự án ưu tiên; dự báo sát thực tiễn, nâng cao khả năng quản lý và trách nhiệm trong công tác lập pháp và đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật. 

Quy trình lập pháp là công cụ hết sức quan trọng để làm luật. Nhưng phải đến 12.11.1996, Quốc hội Khóa IX mới ban hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đây là luật đầu tiên, điều chỉnh bao quát sự vận hành bộ máy nhà nước, các thực thể, cá nhân có quyền sáng kiến pháp luật tham gia công tác xây dựng pháp luật; xác định các hình thức văn bản pháp luật, quy trình từ nghiên cứu chuẩn bị dự án đưa vào chương trình, soạn thảo, thẩm tra, góp ý kiến, thảo luận và thông qua dự án luật. Đạo luật đã góp phần đưa việc xây dựng pháp luật vào nề nếp. Tuy nhiên, trước những đổi mới về tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước, của Quốc hội, yêu cầu quản lý đời sống xã hội bằng pháp luật và hoạt động lập pháp trong thời kỳ mới, quy trình lập pháp tiếp tục có những cải tiến, đổi mới theo hướng nâng cao chất lượng, tăng tính dân chủ, công khai, minh bạch, quy định cụ thể, khả thi trong các văn bản luật. Năm 2002, Quốc hội Khóa XI đã tiến hành sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật với những đổi mới quan trọng về quy trình lập pháp trong xem xét, thông qua luật tại kỳ họp, tăng cường vai trò của HĐDT và các Ủy ban của Quốc hội trong việc tiếp thu chỉnh lý và chỉ đạo việc nghiên cứu tiếp thu ý kiến của ĐBQH, các cơ quan, tổ chức và nhân dân. Việc sửa đổi kịp thời đã góp phần tạo nên những chuyển biến quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật. 

Những tồn tại trong hoạt động lập pháp

Đổi mới trong tổ chức hoạt động của Quốc hội có tác động mạnh mẽ đến hoạt động lập pháp. Đến lượt nó, hoạt động lập pháp lại tác động đến tiến trình đổi mới tổ chức của Quốc hội trong một chính thể thống nhất, quan hệ chặt chẽ giữa vị trí, vai trò, cơ cấu tổ chức bộ máy và cách thức vận hành nhằm nâng cao năng lực lập pháp của Quốc hội, nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

Toàn cảnh Kỳ họp thứ 2, QH Khóa XIV
Toàn cảnh Kỳ họp thứ 2, QH Khóa XIV

Bên cạnh những thành tựu lớn, hoạt động lập pháp còn không ít hạn chế mà Quốc hội các khóa nêu ra như bài học kinh nghiệm qua các khóa để khắc phục trong tổ chức, vận hành, thực hiện chức năng lập pháp ngày càng tốt hơn. Nhìn lại đánh giá tổng kết của Quốc hội những nhiệm kỳ gần đây có thể thấy, hoạt động lập pháp vẫn nổi lên một số tồn tại như: Vẫn còn quy định chung chung, thiếu tính khả thi, chất lượng dự án thông qua chưa đồng đều; có vấn đề bức xúc chưa tập trung ưu tiên giải quyết kịp thời; chương trình xây dựng luật thiếu tính ổn định; chưa đảm bảo tiến độ thời gian chuẩn bị dự án; văn bản hướng dẫn thi hành luật chưa chuẩn bị kịp thời. Đặc biệt chưa thực sự làm rõ nguồn lực thực thi một số quy định, đạo luật khi ban hành… Đây là những hạn chế kéo dài qua các nhiệm kỳ, khắc phục chậm là yếu tố cản trở công tác lập pháp; tác động không tốt đến hoàn thiện hệ thống pháp luật được hình thành ở nhiều phương diện. Những tồn tại trên cũng đã được Quốc hội chỉ ra nguyên nhân như: do đất nước trong quá trình đổi mới, các quan hệ kinh tế- xã hội mà pháp luật điều chỉnh đang phát triển, tính ổn định chưa cao; vai trò, trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào quá trình xây dựng văn bản chưa được phát huy tối đa, nhất là cơ quan chủ trì, cơ quan tham gia soạn thảo trong việc chuẩn bị trình, tiếp thu ý kiến, hoàn thiện dự thảo trình thông qua; chưa có cơ chế hiệu quả thu hút các chuyên gia, nhà khoa học tham gia vào quá trình chuẩn bị văn bản. Đây cũng chính là điểm mà Quốc hội các khóa tới lưu tâm giải quyết trong đổi mới tổ chức, huy động nguồn lực, cải tiến quy trình và nêu cao trách nhiệm đại biểu Quốc hội nhằm thúc đẩy, nâng cao chất lượng và vai trò hoạt động lập pháp trong xây dựng hệ thống pháp luật.

-------------------------------

Tài liệu tham khảo :

-50, 60, 70 năm Quốc hội Việt Nam,

- Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội khóa VIII,IX,X,XI,XII,XIII,

- Đại biểu Quốc hội các khóa IX,X,XI,XII,XIII,XIV,

- Cơ sở dữ liệu, hồ sơ, tài liệu lưu trữ của Quốc hội.

Lập pháp

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Tháo gỡ vướng mắc, tạo sự thông thoáng, năng động cho doanh nghiệp

Cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp tại Phiên họp thứ 44, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm các quy định sẽ giải quyết, tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc hiện nay; bao quát những vấn đề mới, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế tư nhân trong mối quan hệ với đầu tư vốn của nhà nước và các yêu cầu trong tình hình mới.

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Tạo cơ sở pháp lý toàn diện phát triển bền vững ứng dụng năng lượng nguyên tử

Cho ý kiến về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát, đối chiếu các quy định của dự thảo Luật với các luật có liên quan để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất; đồng thời, rà soát, tham chiếu, bảo đảm tương thích với điều ước quốc tế về năng lượng nguyên tử mà Việt Nam là thành viên, nhằm xây dựng cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện cho phát triển bền vững ứng dụng năng lượng nguyên tử.

Ảnh minh họa
Xây dựng luật

Nên luật hóa nghĩa vụ chuyển giao công nghệ với hợp đồng điện hạt nhân

PGS.TS. Vương Hữu Tấn - Nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) nên bổ sung một điều quy định về phát triển điện hạt nhân, trong đó tuyên bố chính sách dài hạn, bền vững của quốc gia về phát triển điện hạt nhân với mục tiêu phải chiếm một tỷ lệ hợp lý trong cán cân cung cấp điện năng và chúng ta có khả năng làm chủ, phát triển công nghệ để vận hành an toàn, khai thác hiệu quả. Đồng thời, luật hóa nghĩa vụ chuyển giao công nghệ đối với hợp đồng điện hạt nhân.

Tổng Biên tập Báo Nhân dân Lê Quốc Minh
Lập pháp

Sửa đổi Luật Chứng khoán, tạo điều kiện cho start-up công nghệ huy động vốn

Nhấn mạnh Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã đặt ra yêu cầu đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, khuyến khích đổi mới sáng tạo, loại bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, Viện trưởng Viện IDS Trần Văn đề nghị cần sớm xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán, nghiên cứu dành riêng một chương về điều kiện cho các start-up công nghệ có thể huy động vốn trên thị trường.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi chủ trì phiên họp phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đủ mạnh để khuyến khích phục hồi doanh nghiệp

Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín tới, trong đó có một điểm mới nổi bật là bổ sung quy định về phục hồi doanh nghiệp trước khi phá sản. Tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra dự án Luật này, các đại biểu đề nghị, cần rà soát, nghiên cứu để có khung pháp lý, chính sách đủ mạnh nhằm khuyến khích thực hiện phục hồi doanh nghiệp.

Xem xét tăng thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất
Quốc hội và Cử tri

Xem xét tăng thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất

Quan tâm đến thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất quy định tại dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội tham dự Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 đề nghị tăng thời hạn của giấy chứng nhận là trên 5 năm. Bởi, thời hạn trên là quá ngắn, gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất có điều kiện.

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông)
Quốc hội và Cử tri

Cân nhắc tăng thuế đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép theo lộ trình

Lưu ý nếu quy định tăng thuế cao đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép ngay trong một lần như dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ gây tác động tới tâm lý khách hàng, làm giảm lượng tiêu thụ xe, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định lộ trình tăng thuế trong vòng 3 năm, từ năm 2027 - 2030, mức tăng thêm 3%/năm tương đương với việc chia đều mức tăng 9% trong 3 năm, áp dụng từ năm 2027.

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra dự án Luật Phá sản (sửa đổi)
Chính trị

Gỡ điểm nghẽn trong thực hiện phá sản

Sáng 27.3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi, Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính họp mở rộng thẩm tra dự án Luật Phá sản (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Tăng cường quyền kiểm soát của người dân đối với dữ liệu cá nhân

Trong kỷ nguyên số, dữ liệu cá nhân được coi là tài sản phi truyền thống và có liên quan chặt chẽ tới quyền con người, quyền công dân, an toàn, an ninh mạng, an ninh thông tin, an ninh dữ liệu, công nghệ thông tin… Thảo luận về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, các đại biểu Quốc hội đề nghị, dự thảo Luật cần tăng cường quyền kiểm soát của người dân đối với dữ liệu cá nhân và quy định chế tài có tính răn đe cao đối với những hành vi xâm phạm.

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đăk-Nông) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Nghiên cứu kỹ lưỡng chính sách thuế liên quan đến phát triển khoa học, công nghệ

Cho ý kiến về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư cũng như sự phát triển của doanh nghiệp, vì vậy, cần rà soát bảo đảm thể chế hóa đầy đủ và toàn diện các nội dung liên quan đến chính sách ưu đãi về thuế, trong đó có lĩnh vực khoa học, công nghệ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan điều hành thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Quốc hội và Cử tri

Đổi mới tư duy, tránh quản lý quá thận trọng

Thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách lần thứ 7, một số ĐBQH cho rằng, dự thảo Luật cần cụ thể hóa đầy đủ Nghị quyết số 57 – NQ/TW của Bộ Chính trị, nhất là yêu cầu đổi mới tư duy quản lý, tránh tư duy "không quản được thì cấm", mở đường cho công nghệ mới qua cơ chế thử nghiệm có kiểm soát. Bởi, nếu quản lý quá thận trọng sẽ kìm hãm đổi mới sáng tạo, khiến doanh nghiệp e ngại thử nghiệm công nghệ mới tại nước ta.

Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Cần có chế tài xử lý khi doanh nghiệp không báo cáo hàng năm

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) quy định, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hóa chất mới được đăng ký, hằng năm, tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất liên quan đến hóa chất mới phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quá trình hoạt động với hóa chất mới. Do đó, đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị, cần bổ sung vào dự thảo Luật quy định về việc giao Chính phủ quy định chế tài xử lý với trường hợp không báo cáo hàng năm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam) phát biểu
Chính trị

Biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số

Thảo luận về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) chiều nay, 25.3, các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi Luật Việc làm lần này là cơ hội vàng để thể chế hoá các định hướng chiến lược của Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Lập pháp

Cần cơ chế, chính sách vượt trội khuyến khích đầu tư phát triển đường sắt

Cho ý kiến với dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 43 vừa qua, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, các chính sách về phát triển, ưu đãi, hỗ trợ trong hoạt động đường sắt phải thể chế hóa tối đa nội dung Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, nhất là về phân bổ ngân sách, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, hỗ trợ địa phương phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu sửa đổi Luật Đường sắt phải tập trung vào các chính sách đột phá mạnh mẽ, phát triển bứt phá
Chính trị

Phát triển đường sắt với tư duy vượt trội, tầm nhìn dài hạn

“Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, chúng ta mới có đoàn tàu Thống Nhất, bây giờ chuẩn bị kỷ niệm 50 năm rồi đoàn tàu Thống Nhất vẫn không có gì thay đổi về vận tốc, vận tải, có chăng chỉ là thay đổi kết cấu phòng ốc, điều kiện phương tiện, còn vận tốc vẫn y như cách đây 50 năm”.