Chính sách hưu trí trên thế giới

Ba giải pháp cho hệ thống hưu trí

Xu hướng già hóa dân số diễn ra nhanh chóng cùng với những thay đổi về kinh tế - xã hội đang đặt ra những thách thức về tính bao phủ và đặc biệt là tính bền vững đối với hệ thống hưu trí của hầu hết các quốc gia. Nếu không có những cải cách kịp thời, những thách thức này không chỉ đặt ra vấn đề thiếu hụt tài chính cho người nghỉ hưu mà có thể dẫn đến nguy cơ mất ổn định đời sống kinh tế - xã hội.

Những áp lực đối với hệ thống hưu trí

Báo cáo Chỉ số hưu trí toàn cầu nhiều năm gần đây của Viện CFA Mercer, và đặc biệt là Báo cáo mới nhất năm 2023 thừa nhận rằng, hệ thống hưu trí trên toàn thế giới đang chịu áp lực lớn hơn bao giờ hết, do xu hướng già hóa dân số khiến số người bước vào độ tuổi nghỉ hưu cũng như có tuổi thọ cao hơn, lạm phát dai dẳng, lãi suất tăng và bất ổn địa chính trị.

Già hóa dân số là một trong những yếu tố gây áp lực lên hệ thống hưu trí trên toàn thế giới. Nguồn: INT
Già hóa dân số là một trong những yếu tố gây áp lực lên hệ thống hưu trí trên toàn thế giới. Nguồn: ITN

"Hệ thống hưu trí trên khắp thế giới đang đối mặt với tình hình tuổi thọ cao chưa từng thấy và áp lực ngày càng lớn đối với nguồn lực công để hỗ trợ phúc lợi và y tế cho người già", Tiến sĩ David Knox, đồng tác giả của báo cáo trên cho biết. "Các nhà hoạch định chính sách sẽ phải đối mặt với những điểm mạnh và điểm yếu trong hệ thống hưu trí, nhằm bảo đảm phúc lợi dài hạn dành cho những người về hưu trong tương lai". Theo dữ liệu của Liên Hợp Quốc (UN), khoảng 1/5 dân số toàn cầu được dự báo sẽ bước vào tuổi nghỉ hưu vào năm 2070.

Bên cạnh đó, kể từ đại dịch Covid-19, tình trạng suy giảm kinh tế cùng với đó là lạm phát gia tăng và chính sách tài khóa thắt chặt của nhiều quốc gia cũng là một trong những yếu tố gây áp lực đáng kể đến các quỹ hưu trí trên toàn thế giới. Bà Margaret Franklin, Chủ tịch, Giám đốc điều hành của Viện CFA cho biết: “Bên cạnh thách thức do độ tuổi trung bình của dân số trên toàn thế giới tiếp tục tăng, lạm phát và lãi suất tăng đã đặt ra những áp lực đáng kể cho các kế hoạch hưu trí. Chúng tôi cũng thấy sự rạn nứt liên quan đến toàn cầu hóa”. Bà nói thêm: “Đây chỉ là một vài trong số những thách thức ngày càng phức tạp mà các quỹ hưu trí phải đối mặt và ảnh hưởng đến người về hưu theo những cách ngày càng đáng lo ngại”.

Xu hướng cải cách 

Đứng trước những thách thức trên, các hệ thống hưu trí phải đối mặt với áp lực cải cách, bởi đây không chỉ là vấn đề bảo đảm về tài chính mà có thể dẫn đến nguy cơ mất ổn định đời sống kinh tế - xã hội.

Viện CFA Mercer thừa nhận rằng, không có giải pháp phổ quát nào có thể áp dụng chung cho tất cả các nước vì mỗi hệ thống hưu trí đều được phát triển từ hoàn cảnh kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị và lịch sử riêng biệt của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, trên cơ sở chỉ ra những thách thức chung của hệ thống lương hưu trên toàn thế giới, cơ quan này đưa ra những khuyến nghị cải cách mang tính chung nhất.

Thứ nhất, các chương trình hưu trí bắt buộc nên chuyển dịch dần từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân. Các nước cũng nên tích cực phát triển các chương trình hưu trí tự nguyện, coi đó là một kênh quan trọng để giúp người lao động tự bảo đảm cho tương lai của chính mình.

Thứ hai, các chương trình hưu trí nên chuyển đổi từ phương thức mức hưởng xác định trước sang mức đóng xác định. Đồng thời, nên cho phép sự tham gia của nhiều đơn vị trung gian như như đơn vị giám sát, đơn vị quản lý tài sản, tổ chức đầu tư (ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng…), đơn vị quản trị chương trình hưu trí…

Thứ ba, Viện CFA Mercer khuyến nghị các hệ thống lương hưu trên toàn cầu nên hạn chế khả năng tiếp cận các quỹ trước khi nghỉ hưu, hạn chế việc thanh toán lương hưu một lần. Để làm được điều này, các hệ thống hưu trí và bảo hiểm xã hội nói riêng cần cải thiện tính minh bạch, cũng như các Chính phủ cần tăng cường tuyên truyền, cải thiện sự hiểu biết và tin tưởng của người tham gia chương trình bảo hiểm.

Nghị viện thế giới

Các nghị sĩ Mexico phải họp tại một sân vận động trong nhà để thông qua dự luật.
Nghị viện thế giới

Cải cách tư pháp 2024 ở Mexico: Từ ý tưởng đến hiện thực

Ngày 15.9 vừa qua, Tổng thống Mexico López Obrador đã ký ban hành Sắc lệnh sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Hiến pháp chính trị Hợp chúng quốc Mexico liên quan đến ngành tư pháp (sau đây gọi là Sắc lệnh), đưa Mexico trở thành quốc gia đầu tiên và duy nhất trên thế giới sẽ bỏ phiếu bầu toàn bộ thẩm phán theo hình thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp.

Thượng viện Mexico thông qua kế hoạch cải cách ngày 11.9.
Nghị viện thế giới

Cải cách tư pháp 2024 ở Mexico: Quốc gia đầu tiên thẩm phán do dân bầu

Sắc lệnh cải cách tư pháp nhằm mục đích chuyển đổi hệ thống tư pháp từ hệ thống bổ nhiệm, chủ yếu tập trung vào thâm niên làm việc, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn, sang hệ thống bầu cử, đưa Mexico trở thành quốc gia đầu tiên và duy nhất trên thế giới có toàn bộ thẩm phán do dân bầu.

Getty images
Nghị viện thế giới

Siêu công trình khắc chế "thủy thần"

Nhằm giúp Thủ đô Tokyo không bị ngập lụt mỗi khi mùa mưa đến, Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng một trong những hệ thống đường hầm ngầm chống ngập lớn nhất thế giới có tên Kênh xả ngầm bên ngoài khu vực đô thị (G-cans), được thiết kế để ngăn chặn ngập lụt ở khu vực đô thị Tokyo, nơi rất dễ bị ảnh hưởng bởi bão, mưa lớn và mực nước sông dâng cao.

Drone cứu hộ
Nghị viện thế giới

Tăng cường ứng dụng công nghệ trong hoạt động cứu trợ

Khắc phục hậu quả thiên tai là một trong bốn khâu quan trọng trong chu trình quản lý thiên tai của Nhật Bản (giảm nhẹ, chuẩn bị, ứng phó, khắc phục hậu quả). Chính quyền Nhật Bản đã xây dựng nhiều chính sách sáng tạo nhằm bảo đảm hoạt động ứng phó, cứu trợ và phục hồi hiệu quả cho những nạn nhân và khu vực bị ảnh hưởng.

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm
Quốc tế

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm

Để tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân của công dân và bảo đảm quyền riêng tư trong thời đại kỹ thuật số, Chính phủ Australia đã trình dự thảo Luật sửa đổi về quyền riêng tư và các quy định khác năm 2024 lên Quốc hội. Do Bộ trưởng Tư pháp Mark Dreyfus thúc đẩy, dự luật này nhằm củng cố pháp luật về quyền riêng tư, đặc biệt tập trung vào việc hình sự hóa hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân một cách ác ý (doxxing).

Có nên tăng tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp?
Nghị viện thế giới

Có nên tăng tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp?

Tỷ lệ đóng góp vào quỹ hưu trí theo luật định của người sử dụng lao động tại Trung Quốc vẫn tương đối cao. Biện pháp hạ tỷ lệ đóng góp có thể là giải pháp để giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp nhưng lại làm gia tăng gánh nặng đối với quỹ hưu trí.

Bao phủ toàn dân bằng hệ thống ba trụ cột
Nghị viện thế giới

Bao phủ toàn dân bằng hệ thống ba trụ cột

Trong hơn ba thập kỷ, Trung Quốc đã nỗ lực chuyển đổi từ mô hình kinh tế kế hoạch cũ, nơi lương hưu được trả và bảo đảm hoàn toàn thông qua các doanh nghiệp nhà nước, sang mô hình phù hợp với thị trường. Hiện tại, Trung Quốc thúc đẩy mô hình hưu trí ba trụ cột, bao gồm hệ thống lương hưu cơ bản do nhà nước lãnh đạo; chương trình lương hưu tự nguyện của người lao động từ người sử dụng lao động; chương trình lương hưu tự nguyện của cá nhân.

Trung Quốc với mối đe dọa nhân khẩu học
Nghị viện thế giới

Trung Quốc với mối đe dọa nhân khẩu học

Lực lượng lao động suy giảm và dân số già hóa nhanh chóng của Trung Quốc đã làm gia tăng mối lo ngại về tính bền vững trong tương lai của quỹ hưu trí, một báo cáo dự đoán rằng tổng chi tiêu của quỹ sẽ bắt đầu vượt quá mức đóng góp vào năm 2028 và dự trữ sẽ giảm theo cấp số nhân sau đó, dẫn đến quỹ sẽ cạn kiệt hoàn toàn vào năm 2035.

image_sapo
Quốc tế

Bài 2: Bảo đảm tiếng nói của khu vực được lắng nghe

Hội đồng Liên bang (Thượng viện) là một trong hai viện của Quốc hội Liên bang Nga, đóng vai trò quan trọng trong quy trình lập pháp và giám sát các vấn đề của quốc gia, qua đó cho thấy tiếng nói của khu vực trong các quyết định quan trọng của đất nước.

image_sapo
Quốc tế

Bài 1: “Xương sống lập pháp” của quốc gia

Quốc hội Liên bang Nga, được nêu trong Điều 94 của Hiến pháp Nga (2020), hoạt động như cơ quan lập pháp và đại diện của Liên bang Nga. Đây là Quốc hội lưỡng viện bao gồm: Hội đồng Liên bang và Duma Quốc gia. Hai viện có vai trò khác biệt, nhưng cùng nhau tạo thành "xương sống lập pháp" của đất nước.

10 điều đặc biệt về vị trí Chủ tịch Quốc hội
Nghị viện thế giới

10 điều đặc biệt về vị trí Chủ tịch Quốc hội

Chức vụ Chủ tịch Quốc hội là một chức vụ có từ thời kỳ đầu thiết lập Nghị viện vương quốc Anh. Đây là một đặc điểm thiết yếu của hệ thống nghị viện và là một trong những chức vụ “lâu đời nhất” của hệ thống Westminster. Theo thời gian, vị trí Chủ tịch Quốc hội ngày càng chứng tỏ vai trò với tư cách là những “nhạc trưởng” quan trọng trong phiên họp của Quốc hội nói riêng và trong hoạt động của Quốc hội nói chung.

Bài 3: Hai đạo luật mới tạo điều kiện cho người dân sở hữu nhà
Nghị viện thế giới

Bài 3: Hai đạo luật mới tạo điều kiện cho người dân sở hữu nhà

Một trong những mục tiêu mà Chính phủ Bảo thủ trước kia của Anh và tân Chính phủ Công đảng (vừa lên nắm quyền vào tháng 7.2024) hướng tới là tháo gỡ những rào cản để tạo thuận lợi cho người dân sở hữu nhà ở. Điều này được thực hiện thông qua hai văn bản pháp lý: Đạo luật Cải cách chế độ sở hữu nhà thuê và sở hữu vĩnh viễn năm 2024 (đã trở thành luật) và Dự luật Cải cách chế độ sở hữu nhà thuê và sở hữu chung, đang chuẩn bị được đưa ra xem xét tại Nghị viện.

Bài 2: Dự luật Quy hoạch và Cơ sở hạ tầng: Kỳ vọng tháo gỡ các nút thắt
Nghị viện thế giới

Bài 2: Dự luật Quy hoạch và Cơ sở hạ tầng: Kỳ vọng tháo gỡ các nút thắt

Trong buổi lễ khai mạc Nghị viện khóa mới ngày 17.7 vừa qua, Vua Charles của Vương quốc Anh đã đọc diễn văn khai mạc và công bố một gói gồm 39 dự luật mà Chính phủ mới của Công đảng sẽ thúc đẩy Nghị viện thông qua nhằm hồi sinh nền kinh tế. Trong số 39 dự luật được công bố, dự luật Quy hoạch và Cơ sở hạ tầng đã thu hút sự quan tâm của dư luận, bởi đây được xem là nỗ lực của Công đảng trong thực hiện cam kết tranh cử là giải quyết tình trạng thiếu nhà ở trầm trọng.

Cân bằng giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ cộng đồng bản địa
Quốc tế

Cân bằng giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ cộng đồng bản địa

Tây Ban Nha từ lâu là một trong những điểm đến hàng đầu của khách du lịch, thu hút hàng triệu khách mỗi năm. Tuy nhiên, lượng du lịch tăng đột biến gần đây đã thúc đẩy nước này đưa ra nhiều quy định mới nhằm cân bằng giữa lợi ích kinh tế từ ngành du lịch với việc bảo vệ cộng đồng địa phương.

Ảrập Xêút: Tầm nhìn chiến lược dài hạn
Quốc tế

Ảrập Xêút: Tầm nhìn chiến lược dài hạn

Ảrập Xêút đang trải qua cuộc chuyển đổi đáng kể trong ngành du lịch với nhiều quy định pháp lý mới, các khoản đầu tư chiến lược và dự án đầy tham vọng. Kế hoạch Tầm nhìn 2030 của vương quốc định hướng cho những thay đổi này, hướng tới mục tiêu đa dạng hóa nền kinh tế và biến du lịch thành yếu tố đóng góp chính cho tăng trưởng quốc gia.

Luật Du lịch mới của Hy Lạp: Chìa khóa cho tăng trưởng
Quốc tế

Luật Du lịch mới của Hy Lạp: Chìa khóa cho tăng trưởng

Tháng trước, các nghị sĩ Hy Lạp đã thông qua luật về du lịch mới được thiết kế để nâng cao cơ sở hạ tầng du lịch, giáo dục và tính bền vững của đất nước. Theo giới quan sát, động thái lập pháp này đánh dấu bước tiến quan trọng cho ngành công nghiệp nói trên của xứ sở các vị thần.