Việt Nam trong Top 5 nước sản xuất điện thoại lớn nhất trên thế giới

Theo Bộ Công thương, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính tiếp tục có chỉ số tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 15%; sản xuất máy móc và các loại thiết bị khác tăng khoảng 14,1%.

Sản lượng điện thoại sản xuất tại Việt Nam đang chiếm tới 20% nguồn cung cho cả thế giới.
Sản lượng điện thoại sản xuất tại Việt Nam đang chiếm tới 20% nguồn cung cho cả thế giới

Số liệu chi tiết trong tháng 4, Việt Nam đã sản xuất 20,5 triệu điện thoại di động, đưa số điện thoại sản xuất trong 4 tháng đầu năm 2021 đạt 76,9 triệu chiếc. Điện thoại di động là sản phẩm công nghiệp có mức tăng trưởng cao trong 4 tháng qua với mức tăng 21,3%.

Vài năm trở lại đây, với việc Việt Nam trở thành “cứ điểm” sản xuất điện thoại lớn nhất của Samsung, đã giúp cho sản phẩm điện thoại Samsung “Made in Vietnam” chiếm tới 60% tổng lượng điện thoại bán ra của tập đoàn này trên toàn cầu.

Từ số liệu nghiên cứu của TrendForce, năm 2020, Samsung bán ra ước khoảng 263 triệu chiếc điện thoại trên toàn cầu, chiếm 21% thị phần.

Theo đó, tương ứng với 60% lượng điện thoại “Made in Vietnam”, con số có thể lên đến hơn 150 triệu chiếc. Còn theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2020, Việt Nam sản xuất tổng cộng hơn 253 triệu chiếc điện thoại di động, đạt giá trị xuất khẩu cao nhất trong số các nhóm hàng hóa xuất khẩu, với tổng kim ngạch 50,9 tỉ USD. Như vậy nếu so với doanh số 1,25 tỉ chiếc điện thoại di động tiêu thụ trên toàn cầu năm 2020 thì sản lượng điện thoại sản xuất tại Việt Nam đang chiếm tới 20% nguồn cung cho cả thế giới.

Cũng trong số liệu của Bộ, lượng tivi sản xuất ra đạt hơn 1 triệu chiếc trong tháng 4. Cộng dồn 4 tháng đầu năm, có tổng số hơn 5,2 triệu chiếc được sản xuất trong nước, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm trước.

Sản phẩm điện thoại di động sản xuất tại Việt Nam hầu hết được xuất ra thị trường thế giới theo kênh của các nhà đầu tư FDI mà chủ yếu là Samsung. Điện thoại và linh kiện cũng là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất trong 4 tháng qua với kim ngạch xuất khẩu đạt 18,4 tỷ USD, chiếm 17,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Ngành hàng này đạt mức tăng trưởng 19,4% so với cùng kỳ năm trước. Còn ngành hàng điện tử, máy tính và linh kiện đạt kim ngạch xuất khẩu 15,9 tỷ USD, tăng 30,8% so với cùng kỳ năm trước.

Số lượng nhập khẩu nhóm hàng này cũng tăng mạnh do nhu cầu về nguyên liệu, linh kiện đầu vào được gia tăng, phục vụ sản xuất. Đứng đầu về hàng hóa nhập khẩu trong 4 tháng qua vẫn là máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với kim ngạch ước đạt 22,05 tỷ USD, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm 2020. Kế đến, kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng ước đạt 14,84 tỷ USD, tăng 31,7% so với cùng kỳ năm 2020. Kim ngạch nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện cũng tăng mạnh 44% so với 4 tháng đầu năm 2020, đạt 6,01 tỷ USD.

Năm 2016, trong Top 6 quốc gia, vùng lãnh thổ sản xuất điện thoại di động hàng đầu thế giới còn chưa có tên Việt Nam. Khi đó, xếp thứ nhất là Trung Quốc, và lần lượt xếp sau là Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc), Canada. Năm năm sau đã có nhiều thay đổi, đặc biệt là khi Việt Nam và Ấn Độ ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư FDI công nghiệp công nghệ cao đến mở nhà máy sản xuất, đã làm đảo lộn bảng xếp hạng trước đây. Việt Nam từ chỗ chưa có mặt trong Top 6 thì nay đã có mặt trong Top 5.

Thị trường

Nguồn cung nông sản, thực phẩm của Hà Nội tương đối dồi dào. Ảnh: ITN
Kinh tế

Hà Nội bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu dịp Tết 2025

Để chuẩn bị mùa mua sắm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Sở Công Thương Hà Nội cho biết, đã chủ động lên phương án bảo đảm nguồn cung hàng hóa, bình ổn giá dịp này; đồng thời, sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến cung cầu hàng hóa, các giải pháp điều tiết nguồn hàng sẽ được triển khai kịp thời để bảo đảm không xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa, tăng giá sản phẩm...

Ảnh minh họa
Thị trường

Hiệu quả lớn từ mở rộng phối hợp thu ngân sách

Thời gian qua, Kho bạc Nhà nước thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu ngân sách, tăng không gian và thời gian thu nộp ngân sách lên 24 giờ/7 ngày. Trong đó, mở rộng công tác phối hợp thu và thanh toán song phương điện tử với các ngân hàng thương mại là một điểm sáng.

Ảnh minh họa
Thị trường

Hợp tác xã mong chờ hướng dẫn thụ hưởng chính sách

Luật Hợp tác xã 2023 có hiệu lực từ 1.7.2024 song nhiều hợp tác xã (HTX) vẫn chưa nắm rõ luật để triển khai. Trưởng ban Chính sách và phát triển HTX, Liên minh HTX Việt Nam Phạm Thị Tố Oanh đề xuất, cần tiếp tục tuyên truyền và hướng dẫn sâu hơn để HTX được hưởng 8 nhóm chính sách theo luật, qua đó thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển.

Cơ hội sở hữu ngôi nhà mơ ước với gói vay mua nhà lãi suất chỉ từ 7,3%/năm
Thị trường

Cơ hội sở hữu ngôi nhà mơ ước với gói vay mua nhà lãi suất chỉ từ 7,3%/năm

Năm 2024 dần khép lại và mùa lễ hội đang đến gần, đây cũng là thời điểm lý tưởng để nhiều người lên kế hoạch cho nhiều dự định quan trọng trong cuộc sống như mua nhà, mở rộng sản xuất, kinh doanh,… Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) với các gói vay đa dạng, lãi suất ưu đãi sẽ giúp khách hàng dễ dàng thực hiện những mục tiêu trong dịp cuối năm này.

Toàn cảnh diễn đàn
Thị trường

Cần cách tiếp cận mới về tư duy thị trường

Chia sẻ tại diễn đàn “Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp Ban Kinh tế Trung ương, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật đồng tổ chức ngày 6.12, các đại biểu cho rằng, để phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh cần một cách tiếp cận mới về tư duy thị trường, hiện đại hóa và tầm nhìn năng lượng tái tạo, từ đó tạo cơ hội thời đại và vị thế quốc gia mới.

Xanh hóa là xu hướng không thể đảo ngược
Thị trường

Xuất khẩu xanh - xu hướng tất yếu của thương mại toàn cầu

Chính sách nhập khẩu của nhiều nước không chỉ tập trung vào mục tiêu giảm phát thải mà còn đặt ra tiêu chuẩn khắt khe hơn về trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường. Bởi vậy, chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu đáp ứng được tiêu chuẩn bền vững của nước nhập khẩu là vấn đề "sống còn" với nền kinh tế Việt Nam.

Doanh thu Garena “bốc hơi” 1.600 tỷ đồng sau 1 năm, người chơi không 'móc ví' mua đồ ảo hay 'ông lớn' phát hành game online đã qua thời đỉnh cao?
Thị trường

Doanh thu Garena “bốc hơi” 1.600 tỷ đồng sau 1 năm, người chơi không 'móc ví' mua đồ ảo hay 'ông lớn' phát hành game online đã qua thời đỉnh cao?

Tại Việt Nam, đế chế của Sea đã vươn tới bằng cách hình thành pháp nhân Công ty cổ phần Tin học Hòa Bình (Hòa Bình) vào ngày 10.5.2011 sau đó đổi tên thành Công ty Cổ phần Giải trí và Thể thao Điện tử Việt Nam. Danh sách cổ đông sáng lập của Garena gồm: Lê Quang Trà; Mai Thanh Bình và Mai Thị Hoà.

Kỳ vọng về cơ hội vàng với chuỗi sự kiện cuối năm 2024
Thị trường

Kỳ vọng về cơ hội vàng với chuỗi sự kiện cuối năm 2024

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim và Dụng cụ cầm tay lần thứ 9 - Vietnam Hardware và Hand Tools Expo 2024 (VHHE) sẽ chính thức diễn ra từ 5 – 7.12 tại Trung tâm Triển lãm SECC, TP. Hồ Chí Minh. Chuỗi sự kiện cuối năm kỳ vọng sẽ có thêm cơ hội cho ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thị trường xe điện Việt Nam: Tâm điểm của Đông Nam Á
Thị trường

Thị trường xe điện Việt Nam: Tâm điểm của Đông Nam Á

Theo dữ liệu của BloombergNEF cho thấy năm 2023, Việt Nam đang dẫn đầu Đông Nam Á trong ngành xe điện hai bánh, chiếm đến 80% doanh số khu vực với 304.000 xe được tiêu thụ trong năm 2023. Tỷ lệ thâm nhập xe điện đạt 11% - mức cao nhất khu vực, trong khi trung bình Đông Nam Á chỉ đạt 3%. Dự báo đến năm 2040, 95% xe hai bánh tại Việt Nam sẽ là xe điện, mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp đã và đang hiện diện tại thị trường này.