Hiệu quả lớn từ mở rộng phối hợp thu ngân sách

Thời gian qua, Kho bạc Nhà nước thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu ngân sách, tăng không gian và thời gian thu nộp ngân sách lên 24 giờ/7 ngày. Trong đó, mở rộng công tác phối hợp thu và thanh toán song phương điện tử với các ngân hàng thương mại là một điểm sáng.

Tập trung nhanh, chính xác các khoản thu

Thu ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý ngân sách nói riêng và quản lý kinh tế - xã hội nói chung. Những năm qua, công tác thu ngân sách qua Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã được nghiên cứu tiếp tục cải cách quy trình và giảm thiểu về thời gian và thủ tục nộp tiền cho người nộp. Theo đó, đã giảm thời gian nộp từ 30 phút xuống còn 5 phút/giao dịch theo phương thức điện tử. Hình thức và địa điểm thu nộp rất đa dạng, như nộp tiền vào ngân sách qua Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh, Cổng Thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế, Trang thông tin dịch vụ công của KBNN, dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Đáng chú ý, nhằm tập trung nhanh nguồn thu, hỗ trợ người nộp thuế và hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt trong hoạt động giao dịch với kho bạc, KBNN đã tăng cường mở rộng phối hợp thu và thanh toán song phương điện tử với các ngân hàng thương mại. Năm 2014, KBNN triển khai thanh toán song phương điện tử trong toàn hệ thống với 4 ngân hàng: Vietcombank, Agribank, VietinBank và BIDV. Sau 10 năm, đến tháng 7.2024, hệ thống KBNN đã mở rộng phương thức thanh toán này với 18 ngân hàng thương mại thông qua 833 tài khoản thanh toán và 2.589 tài khoản chuyên thu, tương ứng với tổng số gần 700 đơn vị KBNN các cấp.

b2.jpg
Phối hợp thu qua ngân hàng giúp hệ thống Kho bạc tập trung nhanh các khoản thu cho ngân sách. Ảnh: T. Linh

Nhờ mở rộng phối hợp thu, hệ thống KBNN đã tăng không gian và thời gian thu nộp ngân sách lên 24 giờ/7ngày, tập trung nhanh, hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản thu. Cùng với đó, cung cấp thông tin, số liệu thu ngân sách thường xuyên, liên tục phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp. Đồng thời, đối chiếu số liệu thu ngân sách với cơ quan thu được thực hiện vào cuối hàng tháng, giúp cơ quan thu quản lý tốt nguồn thu, thực hiện đôn đốc thu nhằm giảm tình trạng nợ đọng thuế, chậm nộp thuế cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách.

Thu ngân sách bằng tiền mặt theo phương thức nộp trực tiếp tại KBNN chỉ còn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với tổng thu ngân sách qua hệ thống KBNN và có xu hướng giảm dần qua từng năm. Năm 2020, tỷ lệ này là 0,56%, đến năm 2021 giảm còn 0,3%, năm 2022 giảm tiếp xuống 0,16% và 2023 chỉ còn 0,07%.

Tiếp tục mở rộng mạng lưới tài khoản phục vụ thu

Thời gian tới, KBNN định hướng tiếp tục mở rộng mạng lưới tài khoản phục vụ thu ngân sách của KBNN tại các hệ thống ngân hàng thương mại. Phối hợp tốt hơn với các ngân hàng thương mại để truyền đầy đủ dữ liệu thu ngân sách nhà nước sang KBNN và thực hiện quy trình thu ngân sách theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, thỏa thuận phối hợp thu và các văn bản hướng dẫn khác.

Bởi lẽ, việc thu qua ngân hàng thương mại còn xảy ra sai sót do nhân viên ngân hàng nhập thiếu thông tin trên chứng từ hoặc hoàn thiện vào dữ liệu các cơ quan quản lý thu không mở tại KBNN, khi truyền về KBNN bị lỗi. Bên cạnh đó, một số ngân hàng thu phạt vi phạm hành chính nhưng không lập biên lai thu phạt mà nộp trực tiếp vào tài khoản thu; hoặc người dân tự nộp phạt qua internet banking, không có hướng dẫn, kiểm tra của cơ quan thu nên dễ xảy ra sai sót, hoặc thiếu căn cứ đối chiếu. Mặt khác, công tác đối chiếu, xử lý chênh lệch của một số ngân hàng còn chậm, chưa thật sự phối hợp tốt với KBNN gây ra chênh lệch số liệu giữa ngân hàng và KBNN.

Hiện nay, Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư quy định về quản lý và sử dụng tài khoản của KBNN mở tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại. Dự thảo quy định rõ các điều kiện cho các ngân hàng thương mại được KBNN lựa chọn để mở tài khoản thanh toán, tài khoản chuyên thu. Trong đó, các ngân hàng phải có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ và đặc tả kỹ thuật kết nối, trao đổi thông tin thực hiện phối hợp thu ngân sách nhà nước và thanh toán song phương điện tử giữa KBNN và ngân hàng thương mại. Cùng với đó, đã kết nối, trao đổi dữ liệu điện tử và thực hiện phối hợp thu ngân sách với cơ quan Thuế, Hải quan. Cam kết với KBNN về việc có đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng theo các quy định về công nghệ thông tin. Đồng thời, bố trí đủ nguồn nhân lực để sẵn sàng triển khai phối hợp thu ngân sách và thanh toán song phương điện tử với KBNN…

Thị trường

OMODA&JAECOO: Tăng tốc toàn cầu trong kỷ nguyên xe năng lượng mới
Thị trường

OMODA&JAECOO: Tăng tốc toàn cầu trong kỷ nguyên xe năng lượng mới

Triển lãm ô tô quốc tế Thượng Hải 2025 quy tụ nhiều thương hiệu oto lớn đến từ 26 quốc gia. Một trong những thương hiệu được quan tâm nhất tại Triển lãm là OMODA&JAECOO. Tại đây hãng giới sản phẩm NEV gồm hai mẫu hybrid C7 SHS và C5 SHS, cùng mẫu xe điện J5 BEV. Qua đó, OMODA&JAECOO tiếp tục khẳng định tầm nhìn "Born Global, Born NEV" - sinh ra để toàn cầu hóa và tiên phong trong lĩnh vực xe năng lượng mới.

Vietbank triển khai gói vay siêu ưu đãi 0% lãi suất và ưu đãi vay mua nhà
Thị trường

Vietbank triển khai gói vay siêu ưu đãi 0% lãi suất và ưu đãi vay mua nhà

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động khó lường như tăng trưởng toàn cầu chậm lại, rủi ro lạm phát gia tăng do căng thẳng thương mại toàn cầu sau khi Tổng thống Mỹ công bố sắc thuế ở nhiều quốc gia,… thị trường tín dụng Việt Nam đang ghi nhận những tín hiệu phục hồi mạnh mẽ ngay trong quý I.2025.

Chính thức đưa vào vận hành hệ thống KRX từ ngày 5.5.2025
Thị trường

Chính thức đưa vào vận hành hệ thống KRX từ ngày 5.5.2025

Được sự thống nhất, chấp thuận của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc đưa vào vận hành Hệ thống công nghệ thông tin mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam (Hệ thống KRX), Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) đã có thông báo chính thức về việc đưa vào vận hành Hệ thống công nghệ thông tin mới kể từ ngày 5.5.2025.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Ngành điều tăng tốc mở cửa thị trường trước thách thức thuế quan

Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) Bạch Khánh Nhựt cho biết, để hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu trên 4,5 tỷ USD năm nay trong bối cảnh gặp thách thức từ thị trường Mỹ, ngành sẽ tập trung vào ba trụ cột là chất lượng; đa dạng hóa thị trường; và tăng cường xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thị trường mới.

Phở Story chiêu đãi 1000 tô phở tại Festival Phở 2025
Thị trường

Phở Story chiêu đãi 1000 tô phở tại Festival Phở 2025

Festival Phở 2025, sự kiện ẩm thực đặc sắc tôn vinh món phở – linh hồn của văn hóa Việt diễn ra từ ngày 18 đến 20.4.2025 tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Mang chủ đề “Tinh hoa Phở Việt – Di sản trong kỷ nguyên số”, lễ hội không chỉ là hành trình khám phá hương vị phở mà còn là lời khẳng định mạnh mẽ về giá trị văn hóa của món ăn này trong thời đại mới.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Cải thiện chất lượng giống, đưa cá rô phi thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Bên cạnh cá tra (sản phẩm cá thịt trắng chủ lực), Việt Nam cũng xuất khẩu cá rô phi sang nhiều thị trường trên thế giới song sản lượng và giá trị còn khá khiêm tốn. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, để đưa cá rô phi trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực sau tôm và cá tra, cần đầu tư nghiên cứu và phát triển giống nội địa, giống chất lượng cao.

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

Củng cố nội lực ứng phó với thuế đối ứng

Tại Hội thảo "Thuế đối ứng của Mỹ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam" do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 18.4, các chuyên gia cho rằng, trong nguy có cơ, các doanh nghiệp cần chủ động chuyển đổi và nâng cao sức chống chịu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và chuỗi cung ứng...

Ảnh minh họa
Kinh tế

Dệt may nỗ lực thích ứng với chính sách thuế mới

Thị trường Mỹ chiếm gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam, bất kỳ biến động chính sách nào từ quốc gia này đều tác động đến toàn ngành. Trong bối cảnh hai nước đang đàm phán về thuế đối ứng, các doanh nghiệp dệt may đang nỗ lực thích ứng bằng cách đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa nguồn cung, xanh hóa sản xuất…

Ảnh minh họa
Thị trường

Cơ hội trong thách thức thương mại

Việc Mỹ áp thuế 145% lên hàng Trung Quốc buộc nước này phải chuyển hướng xuất khẩu thủy sản, tạo áp lực cạnh tranh lớn tại nhiều thị trường, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để thủy sản Việt Nam mở rộng thị phần, nếu kịp thời thích ứng, nâng cao chất lượng, kiểm soát xuất xứ và đa dạng hóa thị trường.