105 trường xét điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Năm 2024, kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tiếp tục được phát triển theo hướng ổn định và bền vững, với 105 cơ sở giáo dục sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học để tuyển sinh.

105 trường xét điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh -0
105 cơ sở giáo dục sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh để tuyển sinh

Theo thông tin từ Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2024 tất cả trường, đơn vị thành viên đều sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực để tuyển sinh.

Cụ thể gồm: Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Kinh tế-Luật, Trường Đại học Công nghệ thông tin, Trường Đại học Quốc tế, Trường Đại học An Giang, phân hiệu tại tỉnh Bến Tre, Khoa Y.

88 trường đại học khác cũng dành một phần chỉ tiêu để tuyển sinh bằng điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Đa số các trường này ở khu vực Thừa Thiên - Huế trở vào. Trong khi đó ở phía Bắc, danh sách chỉ vài trường, gồm Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Ngoại thương.

8 trường cao đẳng ngoài hệ thống của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cũng sử dụng điểm của kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển, gồm: Trường Cao đẳng Bình Phước, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng, Trường Cao đẳng Miền Nam, Trường Cao đẳng Quốc tế TP. Hồ Chí Minh, Trường Cao đẳng Sài Gòn Gia Định, Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu, Trường Cao đẳng Sư phạm Tây Ninh và Trường Cao đẳng Viễn Đông.

Năm 2024, kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh sẽ được tổ chức 2 đợt trước kỳ thi tốt nghiệp THPT và mở rộng nhiều địa điểm thi để tạo điều kiện cho thí sinh.

Đợt 1 sẽ diễn ra vào ngày 7.4 tại 24 tỉnh, thành phố. Cụ thể, Trung và Nam Trung Bộ (Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận), Tây Nguyên ( Đắk Lắk, Lâm Đồng), Đông Nam Bộ (TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước và Tây Ninh), Tây Nam Bộ (Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu). Điểm thi sẽ được công bố vào ngày 15.4.

Đợt 2 diễn ra vào ngày 2.6 tại 12 tỉnh/thành phố. Cụ thể, Trung và Nam Trung Bộ ( Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hoà); Tây Nguyên ( Đắk Lắk, Lâm Đồng), Đông Nam Bộ (TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương), Tây Nam Bộ (Tiền Giang, An Giang). Điểm thi được công bố vào ngày 10.6.

Đề thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm, với ba phần: sử dụng ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic và Phân tích số liệu; Giải quyết vấn đề. Thí sinh làm bài trong 150 phút, thang điểm 1.200.

Giáo dục

Thái Bình: Cách chức Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Viết Hiển
Giáo dục

Thái Bình: Cách chức Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Viết Hiển

Ngày 27.9, UBND tỉnh Thái Bình đã ra quyết định kỷ luật cách chức Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đối với ông Nguyễn Viết Hiển. Đồng thời thực hiện các hình thức kỷ luật phù hợp với các cá nhân, tổ chức liên quan tới vụ việc tổ chức Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 tại tỉnh Thái Bình.

Ivy Global School đón gần 1.000 học sinh từ 11 quốc gia trong năm học 2024 - 2025
Giáo dục

Ivy Global School đón gần 1.000 học sinh từ 11 quốc gia trong năm học 2024 - 2025

Trường Quốc tế Mỹ trực tuyến Ivy Global School (IGS) vừa khai giảng năm học 2024-2025, đánh dấu bước phát triển mới với nhiều dấu ấn đặc biệt. Lễ khai giảng đã được tổ chức long trọng tại Eastin Grand Hotel Saigon, thu hút hơn 500 giáo viên, phụ huynh và học sinh tham gia trực tiếp và trực tuyến.

Tìm giải pháp xây dựng nguồn nhân lực ngành công nghệ cao?
Giáo dục

Tìm giải pháp xây dựng nguồn nhân lực ngành công nghệ cao?

Đội ngũ cán bộ giảng dạy nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ cao còn hạn chế về số lượng và chất lượng; cơ sở hạ tầng, phòng thí nghiệm hiện đại không theo kịp những công nghệ tiên tiến trên thế giới; nhóm nghiên cứu mạnh về lĩnh vực công nghệ cao còn rất ít... giải pháp nào để khắc phục tình trạng trên?

Hà Nội xây mới và đưa vào sử dụng nhiều trường học
Giáo dục

Hà Nội xây mới và đưa vào sử dụng nhiều trường học

Năm học 2024 - 2025, quy mô giáo dục của thành phố Hà Nội tiếp tục phát triển, dẫn đầu cả nước, để giải quyết vấn đề thiếu trường lớp trong bối cảnh tốc độ tăng dân số cơ học nhanh. Năm học này, Hà Nội đưa vào sử dụng nhiều trường học mới ở tất cả cấp học.

Tọa đàm: Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?
Giáo dục

Tọa đàm: Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?

Chiều 26.9, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm 'Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?' nhằm ghi nhận ý kiến, đề xuất của các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà quản lý về giải pháp để từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học theo Kết luận 91 của Bộ Chính trị.

Tăng cường hợp tác, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học
Giáo dục

Tăng cường hợp tác, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Ngày 24.9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã làm việc với ông Amit Sevak, Chủ tịch Viện Khảo thí Hoa Kỳ. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng đã thông tin về một chủ trương mới của Việt Nam là tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.

Chính sách tiếng Anh của Singapore: Thay đổi vận mệnh một dân tộc
Giáo dục

Chính sách tiếng Anh của Singapore: Thay đổi vận mệnh một dân tộc

Có một người nữ nhà báo Singapore đã viết trên tạp chí Forbes để bày tỏ lòng biết ơn đối với cố Thủ tướng Lý Quang Diệu: “Gia tài mà Lý Quang Diệu để lại cho Singapore chính là tiếng Anh”. Đất nước này có thể vươn mình từ một làng chài nhỏ bé thành cường quốc thế giới chính nhờ vào chính sách dạy học, làm việc song ngữ mà cố Thủ tướng đã lựa chọn.

Malaysia đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học như thế nào?
Giáo dục

Malaysia đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học như thế nào?

Khi Malaysia tiến tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao, việc nâng cao khả năng tiếng Anh là trọng tâm quan trọng trong hệ thống giáo dục của đất nước. Quốc gia Đông Nam Á này đã triển khai một loạt chính sách cụ thể nhằm cải thiện chất lượng giảng dạy tiếng Anh trong các trường học, không chỉ nhằm nâng cao kỹ năng ngôn ngữ, mà còn giúp học sinh giành ưu thế trong môi trường quốc tế.

GS.TS Trần Văn Nhung: "Để đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và xã hội"
Giáo dục

GS.TS Trần Văn Nhung: "Để đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và xã hội"

GS.TSKH Trần Văn Nhung, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, để đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học là vấn đề lớn và khó khăn, nhất là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện sống, học tập và làm việc còn thiếu thốn. Tuy nhiên, khi đã có chỉ thị của Bộ Chính trị, cả hệ thống chính trị sẽ cùng vào cuộc. Chính phủ, Bộ GD-ĐT và các bộ, ngành liên quan cũng sẽ xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện.