Ý chí hòa ý nguyện, quyện đúc những công trình: Bài 2- Xây cầu bằng quyết sách đặc biệt

Ngày 16/6/2023, cầu Như Nguyệt bắc qua sông Cầu, kết nối hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh khánh thành giai đoạn 2. Cây cầu nằm trên tuyến cao tốc huyết mạch Hà Nội - Lạng Sơn, do Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đầu tư, quản lý. Tuy nhiên, trước những đòi hỏi cấp bách từ thực tiễn và nguyện vọng tha thiết của cử tri, tỉnh Bắc Giang đã làm một việc chưa từng có tiền lệ, đó là đề xuất Trung ương cho tỉnh sử dụng ngân sách địa phương để mở rộng cầu, tháo nút thắt, điểm nghẽn lớn về giao thông cho chính Bắc Giang và đất nước.

“Cầu mong xây đã lâu…”

Ý chí hòa ý nguyện, quyện đúc những công trình: Bài 2- Xây cầu bằng quyết sách đặc biệt -0
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình, Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang phát biểu tại Hội trường

Từ nhiều năm nay, cầu Như Nguyệt và Xương Giang là hai điểm nghẽn về giao thông của tỉnh Bắc Giang, đặc biệt là cầu Như Nguyệt. Cả hai cây cầu đều nằm trên tuyến giao thông huyết mạch, kết nối trục động lực tăng trưởng từ Thủ đô Hà Nội- Bắc Ninh - Bắc Giang- Lạng Sơn và cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị. Cầu Như Nguyệt bắc qua sông Cầu là cửa ngõ vào tỉnh; còn cầu Xương Giang qua sông Thương là cửa ngõ vào trung tâm thành phố Bắc Giang.

Cao tốc Hà Nội- Bắc Giang có 6 làn xe nhưng khi tới cầu Như Nguyệt, Xương Giang lại thắt nút cổ chai, chỉ còn 2 làn khiến phương tiện giao thông buộc phải di chuyển chậm, ùn tắc thường xuyên xảy ra. Chưa kể, cầu Xương Giang còn cho cả ô tô, xe máy, xe đạp, người đi bộ đi chung, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông cao.

Ông Trần Văn Tuấn - Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh cho biết: Từ nhiệm kỳ trước, các ĐBQH Bắc Giang đã liên tục chất vấn, kiến nghị Trung ương sớm tháo gỡ nút thắt cho hai điểm cầu này. Lưu lượng phương tiện qua đây rất lớn, đặc biệt vào giờ cao điểm nên cứ đến cầu là tắc khiến cử tri, người dân bức xúc.

Với nhiều lái xe vận chuyển hàng hóa, hoa quả, nông sản… từ miền Nam sang Trung Quốc tiêu thụ, mỗi lần qua cầu không phải chờ đợi là hạnh phúc bởi chậm giờ nào, mất tiền giờ đó, thậm chí nếu tắc đường, tắc cầu quá lâu, thanh long, sầu riêng… tới cửa khẩu phải quay đầu lại, trông chờ bán giải cứu.

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang luôn đeo bám công việc, quyết tâm theo đuổi vì sự phát triển của tỉnh nhà; luôn có khát vọng đổi mới, sáng tạo, gương mẫu, thể hiện rõ nét trách nhiệm của những người “đứng mũi chịu sào”. Trong những hoàn cảnh khó khăn, cấp bách nhất, lãnh đạo tỉnh đã bình tĩnh, bản lĩnh, sáng tạo, kịp thời đưa ra các quyết sách đúng đắn, chưa từng có tiền lệ để làm xoay chuyển tình hình”.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao NGUYỄN HÒA BÌNH

Cùng chung nút thắt như cầu Xương Giang, Như Nguyệt, cầu Cẩm Lý bắc qua sông Lục Nam nằm trên quốc lộ 37 cũng được cử tri, ĐBQH nhiều lần “một lần nữa đề nghị” với Quốc hội, Chính phủ. Đây là cây cầu có tuổi đời gần 50 năm và hiếm hoi trên cả nước đi chung cả đường sắt và đường bộ. Đặc biệt, cầu xuống cấp nghiêm trọng, xe chạy qua là ốc vít rung lắc; phần đường dành cho xe máy, xe đạp nhỏ (mỗi bên chỉ 1,2 m), gập ghềnh, lồi lõm, sểnh ra là nguy cơ ngã xuống sông. Nhiều vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra ở cây cầu này và giờ vẫn luôn hiện hữu. Trong khi đây là cây cầu huyết mạch nối tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang với Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh; lượng xe lớn, tàu qua là tắc.

Ý chí hòa ý nguyện, quyện đúc những công trình: Bài 2- Xây cầu bằng quyết sách đặc biệt -0
Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang tại kỳ họp Quốc hội

Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV vừa qua, một lần nữa, những bất cập của những cây cầu này lại làm “nóng” nghị trường Quốc hội khi không chỉ ĐBQH Bắc Giang chất vấn, cả đại biểu đoàn khác cùng chất vấn, tranh luận với Bộ trưởng Bộ GTVT.

Đề xuất Trung ương cho tỉnh bỏ vốn đầu tư

Trong nhiều văn bản trả lời Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang về lộ trình nâng cấp, mở rộng cầu Như Nguyệt, Xương Giang, Bộ GTVT đều ghi nhận nguyện vọng chính đáng của cử tri và chia sẻ khó khăn với người dân khi lưu thông trên hai cây cầu. Tuy nhiên, do không bảo đảm tính khả thi về tài chính, về quy định của pháp luật nên không thể đầu tư mở rộng cầu Như Nguyệt, Xương Giang bằng hợp đồng BOT cũng như chưa cân đối được nguồn vốn hợp pháp khác.

Ý chí hòa ý nguyện, quyện đúc những công trình: Bài 2- Xây cầu bằng quyết sách đặc biệt -0
ĐBQH Trần Văn Lâm (Đoàn Bắc Giang) chất vấn Bộ trưởng Bộ GTVT về cầu Cẩm Lý, Xương Giang tại Kỳ họp thứ 5 

Ngay cầu Cẩm Lý, dù được Chính phủ phê duyệt trong danh mục dự án đầu tư khẩn cấp từ năm 2011 song đến nay vẫn chưa giải quyết được bài toán về kinh phí. Giải trình trước Quốc hội ở Kỳ họp thứ 5 (ngày 7/6/2023), Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng phân trần: “Giai đoạn 2021-2025, Bộ GTVT đề xuất đưa vào bổ sung nguồn vốn đầu tư công nhưng do nguồn lực có hạn nên chưa thể bố trí được. Bộ đã tính đến phương án làm việc với các tổ chức quốc tế để bố trí nguồn lực nhưng cuối cùng cũng không thành công”.

Chia sẻ khó khăn với Chính phủ, tỉnh Bắc Giang đã có một quyết sách đặc biệt, chưa từng có, đó là “xin” được mở rộng cầu Như Nguyệt do Trung ương đầu tư bằng tiền địa phương. Nói về quyết định này, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Dương Văn Thái cho biết: “Lãnh đạo tỉnh đã họp bàn nhiều lần, cân nhắc nhiều phương án, chọn điểm nghẽn nhất trong các điểm nghẽn để xử lý trước và quyết định đề xuất với Thủ tướng cho nâng cấp cầu Như Nguyệt từ nguồn vốn ngân sách địa phương, gỡ nút thắt giao thông quan trọng cho tỉnh và cả nước. Dù biết đây là việc khó, chưa từng có trong tiền lệ nhưng tỉnh vẫn quyết tâm đề xuất, vì lợi ích chung của quốc gia, dân tộc và Nhân dân”.

Được sự ủng hộ, giúp đỡ của Bộ GTVT, sự phối hợp của tỉnh Bắc Ninh và đặc biệt là sự kiên trì đề xuất, chủ động tham mưu của tỉnh Bắc Giang, ngày 18/10/2021, Thủ tướng Chính phủ chính thức có văn bản số 1390/TTg-CN cho phép tỉnh Bắc Giang được thí điểm thực hiện đầu tư mở rộng cầu Như Nguyệt bằng nguồn vốn ngân sách địa phương. Vài ngày sau đó, ngày 29/10/2021, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX đã tổ chức Kỳ họp thứ 4, kỳ họp chuyên đề để quyết nghị và thông qua một số nghị quyết quan trọng, trong đó có nghị quyết xây dựng cầu Như Nguyệt (giai đoạn 2).

Nói về quyết sách đặc biệt, lần đầu tiên xuất hiện này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, đây có thể nói là quyết định đột phá của Chính phủ và cho thấy tư duy đổi mới, nhạy bén, sáng tạo, dám nghĩ dám làm của lãnh đạo tỉnh Bắc Giang. Bắc Giang đã hóa giải được những vướng mắc về vốn, quy định, thẩm quyền… mà quá trình xây dựng pháp luật chưa lường hết được.

Cầu “Made in Bắc Giang”

Giữa những ngày Covid-19, khi vừa trải qua tâm điểm của đại dịch, phải đối mặt với biết bao khó khăn, Bắc Giang vẫn quyết tâm dành ngân sách xây cầu. Có thể so với Trung ương, dự án cầu Như Nguyệt (giai đoạn 2) là công trình không lớn, tổng mức đầu tư 456 tỷ đồng nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bắc Giang là tỉnh đầu tiên, bằng sự quyết tâm của mình đã xóa được nút thắt về giao thông tồn tại nhiều năm trên cao tốc, khơi thông con đường lên biên giới, thúc đẩy phát triển KT- XH, giao thương không chỉ của tỉnh mà còn của cả nước.

Ý chí hòa ý nguyện, quyện đúc những công trình: Bài 2- Xây cầu bằng quyết sách đặc biệt -0
Cầu Như Nguyệt vừa được đầu tư nâng cấp, mở rộng

“Tôi không biết cầu Như Nguyệt xây mới hết bao nhiêu tiền, tôi chỉ biết đây là cây cầu của Bắc Giang, do Bắc Giang xây và nó là “cầu made in Bắc Giang””, nhiều người dân hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh có mặt ở lễ khánh thành cầu vui vẻ nói như vậy!

Còn với những ai hay đi qua tuyến đường này, việc xóa nút thắt cổ chai, mở rộng cầu từ 2 làn xe lên 4 làn, đồng bộ với cao tốc cũ đã giúp phương tiện qua đây vô cùng thuận lợi. Bà Leo Thị Lịch - Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, ĐBQH tỉnh Bắc Giang, người nổi tiếng ở nhiệm kỳ với chất vấn “cao tốc nhưng không phải là cao tốc” bày tỏ: “Tôi chuyển công tác ra Hà Nội. Giờ mỗi lần về quê hay đi tiếp xúc cử tri, qua cao tốc không phải căn chỉnh thời gian, tránh giờ cao điểm nữa. Không còn ùn tắc, đường thông thoáng, cao tốc Hà Nội- Bắc Giang thực sự là cao tốc rồi”.

Nếu chỉ lắng nghe, chia sẻ và đồng cảm với nguyện vọng chính đáng của cử tri, e là chưa đủ. Các ĐBQH tỉnh cũng như lãnh đạo địa phương đã không ngại va chạm, không sợ trách nhiệm, “soi” đến cùng ngóc ngách để tìm những giải pháp đột phá mới, từ đó tháo gỡ, báo cáo, đề xuất với Trung ương, bảo vệ đến cùng lợi ích chính đáng của cử tri.

Từ cơ chế đặc thù xây cầu Như Nguyệt của Bắc Giang đặt ra yêu cầu sớm nghiên cứu, tháo gỡ những bất cập ngay từ thể chế, chính sách pháp luật cho những công trình đường bộ khác, trong đó có cầu Xương Giang và Cẩm Lý, góp phần tạo diện mạo mới cho quê hương, đất nước, mang lại ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân.

(Còn nữa...!)

Quốc hội và Cử tri

ĐBQH tỉnh Quảng Ninh kiểm tra, nắm bắt tình hình thực tế trên vùng biển huyện Vân Đồn.
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Điều chỉnh một số quy định đối với các địa phương tuyến đảo đặc thù

Khảo sát thực tế và làm việc với các địa phương, đơn vị trên địa bàn huyện Vân Đồn và Cô Tô, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh nhận định nhiều vấn đề liên quan đến chính sách, pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường cần phải kiến nghị điều chỉnh. Trong đó, có việc đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho công tác này, nhất là đối với các địa phương tuyến đảo đặc thù…

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Chậm xử lý văn bản trái pháp luật

Số lượng văn bản có quy định trái pháp luật vẫn chiếm tỷ lệ cao, nhưng đến nay mới chỉ xử lý được 80/138 văn bản, số văn bản chưa được xử lý là 58 văn bản. Đề nghị Chính phủ nêu rõ nguyên nhân đến nay còn 58/138 văn bản trái pháp luật chưa được xử lý. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đã đặt vấn đề này tại phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến vào Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống thiên tai tại TP. Cẩm Phả
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống thiên tai tại TP. Cẩm Phả

Sáng 18.9, Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại TP. Cẩm Phả.

Quy định về việc thực hiện thủ tục đầu tư đặc biệt là bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư.
Chính sách và cuộc sống

Bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 luật gồm Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư và Luật Đấu thầu; trong đó, dự thảo Luật bổ sung quy định về việc thực hiện thủ tục đầu tư đặc biệt - đây được coi là bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư lần này và sẽ giúp rút ngắn rất nhiều thời gian thực hiện dự án.

Tiếp tục đổi mới việc triển khai, kiểm tra thi hành Hiến pháp, pháp luật
Quốc hội và Cử tri

Tiếp tục đổi mới việc triển khai, kiểm tra thi hành Hiến pháp, pháp luật

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, phải đổi mới việc triển khai và kiểm tra thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội một cách “tới nơi, tới chốn”. Tinh thần là chỗ nào làm tốt thì phải biểu dương, khen thưởng kịp thời, chỗ nào làm chưa tốt phải có phê bình, kiểm điểm.

Cấp bách nhưng không được nóng vội
Chính sách và cuộc sống

Cấp bách nhưng không được nóng vội

“Chúng tôi đã chấp hành nghiêm chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo cấp cao là phải tập trung rà soát, xây dựng để sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực làm sao để có thể thông qua tại một kỳ họp”, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết tại Phiên họp ngày 12.9 vừa qua của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ảnh minh họa
Lập pháp

Vướng mắc do thiếu văn bản hướng dẫn thuộc thẩm quyền địa phương

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, hầu hết văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 thuộc thẩm quyền của địa phương hiện chưa được ban hành. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai các luật bởi nhiều nội dung quan trọng đã được phân cấp cho chính quyền địa phương.

Hà Tĩnh: Xem xét kỹ lưỡng phương pháp tính giá điện dựa trên thu nhập, mức sống của người dân
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hà Tĩnh: Xem xét kỹ lưỡng phương pháp tính giá điện dựa trên thu nhập, mức sống của người dân

Chiều 16.9, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý xây dựng dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia và Giám đốc Công ty Điện lực Hà Tĩnh Phạm Công Thành đồng chủ trì hội nghị.

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát việc thực hiện pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai
Quốc hội và Cử tri

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát việc thực hiện pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai

Ngày 16.9, Đoàn công tác của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại TP. Uông Bí và kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão tại Khu liên hợp thể thao Quảng Ninh.

Văn hóa liêm chính dẫn lối cho mọi hành động
Quốc hội và Cử tri

Văn hóa liêm chính dẫn lối cho mọi hành động

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo khoa học "55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các cơ quan trung ương" ngày 29.8, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, xây dựng Đảng về đạo đức gắn với xây dựng văn hóa liêm chính, coi văn hóa liêm chính là nền tảng xây dựng ý thức và đạo đức của cán bộ, đảng viên; đồng thời xây dựng văn hóa liêm chính để “không muốn” tham nhũng, tiêu cực. Theo PGS.TS BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, đây là thông điệp mạnh mẽ, rằng văn hóa liêm chính không chỉ là khẩu hiệu, mà phải dẫn lối cho mọi hành động và quyết định.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương dự Phiên họp thứ 2 Ban soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát Quốc hội và HĐND
Quốc hội và Cử tri

Công cụ hữu hiệu để thu thập thông tin

Năm 2010 đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của Quốc hội, những phiên giải trình tại phiên họp của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được tổ chức thực hiện. Vào thời điểm đó, phiên giải trình của Hội đồng Dân tộc về chính sách hỗ trợ di dân, thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số và phiên giải trình của Ủy ban Về các vấn đề xã hội (nay là Ủy ban Xã hội) về chuẩn nghèo và tình hình thực hiện các chính sách về giảm nghèo được thí điểm tổ chức đã mở ra một phương thức mới trong việc thực hiện chức năng giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Quang cảnh phiên tòa xét xử một vụ án hành chính. Nguồn: lsvn.vn
Chính sách và cuộc sống

Xử nghiêm người không thi hành án hành chính

Các chế tài xử lý hành chính thế nào khi người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp với các cơ quan tư pháp? Có chế tài đối với người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp, thậm chí không cung cấp thông tin và khi thi hành án là không tự giác thi hành án. Việc đấy phải có chế tài xử lý cho nghiêm.

Sớm khắc phục tình trạng mất cân đối phát triển giữa các loại hình giao thông
Quốc hội và Cử tri

Sớm khắc phục tình trạng mất cân đối phát triển giữa các loại hình giao thông

Tại cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” với Chính phủ, các thành viên Đoàn giám sát chỉ ra thực tế mất cân đối phát triển giữa 5 loại hình giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, đường hàng không và đường hàng hải.

Cẩn trọng, chuyên nghiệp hơn
Chính sách và cuộc sống

Cẩn trọng, chuyên nghiệp hơn

Phát huy truyền thống tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, những ngày này, người dân cả nước đang một lòng hướng về các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại bởi bão số 3. Nhiều hoạt động quyên góp, ủng hộ đã được triển khai và đã đến được nơi cần đến, góp phần giúp người dân vượt qua khó khăn.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh
Quốc hội và Cử tri

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh

Cho ý kiến về dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có ý kiến đề nghị, Chính phủ cần tiếp tục đánh giá đầy đủ các tác động của thủ tục hành chính được quy định trong dự thảo Luật liên quan đến việc lập xác nhận phiếu kiểm soát mua bán hóa chất cần kiểm soát đặc biệt; vấn đề tái xuất, tiêu hủy hóa chất cấm đã sản xuất hoặc nhập khẩu mà không sử dụng hết… nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tránh gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Quyết định di tản của Trưởng thôn Vàng Seo Chứ (thứ 2 từ trái qua) đã bảo vệ an toàn tính mạng cho 115 người dân thôn Kho Vàng.
Chính sách và cuộc sống

Nghĩ từ quyết định táo bạo của Trưởng thôn Vàng Seo Chứ

115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, Lào Cai không mất tích, không bị lũ cuốn trôi, họ đã được tìm thấy và vẫn an toàn ở nơi trú ẩn trên núi là tin mừng lớn trong những ngày nhiều tin xấu vừa qua; có kinh nghiệm với đồi núi, đặc biệt là dám nghĩ, dám làm, Trưởng thôn Kho Vàng, anh Vàng Seo Chứ (33 tuổi), đã đưa ra một quyết định táo bạo, cứu cả thôn khỏi nguy cơ bị vùi lấp do sạt lở.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát tại huyện Vân Đồn và Cô Tô
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát tại huyện Vân Đồn và Cô Tô

Ngày 13.9, Đoàn công tác của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại huyện Vân Đồn và Cô Tô.

Bảo đảm phòng ngừa vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm phòng ngừa vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định, một trong những nguyên nhân giúp chỉ tiêu về phòng, chống tội phạm đạt tỷ lệ cao là nhờ chủ trương đưa công an chính quy về cấp xã. Khi lực lượng này về với xã thì rất gần dân và công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có tác dụng rất rõ. Nhờ vậy, đã bảo đảm thực hiện phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật ngay tại địa bàn, cơ sở.