Ý chí hòa ý nguyện, quyện đúc những công trình: Bài 1 - Con đường thỏa ước mong

Đúng vào dịp kỷ niệm 128 năm Ngày thành lập tỉnh 10/10 (1895-2023), 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm và chỉ đạo Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Bắc lần thứ Nhất 17/10 (1963-2023), dự án nâng cấp quốc lộ 31 chính thức đưa vào khai thác. Con đường to đẹp, phẳng phiu, dài gần 40 km từ TP Bắc Giang đi huyện Lục Ngạn là niềm mong mỏi bấy lâu của người dân và được bà con trân trọng, coi là món quà vô giá mà Quốc hội, Chính phủ dành tặng để an cư, phát triển KT-XH.

LTS: Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về “Phương hướng phát triển KT- XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” xác định phát triển Bắc Giang thành cực tăng trưởng và là động lực thúc đẩy tăng trưởng Vùng.

Trong Quy hoạch vùng Thủ đô, Bắc Giang được xác định là cửa ngõ xuất, nhập khẩu, trung tâm tiếp vận - trung chuyển hàng hóa của Vùng với cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn). Vì thế, hạ tầng giao thông giữ vai trò hết sức quan trọng, không chỉ đối với sự phát triển của tỉnh mà còn của cả nước.

Nhận diện rõ những nút thắt, điểm nghẽn về giao thông; ý thức rõ sứ mệnh, trách nhiệm với vùng và cả nước; từ nhu cầu bức thiết của Nhân dân, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Bắc Giang đã luôn đồng hành, mạnh dạn, kiên trì đề xuất với Quốc hội, Chính phủ ban hành những quyết sách đặc thù, “lần đầu tiên” xuất hiện để gỡ khó cho địa phương. 

Sau nhiều năm mong đợi, những tuyến giao thông huyết mạch như quốc lộ 31 thông đến “thủ phủ” vải thiều đã được nâng cấp; cầu Như Nguyệt (giai đoạn 2) đã khánh thành, mở ra cơ chế cho cầu Xương Giang, cầu Cẩm Lý chuẩn bị khởi công. Tất cả những công trình đó là kết quả của sự lắng nghe, thấu hiểu và đầy trách nhiệm của Quốc hội; là kết tinh giữa ý chí của đại biểu hòa quyện với ý nguyện của Nhân dân.

Bài 1 - CON ĐƯỜNG THỎA ƯỚC MONG

Đúng vào dịp kỷ niệm 128 năm Ngày thành lập tỉnh 10/10 (1895-2023), 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm và chỉ đạo Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Bắc lần thứ Nhất 17/10 (1963-2023), dự án nâng cấp quốc lộ 31 chính thức đưa vào khai thác. Con đường to đẹp, phẳng phiu, dài gần 40 km từ TP Bắc Giang đi huyện Lục Ngạn là niềm mong mỏi bấy lâu của người dân và được bà con trân trọng, coi là món quà vô giá mà Quốc hội, Chính phủ dành tặng để an cư, phát triển KT-XH.

Kiến nghị “vắt” qua nhiều kỳ họp

Quốc lộ 31 là một trong những trục giao thông quan trọng bậc nhất trong mạng lưới giao thông của tỉnh Bắc Giang. Với chiều dài 158 km, tuyến đường bắt đầu từ ngã ba Quán Thành (TP Bắc Giang) và kết thúc ở cửa khẩu Bản Chắt (tỉnh Lạng Sơn). Trong đó, đoạn qua tỉnh Bắc Giang dài 97 km là tuyến đường huyết mạch cả về kinh tế lẫn quốc phòng. Đặc biệt, đây là trục đường bộ chính yếu nối vùng sản xuất vải thiều lớn nhất nước với thị trường bên ngoài.

Ý chí hòa ý nguyện, quyện đúc những công trình: Bài 1 - Con đường thỏa ước mong -0
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Dương Văn Thái chụp ảnh cùng đại diện cử tri Bắc Giang

Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, tuyến đường này bị quá tải, xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ nông sản, đi lại, cuộc sống của người dân, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông. 

Ông Trần Văn Lâm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội, nhiệm kỳ trước là Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bắc Giang cho biết: Tôi ứng cử ĐBQH ở Bắc Giang hai nhiệm kỳ, lần nào đi tiếp xúc cử tri, bà con cũng đều tha thiết đề nghị Chính phủ sớm nâng cấp con đường. Đây có thể nói là con đường nhiều kiến nghị nhất, kiến nghị đi - kiến nghị lại, “vắt” qua nhiều kỳ họp nhất và cũng “nóng” nghị trường nhất. Kiến nghị cả bằng văn bản, cả ở hội trường; kiến nghị gửi Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT), rồi thông qua cả Ban Dân nguyện…

Ông Cao Văn Hoàn, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Lục Ngạn thông tin: Những năm trước, vào mùa thu hoạch, dòng xe chở vải thiều “nhuộm” đỏ cả tuyến quốc lộ, tắc nghẽn vài km. Bà con phải dậy sớm từ 2, 3 giờ sáng hái vải nhưng đi bán thì đường sá xuống cấp, “ổ voi, ổ trâu”, ách tắc nên có khi đến được điểm cân thì vải đã xuống mã, mất giá, rất thương bà con.

Lục Ngạn nổi tiếng cả nước với 4 mùa cây trái thơm ngon tươi tốt nhưng sản xuất càng được mùa, con đường cấp 4 nhỏ hẹp này lại càng phải oằn mình “cõng” những xe trọng tải lớn, xe công-ten-nơ đến vận chuyển. Ngoài bức bách về đi lại, tiêu thụ hàng hóa, quốc lộ 31 còn là nỗi ám ảnh với người dân khi nơi đây thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh), 5 năm qua, trên tuyến đường này xảy ra hàng trăm vụ tai nạn giao thông, cướp đi sinh mạng của hơn 50 người.

Đau đáu cởi nút thắt

Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang Dương Văn Thái là người địa phương nên hơn ai hết, ông thấu hiểu nguyện vọng bức thiết của cử tri và sự vào cuộc, đeo bám từ nhiều năm nay của cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như các ĐBQH. Ông cho biết: Không phải Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương không quan tâm, giải quyết các vấn đề cử tri nêu mà do nhiều yếu tố, cả chủ quan, khách quan, cơ chế chính sách, nguồn vốn nên qua nhiều năm, con đường vẫn rất “vướng”.

Ý chí hòa ý nguyện, quyện đúc những công trình: Bài 1 - Con đường thỏa ước mong -0
Các đồng chí lãnh đạo Quốc hội chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang, Thường trực HĐND tỉnh, cán bộ Văn phòng Đoàn ĐBQH- HĐND tỉnh và một số sở, ngành tỉnh Bắc Giang

Tìm hiểu ở Sở GTVT, rất nhiều tài liệu liên quan tới tuyến đường này, văn bản gửi đi, gửi đến giữa Bắc Giang và Bộ GTVT được lưu trữ thành tập dày. Hầu như không có năm nào, không có Bộ trưởng nào không về làm việc với lãnh đạo tỉnh Bắc Giang để gỡ nút thắt cho địa phương về phát triển hạ tầng giao thông nói chung, tuyến quốc lộ 31 nói riêng. 

Tại nhiều văn bản, việc đầu tư, nâng cấp quốc lộ 31 đã được Bộ đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 nhưng do nguồn vốn ngân sách nhà nước khó khăn, chưa bố trí được nên con đường vẫn “án binh bất động”, chỉ duy tu, sửa chữa tạm thời. 

Nhiều phương án khác được đưa ra, như có thể nghiên cứu nâng cấp tuyến Bắc Giang - thị trấn Chũ theo hình thức hợp đồng BOT hay kết hợp ngân sách trung ương, địa phương để mở rộng tuyến đường… Tuy nhiên, các phương án đều có vướng mắc về quy định của pháp luật nên một lần nữa, lại lỗi hẹn với cử tri, không thể thực hiện.

Khi họp Quốc hội, tôi thay mặt lãnh đạo và cử tri tỉnh gửi lời cảm ơn Quốc hội, Chính phủ đã ủng hộ, thấu hiểu và giúp Bắc Giang gỡ nút thắt tại tuyến giao thông quan trọng, huyết mạch này. Từ sự quan tâm của Quốc hội, Chính phủ đã lan tỏa mạnh mẽ tinh thần “mọi khó khăn, vướng mắc đều phải có hướng tháo gỡ và phải được tháo gỡ kịp thời”, “chuyển tự ti thành tự tin” tới mỗi cán bộ, đảng viên; từ đó tạo chuyển biến trong nhận thức, hành động, quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao”.

Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang Dương Văn Thái

Rất nhiều cuộc họp, làm việc, nghiên cứu, khảo sát tiếp sau đó; hàng loạt văn bản gửi đi, gửi đến trao đổi giữa Bộ GTVT với Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh Bắc Giang và Đoàn ĐBQH tỉnh; bao tâm huyết, trách nhiệm của bao con người và đặc biệt, từ nhu cầu cấp thiết của đời sống, ý nguyện của cử tri; sự quyết tâm đeo bám công việc của lãnh đạo tỉnh; sự tha thiết, kiên trì theo đuổi của Đoàn ĐBQH, ngày 23/8/2021, Bộ GTVT đã phê duyệt chủ trương cải tạo, nâng cấp quốc lộ 31, đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Tổng kinh phí hơn 863 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Dự án do Cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư, UBND tỉnh Bắc Giang thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

“Đây là sự quan tâm, ủng hộ của Trung ương đối với Bắc Giang để tháo gỡ nút thắt, mang lại cho người dân và chính quyền địa phương cơ hội đổi mới, vươn lên, thúc đẩy phát triển KT- XH và từng bước hoàn chỉnh mạng lưới giao thông của tỉnh Bắc Giang”, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương thông tin.

Đường mới phơi phới lòng dân

Đúng vào dịp kỷ niệm 128 năm Ngày thành lập tỉnh 10/10, 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm và chỉ đạo Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Bắc lần thứ Nhất 17/10, chiều 9/10, Bộ GTVT và UBND tỉnh Bắc Giang chính thức khánh thành dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 31 trong niềm hân hoan, vui mừng khôn xiết của Nhân dân. 

Sau 13 tháng thi công, quốc lộ 31 đi qua TP Bắc Giang và ba huyện: Lạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn có tổng chiều dài 39,1 km được mở rộng gấp đôi so đường cũ. Quy mô từ đường cấp IV-cấp V lên đường cấp III đồng bằng (nền đường rộng 12 m, mặt đường rộng 11 m), hai làn xe cơ giới.

Ý chí hòa ý nguyện, quyện đúc những công trình: Bài 1 - Con đường thỏa ước mong -0
Các đồng chí lãnh đạo Bộ GTVT và tỉnh Bắc Giang cắt băng khánh thành dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 31

“Phấn khởi lắm, từ nay chúng tôi mua bán, vận chuyển vải thiều, cam bưởi không lo ùn tắc rồi. Đường sá thông thoáng, thuận tiện, giảm chi phí vận chuyển, giảm thời gian, làm ăn buôn bán gì cũng thuận. Con cháu đi học thì bớt lo tránh “ổ voi, ổ gà”, hạn chế tai nạn giao thông, không gì mừng hơn”- bà Nguyễn Thị Tươi ở phố Kim, xã Phượng Sơn (Lục Ngạn) bày tỏ.

Chính vì sự náo nức, khao khát con đường được mở rộng, nâng cấp mà việc thi công con đường được triển khai thuận lợi. Ông Nguyễn Xuân Cường, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam cho biết: Đây là dự án mà từ lúc phê duyệt tới lúc khởi công nhanh nhất. Khi khởi công thì đã có mặt bằng sạch nhiều nhất (hơn 81%), chính vì thế mà về đích sớm trước 3 tháng so với hợp đồng.

Lục Ngạn là địa phương có tuyến đường và số hộ liên quan tới giải phóng mặt bằng nhiều nhất, khoảng 900 hộ với 15 km đường mở rộng và chỉ trong 8 tháng, huyện đã bàn giao toàn bộ mặt bằng sạch cho nhà thầu thi công. Nhiều hộ phải tháo dỡ, di dời nhà cửa, tài sản, hoa màu, cả đồi vải thiều hàng chục năm tuổi nhưng đều sẵn sàng ủng hộ. 

Ý chí hòa ý nguyện, quyện đúc những công trình: Bài 1 - Con đường thỏa ước mong -0
Một đoạn quốc lộ 31 sau khi được nâng cấp, cải tạo

Ông Nguyễn Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn nói: “Chưa có dự án nào, chúng tôi giải phóng mặt bằng thần tốc như dự án này. Cán bộ làm việc không kể thời gian, người dân cơ bản thiện chí, hợp tác, vì bao năm qua, Nhân dân mong đợi dự án này lắm rồi!”.

Quốc lộ 31 thông đường đến “thủ phủ” vải thiều đã được “khoác” áo mới. Niềm ao ước bấy lâu của Nhân dân, nay đã thành sự thật. Đó là món quà vô giá, sự quan tâm của Quốc hội, Chính phủ dành cho cử tri mà với người dân bình thường nhất, ai cũng đều cảm nhận được. “Đường lớn đã mở, đi tới tương lai”, từ con đường mong ước này, sẽ tiếp tục là động lực để Bắc Giang đi tới, phát triển và vươn xa.

(Còn nữa...!)

Quốc hội và Cử tri

QH thảo luận tại Tổ
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện về mức thuế suất và đối tượng chịu thuế

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ có tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện để đưa ra quy định phù hợp về bổ sung đối tượng nộp thuế, điều chỉnh mức thuế suất…, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người nộp thuế.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương phát biểu thảo luận tổ
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm chế độ phù hợp đối với thành viên đoàn giám sát

Chiều nay, 22.11, thảo luận tại tổ 4 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đã tham gia đóng góp nhiều kiến nghị thiết thực.

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát
Quốc hội và Cử tri

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại Tổ 9, Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, các đại biểu nhấn mạnh, cần quy định cụ thể để các cơ quan chịu giám sát phải vào cuộc, thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua quá trình giám sát. 

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước

Thảo luận tại Tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Lai Châu, Lâm Đồng, Cà Mau về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: Cần bảo đảm công bằng, trung lập của chính sách thuế, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội với chính sách miễn, giảm thuế để tránh các trường hợp lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách Nhà nước...

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân
Ý kiến đại biểu

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Góp ý vào Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ Đặc biệt (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế hoàn toàn nhất trí với mục đích, quan điểm và sự cần thiết ban hành dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), đặc biệt là định hướng tăng thuế đối với các hàng hóa có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, và bổ sung đồ uống có đường vào danh mục chịu thuế.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp

Theo chương trình nghị sự, sáng mai, 23.11, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Để nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tương xứng với nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, bảo đảm doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, dự thảo Luật cần thể hiện rõ hơn tinh thần phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp, tránh tình trạng can thiệp hành chính vào công việc quản trị của doanh nghiệp.

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa
Diễn đàn Quốc hội

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa

Nhất trí việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là phù hợp với lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Huế, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện thành công Đề án. Trong đó, cần làm rõ các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố Huế và của Trung ương cho đầu tư phát triển.

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài
Chính sách và cuộc sống

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài

Từ năm 2022 đến nay, việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) được triển khai đã tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế. Như năm 2022, việc giảm thuế đã giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm được khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng, góp phần thúc đẩy tiêu dùng và làm tăng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng lên 19,8% so với năm 2021.

ĐBQH Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Ý kiến đại biểu

Đặc biệt quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đều chung đánh giá, đây là dự án bảo đảm cân bằng, hướng đến phát triển bền vững phương thức vận tải. Đáng chú ý, quá trình thực hiện cần quan tâm tới việc chuyển giao công nghệ của dự án bởi đây là một trong những vấn đề cốt lõi trong vận hành, làm chủ kỹ thuật của dự án sau này.

Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Diễn đàn Quốc hội

Sẽ tạo bước đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, tin tưởng, với sự huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, dự án sẽ sớm được hiện thực hoá thành công, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước cả trước mắt và tương lai lâu dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Nhanh chóng giải quyết khó khăn về đời sống nhà giáo

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu cho rằng, việc quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp sẽ giải quyết được những khó khăn về đời sống của nhà giáo. Đồng thời, khuyến khích thu hút nguồn nhân lực và những người giỏi tham gia vào ngành sư phạm nhiều hơn, giúp ngành giáo dục ngày càng bảo đảm về số lượng và tốt về chất lượng.

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền
Ý kiến đại biểu

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền

Góp ý vào Dự thảo Luật nhà giáo sáng 20.11, ĐBQH Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng Nhà giáo nếu có sai phạm thì đã có các chế tài xử lý theo quy định, nhưng đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt, nhất là khi nhà giáo trực tiếp đứng lớp, trực tiếp có ảnh hưởng lớn đối với tâm lý của người học. Vì vậy, nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là hàng triệu tương lai của đất nước.

ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Quan tâm trước đến đến nhà giáo làm việc ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 20.11 về dự án Luật Nhà giáo, ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy thống nhất với chủ trương luôn xem giáo dục là quốc sách trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước; việc chăm lo về chế độ, chính sách, tôn vinh đội ngũ làm công tác giáo dục cần phải được chú trọng. Đồng thời, đại biểu cho rằng quan tâm trước đến đội ngũ nhà giáo đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; giáo viên mầm non; giáo viên dạy cho các đối tượng khuyết tật.

Tổng Bí thư Tô Lâm và đại biểu cùng đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham dự buổi gặp mặt. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chính sách và cuộc sống

Phải thực sự là niềm vui lớn!

Một đạo luật về nhà giáo với những chính sách thật sự khả thi sẽ là sự tri ân ý nghĩa nhất dành tặng các thầy giáo, cô giáo. Hy vọng rằng, qua phiên thảo luận tổ và trong tuần tới, khi Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể, chúng ta sẽ có một đạo luật hoàn thiện, thực sự đem lại niềm vui lớn cho các nhà giáo.