Xây dựng dự án nhà tại đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng

Góp ý về Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), ĐBQH Phạm Đức Ấn (Hà Nội) bày tỏ quan tâm đến quy định chính sách phát triển nhà ở gắn với công tác quy hoạch. Theo đó, dự thảo cần thể hiện rõ hơn về công tác quy hoạch xây dựng các dự án nhà ở tại đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng.

Xác định rõ trách nhiệm của địa phương trong quy hoạch đô thị

Qua nghiên cứu dự thảo Luật, ĐBQH Phạm Đức Ấn (Đoàn Hà Nội) cho rằng: Dự thảo cần thể hiện rõ hơn về công tác quy hoạch xây dựng các dự án nhà ở tại đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng (viết tắt theo tiếng Anh là TOD) như dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Chí Minh đã đề cập về vấn đề này vì lợi ích công cộng.

Theo đại biểu Phạm Đức Ấn, cần xác định rõ về thu hồi đất để phục vụ mục đích công cộng; đặc biệt là tại Chương IV của Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) và Điều 79 của Dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Theo đó, cần xác định rõ trách nhiệm của các tỉnh, thành phố trong quy hoạch và xây dựng các khu đô thị; xác định rõ các phân khu chức năng và nhất là sức chứa dân cư ở trong từng dự án. Như vậy, phải thể hiện được các khu đô thị gồm cơ sở hạ tầng, cơ sở xã hội thiết yếu. "Đây được xem là các dự án vì mục đích công cộng thì cần có những quy định yêu cầu trực tiếp trách nhiệm giải phóng mặt bằng thuộc về các tỉnh và thành phố", ĐBQH Phạm Đức Ấn nhấn mạnh.

(Bài xuất bản vào ngày 20.6.2023) Xây dựng dự án nhà tại đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng -0
ĐBQH Phạm Đức Ấn phát biểu tại hội trường

Bên cạnh đó, đại biểu cũng cho rằng nếu như các dự án này sau khi giải phóng mặt bằng mới triển khai việc đấu thầu thì xem tiền thu được sau đấu thầu, sau khi trừ các chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng và các chi phí liên quan đến triển khai trước khi đấu thầu có thể dùng một tỷ lệ nhất định để hỗ trợ trở lại cho người bị thu hồi đất, phần còn lại thì nộp vào ngân sách.

Phân tích làm rõ một số lợi ích của giải pháp này, ĐBQH Phạm Đức Ấn cho rằng: Trước hết, là bảo đảm hài hòa lợi ích của người bị thu hồi đất, lợi ích của Nhà nước và lợi ích của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Các bên liên quan đều được hưởng lợi từ chủ trương này. Đặc biệt, là bảo đảm lợi ích của người có đất bị thu hồi nên vấn đề giải phóng mặt bằng sẽ nhanh chóng, thuận lợi hơn nhiều.

"Việc thực hiện theo định hướng TOD sẽ giảm thiểu sự manh mún trong phát triển nhà ở tại đô thị, đặc biệt là tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh", ĐBQH Phạm Đức Ấn nhấn mạnh.

Tránh được đầu cơ đẩy giá nhà lên cao

Đáng chú ý, với những luận điểm đã nêu ở trên, ĐBQH Phạm Đức Ấn đánh giá, việc thực hiện sẽ giảm thiểu được tình trạng doanh nghiệp bất động sản phải đi đường vòng, vay tiền ngân hàng để mua nhà để thực hiện chuyển nhượng quyền từng thửa đất một, sau đó mới gom lại. Mặc dù vậy, theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng thì không có cơ sở để doanh nghiệp gom từng mảnh đất lại sau mới làm dự án. Dó đó, có thể thông qua các cá nhân trong công ty hoặc thành lập một chuỗi các công ty để tránh mục đích sử dụng vốn mua để mua, bán hàng hóa nhưng trên thực tế là để phục vụ cho việc mua bất động sản, gom lại sau đó xây dựng dự án.

"Nhiều khi việc này xảy ra một tình trạng là có những mảnh đất họ không thể nào mua được hết, bởi vì có nhiều chủ sở hữu không bán, dẫn đến dự án đó bị ách tắc và thực sự đằng sau đó lại trở thành nợ xấu của các ngân hàng", ĐBQH Phạm Đức Ấn cho biết. Đồng thời, nhấn mạnh: Để tránh thực trạng này này, việc giao các tỉnh, thành phố triển khai giải tỏa mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư này là rất cần thiết.

Cũng theo đại biểu Phạm Đức Ấn, để các dự án phát triển được thực hiện nhanh chóng, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và thuận tiện trong giao thông thì rõ ràng với nguồn cung dồi dào, giá nhà ở ổn định sẽ tránh được đầu cơ đẩy giá nhà lên cao và gây rất nhiều tiêu cực, hệ lụy cho xã hội trong điều kiện hiện nay. "Tất nhiên, khó khăn nhất là vấn đề kinh phí và phải giao quyền phát hành trái phiếu để phục vụ phát triển nhà ở và đặc biệt là thành lập quỹ phát triển nhà ở. Trong giai đoạn đầu, nợ ngân sách địa phương có thể tăng lên do đền bù giải phóng mặt bằng, nhưng sau này khi có các dự án gối đầu thì những nội dung này sẽ phát huy tác dụng và việc triển khai sẽ tốt hơn", đại biểu nêu quan điểm. 

Ý kiến đại biểu

ĐBQH Nguyễn Phương Thuỷ phát biểu tại hội trường
Ý kiến đại biểu

Tăng tính công khai, minh bạch trong quyết định các nội dung về đầu tư

Đánh giá dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), ĐBQH Nguyễn Phương Thủy (Hà Nội) cho rằng, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong dự thảo luật. Trong đó, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, tăng tính công khai, minh bạch trong quyết định các nội dung về đầu tư cũng như tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan được giao thẩm quyền quyết định.

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà phát biểu tại hội trường
Ý kiến đại biểu

Nhiều điểm mới có lợi cho người bệnh

Đánh giá về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, ĐBQH Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội) đánh giá dự thảo luật lần này có nhiều điểm mới đáng ghi nhận, từng bước mở thêm cơ chế thanh toán cho việc điều chuyển thuốc, thiết bị y tế giữa các cơ sở khi xảy ra tình trạng thiếu hụt.

Hoàn thiện quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát
Ý kiến đại biểu

Hoàn thiện quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

Thảo luận tại Hội trường sáng nay, 30.11, về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) cho rằng: việc dự thảo Luật đưa ra những quy định rất cụ thể về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - một cơ chế rất quan trọng đối với các lĩnh vực ngành nghề, công nghệ mới là rất mạnh dạn và cần thiết, tạo hành lang pháp lý đủ mạnh hỗ trợ ngành công nghiệp này phát triển; đồng thời đề nghị tiếp tục tham khảo để hoàn thiện các quy định tốt nhất và phù hợp với điều kiện pháp luật ở Việt Nam.

Bổ sung chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số
Ý kiến đại biểu

Bổ sung chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số

Phát biểu tại Hội trường sáng 27.11, về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), đại biểu Trần Nhật Minh (Nghệ An) cho rằng: cần có quy định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên người dân tộc thiểu số (DTTS), nhằm thể chế hóa Kết luận của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tạo việc làm, đào tạo nghề đối với nông dân, cư dân nông thôn, thanh niên DTTS…

Bổ sung quy định ưu tiên hỗ trợ đối với nhóm lao động công nghệ
Ý kiến đại biểu

Bổ sung quy định ưu tiên hỗ trợ đối với nhóm lao động công nghệ

Phát biểu tại phiên thảo luận Luật Việc làm (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng vẫn đang thiếu vắng các quy định nhằm hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức, khai thác hiệu quả thế mạnh của giai đoạn dân số vàng nhằm vượt qua “bẫy thu nhập trung bình” mà nhiều nước đang phát triển gặp phải.

Đại biểu Chamaléa Thị Thủy (Ninh Thuận) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Người lao động được hưởng Bảo hiểm thất nghiệp tương đương thời gian đã đóng

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 27.11, về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy kiến nghị rà soát, nghiên cứu lại quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp. Theo đại biểu, nên điều chỉnh theo hướng người lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp tương đương với thời gian đã đóng; hoặc nếu vẫn giữ quy định “cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng” thì cần phải quy định thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng sẽ được bảo lưu để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo.

ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Bổ sung chính sách hỗ trợ việc làm đối với người thuộc diện thu hồi đất

Góp ý Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) tại phiên thảo luận Hội trường sáng nay, 27.11, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) đề nghị nghiên cứu bổ sung Điều 5 về chính sách hỗ trợ việc làm đối với người thuộc diện thu hồi đất, vì thực tế trong nhiều năm qua và những năm sắp tới, nước ta thực hiện nhiều dự án phát triển kinh tế và cần thu hồi đất nên ảnh hướng đến tình hình việc làm của người lao động.

ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Hoàn thiện thể chế thi hành án dân sự - giải pháp căn cơ nhất

Thảo luận tại Hội trường Kỳ họp thứ Tám sáng nay, 26.11, góp ý về công tác thi hành án dân sự, án hành chính, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) ghi nhận Chính phủ đã có nhiều biện pháp, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi hành án dân sự đạt hiệu quả cao, với nhiều kết quả khả quan; đồng thời, nhấn mạnh việc hoàn thiện thể chế về công tác thi hành án dân sự là giải pháp căn cơ nhất.

ĐBQH Chamaléa Thị Thủy (Ninh Thuận) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Rõ trách nhiệm, tránh đùn đẩy trong quản lý hoạt động quảng cáo

Chiều nay, 25.11, thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, ĐBQH Chamaléa Thị Thủy (Ninh Thuận) phản ánh tình trạng nhiều thông tin chưa được kiểm chứng lan truyền trên không gian mạng rộng rãi, công khai như các trào lưu “uống nước Kiềm chữa bách bệnh”; “thải độc ruột, thải độc đại tràng bằng cà phê”… gây tổn hại rất lớn cho sức khoẻ người sử dụng. Đại biểu mong muốn, trong dự thảo luật cần quy định rõ, tránh đùn đẩy trách nhiệm trong quản lý hoạt động quảng cáo.

Rõ nhóm hóa chất phải có quy định về khoảng cách an toàn
Quốc hội và Cử tri

Rõ nhóm hóa chất phải có quy định về khoảng cách an toàn

Về quy định đối với khoảng cách an toàn, Điều 62 dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) không quy định cụ thể mà viện dẫn sang các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn. Theo ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng), nên chăng quy định rõ, trong 4 nhóm hóa chất quy định tại Chương III, nhóm hóa chất nào phải có quy định về khoảng cách an toàn đối với địa điểm xây dựng công trình có hoạt động sản xuất hóa chất, tồn trữ hóa chất.

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường
Ý kiến đại biểu

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường

Thảo luận tại Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Cao Bằng, Gia Lai và An Giang) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đại biểu đề nghị, cần tiếp tục nghiên cứu một cách thấu đáo để có được một mô hình quản lý doanh nghiệp theo đúng nguyên tắc tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, chủ động trong quá trình hoạt động, đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về hiệu quả.

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp

Thảo luận tại tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các đại biểu cho rằng: Nguyên tắc sắp xếp, cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp cần phù hợp với Luật Cạnh tranh... nhằm bảo đảm các doanh nghiệp hoạt động, cạnh tranh bình đẳng với nhau.

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 23.11 về Luật quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ĐBQH Nguyễn Như So (Bắc Ninh) cho rằng: việc quy định cứng mức trích không quá 50% lợi nhuận sau thuế vào Quỹ Đầu tư phát triển có thể làm hạn chế khả năng sử dụng vốn hiệu quả của doanh nghiệp, kìm hãm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước.

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh phát biểu tại thảo luận tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Ảnh: Hoàng Nga
Ý kiến đại biểu

Sửa Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tạo môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch

Chiều 22.11, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Thảo luận tại Tổ 13, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật này sẽ góp phần tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch, thúc đẩy phát triển thị trường thương mại.