Viết tiếp chuyện nghề truyền thống

Hướng tới bảo tồn và phát huy bản sắc, nhiều không gian giới thiệu nghề thủ công đã ra mắt tại nhiều vùng miền. Qua đó, không chỉ góp phần quảng bá, mà còn tạo ra hành trình khám phá, sáng tạo và truyền cảm hứng, đưa giá trị xưa đến với đời sống đương đại.

Truyền cảm hứng, lan tỏa tinh hoa nghề

Không gian văn hóa sáng tạo Phường Bách Nghệ do Trung tâm Nghiên cứu, Phát triển và Ứng dụng sản phẩm làng nghề Việt vừa ra mắt tại quận Hà Đông, Hà Nội. Trong tháng 6 này, Phường Bách Nghệ phối hợp cùng các nghệ nhân trẻ tổ chức chuyên đề “Mộc bản Thanh Liễu - Hành trình hồi sinh một làng nghề”, với nhiều hoạt động giới thiệu lịch sử, văn hóa làng Thanh Liễu (Hải Dương); trưng bày ván khắc, dụng cụ, các ấn phẩm từ mộc bản; trình diễn kỹ thuật khắc và in mộc bản, thảo luận về mỹ thuật trong các ván in mộc bản, ứng dụng của mộc bản trong lịch sử và hiện đại…

Công chúng tìm hiểu dụng cụ in mộc bản tại Phường Bách Nghệ. Ảnh: H.Sen
Công chúng tìm hiểu dụng cụ in mộc bản tại Phường Bách Nghệ. Ảnh: H.Sen

Người dân và du khách được trải nghiệm các công đoạn thực hành, từ chọn gỗ, xẻ ván, ngâm tẩm, hong khô đến khắc ván. Đây là cách các nghệ nhân truyền lửa, giữ gìn và lan tỏa giá trị làng nghề, cũng như văn hóa truyền thống Việt Nam trong nhịp sống đương đại. Nghệ nhân Nguyễn Công Đạt, làng Thanh Liễu chia sẻ: “Mộc bản Thanh Liễu - Hành trình hồi sinh một làng nghề” nhằm nỗ lực bảo tồn di sản, đồng thời tạo cơ hội để phát triển và đổi mới cho làng nghề Thanh Liễu. Chúng tôi mong muốn nghề mộc bản sẽ tiếp tục phát triển và được nhiều người đón nhận hơn trong tương lai”.

Ngoài giới thiệu về mộc bản Thanh Liễu, mỗi tháng tại Phường Bách Nghệ sẽ có chuyên đề về một làng nghề hoặc một nghề để cộng đồng có thể hiểu rõ hơn về các kỹ thuật, quy trình, về làng nghề, về những người thợ thủ công...

17 năm gắn bó với các làng nghề truyền thống, anh Ngô Quý Đức đã tập hợp nhiều bạn trẻ đam mê văn hóa Việt Nam, xây dựng không gian Phường Bách Nghệ với mục tiêu trở thành một trung tâm nghiên cứu, phát triển và ứng dụng tạo ra các sản phẩm văn hóa cho làng nghề của Việt Nam. Anh Ngô Quý Đức chia sẻ: “Phường Bách Nghệ không chỉ là một không gian để thúc đẩy phát triển tinh hoa làng nghề thủ công truyền thống, mà còn tạo ra một hành trình khám phá, sáng tạo và truyền cảm hứng. Đây là nơi mọi người có thể tìm thấy sự kết nối với văn hóa Việt Nam qua từng sản phẩm thủ công và cùng nhau tiếp tục viết nên những chương mới cho các làng nghề truyền thống”.  

Thúc đẩy sự tương tác, kết nối 

Nghề thủ công là một phần không thể thiếu làm nên nét độc đáo của văn hóa các dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều nghề đang mai một, thất truyền và việc gìn giữ, bảo tồn tinh hoa nghề ngày càng được quan tâm hơn. Bởi vậy, một số địa điểm giới thiệu nghề thủ công truyền thống đã được mở ra như: Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh); Bảo tàng Làng nghề Bát Tràng (Hà Nội); Trung tâm làng nghề Kim Bồng và điểm trải nghiệm mới của Hội Khởi nghiệp nghề truyền thống Hội An (Quảng Nam)…

Mới đây, Điểm dịch vụ, du lịch văn hóa và giới thiệu truyền thống làm giấy dó vùng Bưởi xưa cũng đã khai trương tại phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội - nơi mà 800 năm trước giấy dó đã ra đời. Hoạt động tham quan mô hình nghề sản xuất truyền thống làm giấy dó kết hợp với các điểm du lịch tâm linh đình, chùa Võng Thị trên địa bàn phường Bưởi diễn ra các ngày trong tuần, tổ chức cho khách du lịch tham gia tương tác một vài công đoạn trong quy trình sản xuất giấy dó…

Chị Trần Hồng Nhung, sáng lập và điều hành Zó Project - doanh nghiệp xã hội phối hợp đầu tư xây dựng điểm giới thiệu nghề truyền thống làm giấy dó cho biết: Nghề làm giấy dó đã tồn tại hơn 800 năm, như một niềm tự hào dân tộc. Để phát huy nghề truyền thống này, Zó đã tổ chức workshop và tour về các cộng đồng làm giấy dó. Đây là hình thức truyền thông tốt, bởi qua đó mọi người có thể nắm được tri thức nghề, hiểu hơn giá trị của di sản.

Việc ra mắt không gian này góp phần lưu giữ, bảo tồn giá trị của nghề làm giấy dó, nhất là khi nghề cổ truyền đã gần như không còn tại vùng đất nổi tiếng của kinh kỳ. Bên cạnh việc phục dựng điểm đến để người dân trải nghiệm nghề truyền thống, Zó mong muốn mang những sản phẩm giấy cổ truyền vào đời sống hiện đại...

Các không gian như trên cũng là nơi trưng bày các sản phẩm thủ công tinh xảo, độc đáo của các làng nghề. Du khách đến đây có thể tìm hiểu về lịch sử, văn hóa làng và quy trình sản xuất thủ công... Anh Ngô Quý Đức cho rằng: “Việc ra đời các không gian giới thiệu sản phẩm thủ công ở các làng là rất cần thiết. Điều đó sẽ giúp lan tỏa giá trị văn hóa, sản phẩm của làng đến với khách du lịch. Nếu các làng nghề đều có không gian chung như vậy sẽ góp phần thúc đẩy phát triển du lịch làng nghề”.

Tuy nhiên, xây dựng các không gian thì dễ, làm sao để các không gian đó hoạt động, phát huy được công năng, tổ chức các hoạt động sống đúng nghĩa mới khó. Thực tế, rất nhiều không gian trưng bày ra đời nhưng chỉ sau một thời gian ngắn đã đóng cửa, không có hoạt động, không có tương tác với chính người dân của làng, chưa nói đến khách du lịch. Điều đó vô hình trung gây lãng phí, tốn kém tài nguyên của làng nghề.

“Thế nên, dù là rất cần thiết nhưng để xây dựng các không gian đó phải có sự đồng hành của nhiều bên như chính quyền, làng nghề, du lịch, truyền thông, quy hoạch kiến trúc, dịch vụ, tài chính... Phải có đội ngũ vận hành hiểu về cái mình đang làm, như thế mới thực sự hiệu quả và đem lại lợi ích cho cộng đồng” - anh Ngô Quý Đức nói.

Lam được như vậy sẽ không chỉ duy trì và thúc đẩy sự phát triển của làng nghề mà còn truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ kế thừa, phát huy và ứng dụng làng nghề vào đời sống hiện đại. Đây cũng là không gian văn hóa làng nghề thúc đẩy sự tương tác, kết nối và tạo nguồn lực tổng thể cho ngành công nghiệp văn hóa.

Ý kiến bạn đọc

Văn hóa - Thể thao

Ninh Bình là địa phương tích cực phát triển du lịch xanh, bền vững
Du lịch - Thể thao

Nâng tầm du lịch xanh

“Chuyển đổi xanh trong du lịch không còn là lựa chọn, mà là yêu cầu bắt buộc nếu chúng ta muốn phát triển lâu dài, có trách nhiệm và bền vững”. Đây là khẳng định của ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, tại Diễn đàn “Phát triển điểm đến xanh - Nâng tầm du lịch Việt Nam”, diễn ra ngày 11.4 trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025.

Vẹn nguyên ký ức chiến trường
Văn hóa - Thể thao

Vẹn nguyên ký ức chiến trường

Nửa thế kỷ đã trôi qua từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, non sông liền một dải, dấu ấn về cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc không chỉ được khắc ghi trong những trang sử vàng son, mà còn được lưu giữ qua những họa phẩm giàu cảm xúc.

Nghệ thuật trang trí cửa võng trong nội thất đình làng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật trang trí cửa võng trong nội thất đình làng

Theo nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng, "Nghệ thuật trang trí cửa võng trong nội thất đình làng" của PGS.TS Trần Thị Biển là một công trình chuyên sâu bên cạnh những nghiên cứu về điêu khắc đình làng đã được khai thác và công bố hơn 50 năm qua, nhưng tập hợp nghiên cứu về cửa võng có lẽ đây là lần đầu tiên...

Hội nghị quảng bá, xúc tiến du lịch và giới thiệu chương trình ưu đãi thu hút khách du lịch đến Quảng Nam năm 2025 sáng 10.4 tại Hà Nội
Văn hóa - Thể thao

Quảng Nam - Miền xanh di sản

Chương trình ưu đãi thu hút khách du lịch đến Quảng Nam năm 2025 với chủ đề “Quảng Nam - Miền xanh di sản”, với hai giai đoạn: “Quảng Nam - Cảm xúc mùa hè” từ tháng 4 - 8 và “Mùa vàng xứ Quảng” từ tháng 9 - 11.

Khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam tại Hà Nội - VITM Hà Nội 2025
Văn hóa - Thể thao

VITM Hà Nội 2025: Tràn ngập tour khuyến mãi, giảm giá

Sáng 10.4, Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam tại Hà Nội - VITM Hà Nội 2025 đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế (ICE - Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội) với sự tham dự của 600 doanh nghiệp. Sự kiện do Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức từ năm 2013 đến nay.

Hội thảo khoa học quốc gia kỷ niệm 50 năm Thống nhất đất nước diễn ra ngày 20.4
Văn hóa - Thể thao

Hội thảo khoa học quốc gia kỷ niệm 50 năm Thống nhất đất nước diễn ra ngày 20.4

Sáng 10.4, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Thành ủy TP Hồ Chí Minh tổ chức họp báo giới thiệu Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Hình ảnh sẽ giới thiệu tại triển lãm
Văn hóa - Thể thao

Áo dài phụ nữ Việt Nam qua khói lửa chiến tranh

Triển lãm chuyên đề "Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh" diễn ra từ ngày 12.4 - 4.5 do Bảo tàng Hà Nội phối hợp với Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Công ty TNHH Mind Group tổ chức, nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Tổng Biên tập Báo Nhân dân Lê Quốc Minh giới thiệu MV và dự án "Bond in Việt Nam
Văn hóa

Báo Nhân Dân ra mắt video âm nhạc "Victory - Bond in Vietnam"

Ngày 9.4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group tổ chức ra mắt video âm nhạc "Victory - Bond in Vietnam". MV ghi hình phần trình diễn của nhóm nhạc Bond tại Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Qua sản phẩm âm nhạc đặc biệt này, Báo Nhân Dân mong muốn lan tỏa giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam ra thế giới, góp phần quảng bá, thúc đẩy phát triển du lịch.