EU nhất trí về luật cấm bán ô tô chạy bằng nhiên liệu hóa thạch từ 2035

Liên minh châu Âu vừa đạt được thỏa thuận về một đạo luật cấm bán ô tô chạy xăng và động cơ diesel từ năm 2035, nhằm tăng tốc độ chuyển đổi sang xe điện và phục vụ nỗ lực chống biến đổi khí hậu.

Các nhà đàm phán từ các nước EU và Nghị viện châu Âu, cơ quan sẽ thông qua luật mới của EU, cũng như Ủy ban châu Âu, cơ quan soạn thảo luật mới, đã nhất trí rằng các nhà sản xuất ô tô phải đạt được mức cắt giảm 100% lượng khí thải CO2 vào năm 2035, điều này buộc EU không thể bán các phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch trong khối 27 quốc gia.

Đây cũng là đạo luật đầu tiên được hoàn thiện từ một trong các chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu của EU có tên là “Fit For 55”, nhằm mục đích giảm lượng phát thải gây hại cho khí hậu xuống 55% vào năm 2030, so với mức năm 1990 và đạt được mức độ trung hòa carbon vào năm 2050.

"Thỏa thuận này là một tin tốt cho những người lái xe ô tô... những chiếc xe không khí thải mới sẽ trở nên rẻ hơn, khiến chúng có giá cả phải chăng hơn và dễ tiếp cận hơn với mọi người", Trưởng đoàn đàm phán của Nghị viện Jan Huitema cho biết.

Giám đốc chính sách khí hậu của EU Frans Timmermans cho biết, thỏa thuận đã gửi một tín hiệu mạnh mẽ đến ngành công nghiệp và người tiêu dùng. Ông nói: “châu Âu đang đón nhận sự chuyển dịch sang phương tiện di chuyển không phát thải”.

Thỏa thuận cũng bao gồm việc cắt giảm 55% lượng khí thải CO2 đối với ô tô mới được bán từ năm 2030 so với mức năm 2021, cao hơn nhiều so với mục tiêu hiện tại là giảm 37,5% vào thời điểm đó. Xe ô tô mới phải tuân thủ mức cắt giảm 100% CO2 vào năm 2035 và cắt giảm 50% vào năm 2030 so với mức năm 2021.

Với việc các cơ quan quản lý gia tăng áp lực lên các nhà sản xuất ô tô trong việc hạn chế lượng khí thải carbon, nhiều người đã tuyên bố đầu tư vào điện khí hóa. Ông chủ của Volkswagen - Thomas Schaefer trong tuần này cho biết từ năm 2033, thương hiệu này sẽ chỉ sản xuất ô tô điện ở châu Âu.

Việc cấm toàn bộ các loại ô tô chạy bằng xăng, dầu từ năm 2035 sẽ buộc các nhà sản xuất ô tô ở châu Âu thực hiện các cuộc cách mạng trong lĩnh vực chế tạo ô tô điện, kéo theo đó là các thay đổi lớn trong mô hình kinh tế các nước. Bởi ngành công nghiệp ô tô châu Âu sử dụng đến hàng chục triệu lao động trực tiếp và gián tiếp tại các quốc gia, kèm theo đó là hàng ngàn ngành công nghiệp phụ trợ.

Theo nhà tư vấn ngành ô tô Bernd Bohr, các nhà cung cấp lớn sở hữu nhiều tiềm lực có thể vẫn sẽ bình tĩnh trong trường hợp này. Mặt khác, các công ty nhỏ hơn sẽ phải thích ứng, cân nhắc việc đa dạng hóa, hoặc đối mặt với khả năng rất thực tế là phải ngừng kinh doanh.

Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu đồng thời là người phụ trách chính sách môi trường của Liên minh châu Âu - ông Frans Timmermans cho rằng, việc chuyển đổi năng lượng tại châu Âu là vấn đề cấp bách, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi châu Âu đối mặt với các thách thức lớn về năng lượng gây ra bởi cuộc chiến tại Ukraine.

Tuy nhiên, bên cạnh những nhận định lạc quan về lợi ích thỏa thuận này sẽ mang lại, vẫn có những ý kiến bất đồng do lo ngại thỏa thuận này sẽ giới hạn đa dạng về công nghệ. Ông Jens Gieseke, đại diện của nhóm nghị sĩ trung hữu EPP Group cảnh báo thỏa thuận sẽ đóng sập cánh cửa cho phát triển công nghệ mới và đặt tất cả trứng vào một giỏ. Đây là một sai lầm. Với thỏa thuận này, sau năm 2035, đường phố của châu Âu có thể sẽ đầy những chiếc xe cổ vì xe mới không có sẵn hoặc giá cả không phải chăng.

Theo thỏa thuận, EU không có kế hoạch cấm lái xe động cơ đốt trong. Thay vào đó, liên minh này hy vọng rằng xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch cuối cùng sẽ dần được thay thế bằng xe điện.

Quốc tế

Nguồn: venturevillage.world
Nghị viện thế giới

Phần Lan: Bảo đảm chất lượng giáo dục và vị thế cao quý của nghề giáo

Phần Lan thường được coi là một trong những quốc gia tốt nhất thế giới về chính sách, luật pháp dành cho giáo viên. Hệ thống giáo dục của nước này luôn được xếp hạng cao trên toàn cầu. Những ưu đãi đối với giáo viên ở Phần Lan nhấn mạnh đến việc tôn trọng quyền tự chủ nghề nghiệp, sự kính trọng đối với nghề giáo và yêu cầu đào tạo nghiêm ngặt, góp phần củng cố vị thế vững chắc của những nhà giáo như là một nghề cao quý trong xã hội.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Quy chế công chức cho giáo viên ở Đức: Bảo đảm ổn định trong giáo dục

Hệ thống giáo dục của Đức nổi tiếng với cấu trúc chặt chẽ, hiệu quả và tiêu chuẩn cao. Một trong những khía cạnh góp phần vào thành công của hệ thống này là quy chế "Beamte" - trao cho lao động ở khu vực công, bao gồm một tỷ lệ lớn giáo viên tư cách "công chức nhà nước". Tư cách đặc biệt này mang lại cho giáo viên ở Đức nhiều quyền lợi, từ bảo đảm việc làm, phúc lợi, uy tín xã hội đến sự ổn định lâu dài.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Các nước củng cố, hoàn thiện pháp luật về nhà giáo

Pháp luật về nhà giáo trên thế giới đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, góp phần hình thành những thế hệ tương lai mạnh mẽ và thúc đẩy phát triển xã hội bền vững. Những quy định này không chỉ thiết lập khung pháp lý rõ ràng để quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên, mà còn bảo vệ quyền lợi của họ, từ đó nâng cao chuẩn mực nghề nghiệp.

Bhutan: Bước đi táo bạo hướng nền kinh tế hạnh phúc, thu nhập cao
Quốc tế

Bhutan: Bước đi táo bạo hướng nền kinh tế hạnh phúc, thu nhập cao

Bhutan vừa công bố Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (2024 - 2029) được đánh giá là tham vọng và đột phá. Bởi đây là lần đầu tiên trong lịch sử, tăng trưởng kinh tế được đưa thành mục tiêu trung tâm, bên cạnh triết lý về “hạnh phúc quốc gia tổng thể”, vốn đã trở thành “thương hiệu” của quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.

Mỹ “thảo luận” về kịch bản có thể xảy ra nếu Israel nhằm vào công nghiệp dầu mỏ của Iran
Quốc tế

Mỹ “thảo luận” về kịch bản có thể xảy ra nếu Israel nhằm vào công nghiệp dầu mỏ của Iran

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết, chính quyền của ông đã "thảo luận" về các khả năng có thể xảy ra trong trường trường hợp Israel định nhằm vào ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran để trả đũa cho cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo của Iran hôm 1.10. Bình luận của ông ngay lập tức khiến giá dầu thế giới tăng vọt.

Anh và EU cam kết hàn gắn mối quan hệ rạn nứt do Brexit
Quốc tế

Anh và EU cam kết hàn gắn mối quan hệ rạn nứt do Brexit

Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu đã nhất trí hàn gắn mối quan hệ của họ sau những thiệt hại do Brexit gây ra. Hai bên sẽ tổ chức một loạt các cuộc họp, bao gồm cả Hội nghị thượng đỉnh về các vấn đề như tăng trưởng kinh tế, năng lượng, an ninh và di cư.

EU dự kiến sẽ áp thuế quan lên tới 45% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc.
Quốc tế

Nguy cơ xảy ra "cuộc chiến" thương mại

Hôm nay, 4.10, Liên minh châu Âu (EU) tiến hành bỏ phiếu về việc áp thuế lên tới 45% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc; các chuyên gia cho rằng, vẫn còn không gian để EU và Trung Quốc tiếp tục đối thoại, giải quyết những khác biệt bất kể kết quả ra sao, song nguy cơ xảy ra "cuộc chiến" thương mại ngày càng trở nên rõ nét.

Công bố chi tiết mới trong vụ án bầu cử của ông Donald Trump
Quốc tế

Công bố chi tiết mới trong vụ án bầu cử của ông Donald Trump

Trong hồ sơ tòa án mới được công bố hôm 2.10 (giờ Mỹ), các công tố viên liên bang cho biết, cựu Tổng thống Hoa Kỳ đã tìm mọi cách lật ngược kết quả bầu cử tổng thống năm 2020 thậm chí trước cả khi thất cử, cố ý bịa đặt rằng có gian lận và “phải dùng tới tội ác” để cố bám giữ quyền lực. Hồ sơ này khẳng định ông không thể được hưởng quyền miễn trừ truy tố vì những lý do trên.

Hệ thống Vòm Sắt của Israel đánh chặn tên lửa từ Iran trong đêm 1.10
Thế giới 24h

Tại sao Mỹ không ủng hộ Israel tấn công vào các địa điểm hạt nhân của Iran?

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông sẽ không ủng hộ một cuộc tấn công của Israel vào các cơ sở hạt nhân của Iran, trong bối cảnh Hoa Kỳ tìm cách kiềm chế phản ứng của Israel trước cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran hôm 1.10 và ngăn chặn một cuộc xung đột khu vực đang leo thang nguy hiểm.

Sau vụ tấn công tên lửa của Iran: Israel sẽ lựa chọn thế nào?
Quốc tế

Sau vụ tấn công tên lửa của Iran: Israel sẽ lựa chọn thế nào?

Iran đã tiến hành cuộc tấn công chưa từng có nhằm vào Israel vào tối 1.10. Mặc dù kết thúc tương đối nhanh chóng, cuộc tấn công đã làm tăng thêm mức độ căng thẳng trong thời điểm vốn cực kỳ nhạy cảm này. Các nhà lãnh đạo thế giới từ lâu đã cảnh báo, xung đột giữa Israel và các lực lượng ủy nhiệm của Iran là Hamas ở Gaza và Hezbollah ở Lebanon có thể leo thang thành một cuộc chiến tranh khu vực rộng lớn hơn. Mọi con mắt giờ đây sẽ đổ dồn vào cách Israel phản ứng.

Sau cuộc tấn công bằng tên lửa vào Israel: Iran không muốn leo thang căng thẳng
Quốc tế

Sau cuộc tấn công bằng tên lửa vào Israel: Iran không muốn leo thang căng thẳng

Trong một tuyên bố sáng 2.10, Iran cho biết, cuộc tấn công bằng tên lửa của nước này nhằm vào Israel đã kết thúc, trừ phi nhà nước Do Thái có thêm hành động khiêu khích. Trong khi đó, Israel và Hoa Kỳ đều cảnh báo sẽ có hành động đáp trả, làm gia tăng lo ngại về một cuộc chiến rộng lớn hơn.

Israel bắt đầu chiến dịch quân sự trên bộ ở Lebanon
Thế giới 24h

Israel bắt đầu chiến dịch quân sự trên bộ ở Lebanon: Lo ngại xung đột leo thang

Rạng sáng 1.10 (theo giờ Việt Nam) Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tuyên bố bắt đầu “chiến dịch quân sự trên bộ có giới hạn” nhằm vào các mục tiêu của Hezbollah ở miền Nam Lebanon. Cuộc tấn công này làm dấy lên nguy cơ về một cuộc xung đột rộng lớn giữa Israel và Hezbollah, cũng như khiến cộng đồng quốc tế lo ngại rằng có thể bùng phát thành chiến tranh toàn diện lan rộng ra toàn khu vực.