Pháp luật thế giới về bảo vệ an ninh quốc gia trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài

EU: Cân bằng giữa tính cởi mở và bảo mật

Ngày 24.1.2024, Liên minh châu Âu (EU) thực hiện bước đi quan trọng để củng cố an ninh quốc gia bằng cách đề xuất một dự luật mới giúp giám sát, kiểm tra đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực chiến lược. Động thái này do Ủy ban châu Âu công bố nhằm mục đích bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng và các công nghệ nhạy cảm khỏi những rủi ro tiềm ẩn từ bên ngoài.

Sàng lọc bắt buộc đối với các lĩnh vực có rủi ro cao

Các quy định được đề xuất có nhiều lĩnh vực chiến lược, bao gồm trí tuệ nhân tạo (AI), vi mạch, công nghệ sinh học, công nghệ lượng tử, điện toán đám mây, robot, máy bay không người lái, thực tế ảo, cảm biến tiên tiến, mạng 6G, phản ứng tổng hợp hạt nhân, hydro, pin, giám sát không gian hay thiết bị quân sự… Dự luật mới nhằm đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), bất kể quy mô hoặc nguồn gốc, đối với cơ sở hạ tầng quan trọng, chuỗi cung ứng, thông tin nhạy cảm và đa dạng truyền thông.

Nguồn: ITN
Nguồn: ITN

Không chỉ các khoản đầu tư từ bên ngoài khối được giám sát chặt chẽ, mà dự luật còn mở rộng cảnh giác cả những khoản đầu tư ngay trong EU nhưng do một cá nhân hoặc pháp nhân không thuộc khối kiểm soát.

Theo các quy định được đề xuất, việc sàng lọc FDI vào các lĩnh vực có rủi ro cao sẽ trở thành bắt buộc đối với tất cả các quốc gia thành viên EU. Tính đến thời điểm hiện tại, 4 quốc gia - Croatia, Bulgaria, Hy Lạp và CH Síp - thiếu hệ thống sàng lọc thích hợp, trong khi những nỗ lực của Ireland vẫn đang tiếp tục. Mục đích là tạo ra một cuộc đối thoại trên toàn EU, cho phép Ủy ban và các quốc gia thành viên đưa ra nhận xét và bày tỏ quan ngại trong quá trình xem xét. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng về việc cho phép hoặc hạn chế đầu tư thuộc về chính quyền quốc gia chứ không phải EU.

Bối cảnh ra đời

Các đề xuất mới xuất phát từ Chiến lược An ninh kinh tế do Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen trình bày vào tháng 6 năm ngoái, tập trung vào việc “giảm thiểu rủi ro” để đối phó với bối cảnh không khí chính trị toàn cầu đầy thách thức sau đại dịch Covid-19, chiến sự ở nhiều nơi trên thế giới... Brussels đặt mục tiêu ngăn chặn sự phụ thuộc lâu dài vào các sản phẩm quan trọng để hiện đại hóa khối, như vi mạch và pin, có khả năng gây tổn hại đến sự ổn định kinh tế của EU.

Bên cạnh đó, EU còn lo ngại rằng việc mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài mà không cần xem xét kỹ lưỡng hơn có thể cho phép bên ngoài tiếp quản các công ty có giá trị, dẫn đến khả năng mất bí quyết độc quyền và về lâu dài làm suy yếu khả năng cạnh tranh của châu Âu.

Phó Chủ tịch điều hành Ủy ban châu Âu phụ trách các vấn đề kỹ thuật số Margrethe Vestager nhấn mạnh EU dự định duy trì “cởi mở nhất có thể, chặt chẽ nhất có thể khi cần thiết”. Theo bà, các quy định được đề xuất không phải là tín hiệu của chủ nghĩa bảo hộ mà là một cách tiếp cận chiến lược để bảo vệ các lĩnh vực quan trọng, đồng thời thúc đẩy đầu tư nước ngoài phù hợp với lợi ích của EU. Kể từ khi khối liên minh lá cờ xanh đưa ra các quy tắc sàng lọc FDI đầu tiên vào năm 2020, hơn 1.200 giao dịch đã được kiểm tra, trong đó Brussels đưa ra ý kiến trong chưa đầy 3% trường hợp.

Bà nói: “Có sự cạnh tranh khốc liệt trên toàn thế giới đối với những công nghệ mà chúng tôi cần nhất”, “Và trong cuộc thi này, châu Âu không thể chỉ là sân chơi cho những cầu thủ lớn hơn. Chúng tôi cần có khả năng tự chơi”.

Mối quan tâm đầu tư ra nước ngoài

Trong khi EU đã có nhiều bước tiến trong việc giám sát các khoản đầu tư trong nước và kiểm soát trợ cấp nước ngoài, thì việc kiểm soát đầu tư ra nước ngoài vẫn còn ở mức tối thiểu, cho dù khối này là nhà tài trợ lớn nhất thế giới. Năm 2022, vốn FDI do các nhà đầu tư cư trú tại EU nắm giữ ở phần còn lại của thế giới lên tới 9,382 tỷ euro. Ủy ban châu Âu bày tỏ lo ngại rằng, việc thiếu kiểm soát trên có thể gây ra rủi ro an ninh khi các công ty EU tham gia vào các giao dịch ở nước ngoài liên quan đến các công nghệ nhạy cảm có thể được sử dụng để tăng cường năng lực quân sự và tình báo cho bên ngoài.

Dự luật được đề xuất là bước đầu tiên để giải quyết những lo ngại trên. Sau đó, các cuộc đàm phán giữa Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu sẽ diễn ra tiếp theo. Tuy nhiên, quá trình này nhiều khả năng sẽ bị ảnh hưởng do các cuộc bầu cử của EU sắp tới. Dự kiến, dự luật có thể được thông qua và đi vào cuộc sống vào cuối năm 2027.

Quốc tế

Cuộc tổng tuyển cử dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 27.10
Quốc tế

Nhật Bản trước thềm cuộc tổng tuyển cử 2024

Chiến dịch tranh cử cho cuộc đua vào Hạ viện Nhật Bản đã chính thức bắt đầu, với danh sách hơn 1.300 ứng cử viên đến từ 11 đảng và tổ chức chính trị tham gia tranh cử. Giới quan sát nhận định, trong bối cảnh đất nước đang phải đối mặt với những thách thức từ nhiều phía, cuộc tổng tuyển cử lần này sẽ xem là cơ hội để Nhật Bản giải quyết những khủng hoảng trong nước, củng cố lại hệ thống chính trị và tạo tiền đề cần thiết thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Các đồng minh gia tăng áp lực lên Israel, yêu cầu tôn trọng UNIFIL
Quốc tế

Các đồng minh gia tăng áp lực lên Israel, yêu cầu tôn trọng UNIFIL

Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) có binh sĩ tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế ở Lebanon (UNIFIL), trong đó nhiều nước là đồng minh của Israel, đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để gia tăng áp lực ngoại giao đối với Israel, buộc nước này có biện pháp bảo vệ và tôn trọng lực lượng của Liên Hợp Quốc (LHQ).

Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN
Việt Nam và các nước

Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN

Chiều ngày 17.10, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN. Mục tiêu của sự kiện là cung cấp thông tin chính xác, cập nhật và chuyên sâu về hợp tác ASEAN, từ đó nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, đóng góp và hội nhập của Việt Nam trong khối, thông qua các kênh truyền thông.

Bế mạc Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Lào Khóa IX tháng 7.2024
Nghị viện thế giới

Nơi nhân dân các dân tộc Lào gửi gắm niềm tin

Với số lượng đại biểu Quốc hội và khối lượng văn bản luật tăng lên qua các khóa lập pháp, Quốc hội Lào ngày càng khẳng định vai trò là cơ quan đại biểu đại diện cho ý chí và nguyện vọng của toàn thể nhân dân các dân tộc Lào; một cơ quan lập pháp không ngừng đổi mới, hoạt động ngày càng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Quốc hội Lào đăng cai tổ chức Đại hội đồng AIPA-35 năm 2014. Nguồn: aipasecretariat.org
Nghị viện thế giới

Hành trình gần 30 năm với những đóng góp tích cực

Quốc hội Lào trở thành thành viên thứ 7 của Tổ chức Liên Nghị viện ASEAN (AIPO) vào năm 1997, sau 5 nước sáng lập gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan (năm 1977) và Việt Nam (1995). Trong suốt 27 năm gia nhập AIPO nay là AIPA, Quốc hội Lào luôn chứng tỏ là một thành viên tích cực, chủ động trong các sáng kiến hợp tác liên nghị viện khu vực.

Chú thích: Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane nhận chiếc búa Chủ tịch AIPA từ Indonesia tại Lễ bế mạc Đại hội đồng AIPA-44 năm 2023. Nguồn: aipasecretariat.org
Nghị viện thế giới

Chu đáo, kỹ lưỡng, bài bản - sẵn sàng cho Đại hội đồng AIPA - 45

Với vai trò Chủ tịch AIPA năm 2024, Quốc hội Lào sẽ đăng cai tổ chức Đại hội đồng AIPA lần thứ 45 từ ngày 17 - 23.10 với chủ đề “Vai trò của Nghị viện trong thúc đẩy hội nhập và tăng trưởng toàn diện của ASEAN”. Với một chuỗi sự kiện quan trọng như: cuộc họp Ban Chấp hành AIPA-45, lễ khai mạc chính thức Đại hội đồng AIPA-45, các cuộc họp của các ủy ban... Đại hội đồng AIPA-45 là một trong những hoạt động đối ngoại quan trọng của Lào trong năm Chủ tịch ASEAN/AIPA; để chuẩn bị cho chuỗi sự kiện này, Lào đã có một quá trình chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, bài bản.

WB tăng khả năng cho vay thêm 30 tỷ USD trong 10 năm tới
Quốc tế

WB tăng khả năng cho vay thêm 30 tỷ USD trong 10 năm tới

Trong cuộc bỏ phiếu ngày 15.10, Ngân hàng Thế giới (WB) đã nhất trí thay đổi các quy định cho vay nội bộ, cho phép bơm thêm 30 tỷ USD trong thập kỷ tới để giúp các nước đang phát triển và các thị trường mới nổi ứng phó với biến đổi khí hậu và các thách thức toàn cầu khác. Quyết định này nằm trong một loạt những nỗ lực cải cách của ngân hàng nhằm đáp ứng những thách thức mới đặt ra.

Ấn Độ: New Delhi áp đặt lệnh cấm hoàn toàn pháo nổ
Quốc tế

Ấn Độ: New Delhi áp đặt lệnh cấm hoàn toàn pháo nổ

Chính quyền thành phố New Delhi, Ấn Độ bắt đầu áp đặt lệnh cấm hoàn toàn việc sản xuất, cất giữ, bán và sử dụng pháo tại vùng thủ đô cho đến ngày 1.1.2025. Động thái này nhằm chống ô nhiễm không khí tại thủ đô New Delhi và vùng lân cận.

ITN
Quốc tế

Châu Á tiên phong xây dựng cơ sở hạ tầng chống chịu với biến đổi khí hậu

Châu Á, lục địa đang trỗi dậy mạnh mẽ, phải đối mặt với bài toán khó: vừa phát triển kinh tế, vừa ứng phó với biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt. Bão, lũ lụt, hạn hán... liên tục đe dọa cuộc sống và sự phát triển bền vững của khu vực. Để vượt qua thách thức này, châu Á đang tiên phong với những giải pháp tài chính sáng tạo và tinh thần hợp tác khu vực mạnh mẽ, hướng tới xây dựng cơ sở hạ tầng kiên cường, bảo vệ người dân, đồng thời thúc đẩy sự thịnh vượng chung.

Sa mạc Sahara ngập nước sau nửa thế kỷ: Tác động của biến đổi khí hậu?
Quốc tế

Sa mạc Sahara ngập nước sau nửa thế kỷ: Tác động của biến đổi khí hậu?

Mưa lớn chưa từng có ở khu vực đông nam Morocco, được ví bằng lượng mưa của cả một năm, đã khiến khu vực hoang mạc Sahara, nơi nổi tiếng khô cằn, chứng kiến đợt lụt đầu tiên sau 50 năm. Các nhà khí tượng học cảnh báo sự kiện này báo hiệu những hiện tượng thời tiết cực đoan hơn sẽ xuất hiện trong thời gian tới.

Ý đồ của Israel khi nhằm vào Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc
Quốc tế

Ý đồ của Israel khi nhằm vào Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc

Ngày 13.10, Liên Hợp Quốc (LHQ) cáo buộc xe tăng của Israel đã xông vào một căn cứ của Lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế ở Lebanon (UNIFIL). Đây là cáo buộc mới nhất về các hành vi vi phạm và tấn công của Israel, được chính LHQ đưa ra và các đồng minh của nước này lên án. Trong khi đó, các nhà phân tích cho rằng, Israel đang bày tỏ thái độ không hài lòng với sự can thiệp của phái bộ UNIFIL, đồng thời thực hiện ý định kiểm soát khu vực biên giới của mình.