Xung đột ở Trung Đông: Israel có thay đổi chiến lược?

Cái chết của thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar, nhân vật đầu não của vụ tấn công vào Israel tháng 10.2023, đã khiến nhiều người trong và ngoài Israel hy vọng đây có thể là thời điểm để nước này thu hẹp quy mô cuộc chiến ở Gaza, tiến tới thỏa thuận ngừng bắn và trao trả con tin. Nhưng đúng một tuần sau cái chết của Sinwar, thực tế đã chứng minh điều ngược lại - tình trạng leo thang gần đây của các cuộc tấn công cho thấy bạo lực đang gia tăng, thay vì lắng xuống.

Động lực của cuộc xung đột đã không còn?

Yahya Sinwar, nhân vật được coi là kiến trúc sư trưởng trong kế hoạch tấn công chết người của Hamas vào Israel ngày 7.10.2023, sự kiện châm ngòi cho cuộc chiến ở Gaza, đã thiệt mạng trong một cuộc đấu súng với lực lượng Israel. Trong khi Israel coi cái chết của Sinwar là minh chứng cho chiến thắng của mình trong cuộc chiến nhằm vào Hamas, vụ việc này cũng làm thay đổi động lực của cuộc xung đột.

Cả Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris đều mô tả thủ lĩnh khét tiếng của Hamas Yahya Sinwar là "trở ngại không thể vượt qua" đối với các cuộc đàm phán ngừng bắn và việc Israel loại bỏ nhân vật này sẽ mở ra nhiều triển vọng cho tiến trình ngoại giao. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng Thủ tướng Netanyahu mới chính là trở ngại đối với khả năng đạt được thỏa thuận. Trên thực tế, Israel vẫn kiên quyết theo đuổi mục tiêu của mình: phá hủy hoàn toàn Hamas với tư cách là một lực lượng quân sự và một thực thể quản lý ở Gaza. Điều này có nghĩa là cái chết của Yahya Sinwar sẽ không giúp Israel xuống thang.

z5966324177963-90451faa1cf8acf253a3ced1f6a333c4-1435-8266.jpg
Người dân Palestine mang theo đồ đạc khi rời trại tị nạn Jabalia ở phía bắc Dải Gaza. Nguồn: AFP

Netanyahu dự kiến ​​sẽ coi vụ ám sát là "tiến triển" trong việc đè bẹp Hamas, từ đó biện minh cho các hoạt động quân sự tiếp theo ở Gaza. Israel có thể cảm thấy được khuyến khích nhờ thắng lợi này để thúc đẩy hoạt động quân sự mạnh mẽ hơn nữa nhằm phá vỡ thành trì của Hamas, thay vì cân nhắc các giải pháp thay thế ngoại giao, Arman Mahmoudian, nghiên cứu viên tại Viện An ninh Quốc gia và Toàn cầu, đồng thời là giảng viên tại Đại học Nam Florida, nói với Al Arabiya. “Việc loại bỏ Sinwar của Hamas và phần lớn chỉ huy cấp cao của phong trào này, kết hợp với thiệt hại quân sự đáng kể mà người Israel đã gây ra, đã tạo cho họ động lực để tiếp tục cuộc chiến”, ông nói. “Đây là lý do tại sao họ sẽ chưa muốn nghĩ đến giải pháp ngoại giao”.

Về phần mình, Hamas cho đến nay vẫn đưa ra điều kiện tiên quyết để thả toàn bộ con tin là Israel phải cam kết chấm dứt chiến tranh hoàn toàn và rút toàn bộ lực lượng quân sự khỏi Dải Gaza. Hơn thế nữa, đối với Hamas, phong trào này sẽ khó có thể khuất phục sau khi thủ lĩnh của họ bị ám sát. Một số người cho rằng cái chết của thủ lĩnh Sinwar có thể củng cố quyết tâm của các chiến binh Hamas và tăng cường nỗ lực tuyển mộ, dẫn đến sự kháng cự thậm chí còn quyết liệt hơn.

Di sản của Thủ tướng Netanyahu

Sự miễn cưỡng của Thủ tướng Netanyahu trong việc đạt được thỏa thuận ngừng bắn, ngay cả sau khi giành được một số chiến thắng quân sự, đã khiến người dân Israel tức giận. Các cuộc biểu tình liên tục diễn ra nhằm gây sức ép buộc Chính phủ chấp nhận thỏa thuận với Hamas để bảo đảm việc thả 101 con tin vẫn bị giam giữ ở Gaza.

Nhà phân tích chính trị Aviv Bushinsky, cựu cố vấn và người phát ngôn của Netanyahu nhận định, số phận của các con tin - hàng chục người trong số họ được cho là vẫn còn sống - đóng vai trò quan trọng đối với di sản tương lai của Netanyahu.

Ông cho biết: “Nếu Thủ tướng không đưa thêm bất kỳ con tin nào trở về nhà, dù bằng biện pháp quân sự hay ngoại giao, người dân sẽ nói rằng ông ấy đã thất bại. Họ luôn nhắc đến cái mà họ gọi là “Đề xuất của Netanyahu” hồi tháng 7, khi vào phút cuối, Thủ tướng đã thêm một vài điều kiện vào thỏa thuận ngừng bắn, về cơ bản điều đó đã chấm dứt thỏa thuận này".

Ông Bushinsky nói rằng nếu chiến tranh kết thúc mà không có thêm con tin nào được giải cứu, người dân Israel cũng như chính đồng minh của nước này cuối cùng sẽ bắt đầu đặt câu hỏi: vậy quyết định tiêu diệt Yahya Sinwar nhằm mục đích gì nếu không phải để chấm dứt cuộc chiến?

“Và điều tôi lo ngại nhất là, mọi người sẽ bắt đầu nghĩ rằng: "Có vẻ như chúng ta đã sai lầm khi loại bỏ nhân vật duy nhất mà chúng ta có thể thương lượng. Ít ra khi còn Yahya Sinwar, chúng ta còn một nơi để gõ cửa”, ông nói thêm.

Chưa có cơ hội cho hòa bình

Trên thực tế, các nhà đàm phán hàng đầu từ Hoa Kỳ, Israel và Qatar dự kiến ​​sẽ họp tại Doha vào ngày 27.10 để thảo luận về những nỗ lực đạt được thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza. Đây sẽ là cuộc họp cấp cao đầu tiên được nối lại sau hơn hai tháng, khi các quan chức Hoa Kỳ kỳ vọng về động lực mới đối với thỏa thuận sau vụ thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar bị ám sát.

Chỉ vài ngày sau cái chết của Sinwar, các cố vấn của Biden đã bày tỏ sự lạc quan thận trọng rằng các cuộc thảo luận về lệnh ngừng bắn có thể được nối lại - với việc Ngoại trưởng Antony Blinken bắt đầu chuyến công du thứ 11 tới khu vực này hôm 22.10 và có cuộc họp kéo dài hai tiếng rưỡi với Thủ tướng Netanyahu. Tại đây, ông Blinken đã thúc giục Thủ tướng Netanyahu coi vụ ám sát Sinwar là cơ hội để bảo đảm việc thả các con tin Israel và chấm dứt chiến tranh ở Gaza. Nhưng ông Netanyahu dường như ngày càng trở nên miễn nhiễm với áp lực từ Hoa Kỳ. Chuyến công cán lần này, không giống như những chuyến đi trước, đã không đạt được nhiều kết quả.

Trong một tiết lộ riêng tư, một số quan chức Hoa Kỳ thừa nhận rằng Thủ tướng Netanyahu - người rất quen thuộc và theo dõi mọi diễn biến của cuộc bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ cũng như những tác động tiềm tàng đến chính sách đối ngoại của Washington - sẽ không đưa ra bất kỳ quyết định nghiêm túc nào về tương lai của cuộc xung đột ở Gaza cho đến khi ông biết người đồng cấp tiếp theo của mình tại Washington, DC sẽ là ai.

Trong khi đó, chính quyền Biden cũng không thể gây sức ép một cách dứt khoát với Israel bởi những yếu tố nhạy cảm của cuộc bầu cử. Khi đảng Dân chủ cần tập hợp sự ủng hộ càng lớn càng tốt, Tổng thống Biden phải cân nhắc cẩn thận cách tiếp cận của mình đối với Israel để không làm tổn hại đến cơ hội chiến thắng của Phó Tổng thống Kamala Harris. Ông cần chứng tỏ là người có lập trường cứng rắn về tình hình nhân đạo ở Gaza để không khiến những cử tri người Mỹ gốc Ảrập và những người theo chủ nghĩa tiến bộ quay lưng với đảng Dân chủ. Tuy nhiên, ông cũng phải tiếp tục ủng hộ Israel để không làm phật lòng những cử tri ôn hòa và Do Thái, những người mong đợi Hoa Kỳ luôn là đồng minh sát cánh cùng nhà nước Do Thái bất kể điều gì xảy ra.

Tuy nhiên, có một thời điểm trong tương lai mà chính quyền của ông Biden có thể hành động. "Cuộc bầu cử của Mỹ đóng vai trò quan trọng trong cách Netanyahu nhận thức về những gì sẽ xảy ra", Gayil Talshir, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Hebrew ở Jerusalem nói với CNN. "Ít khả năng ông Biden có thể kiềm chế Netanyahu ngay lúc này. Nhưng sau ngày 5.11, mọi thứ sẽ thay đổi", bà nói thêm.

Bà cho biết bất kể ai thắng cử, chính quyền Biden có thể sẽ gây nhiều áp lực hơn nữa lên Israel để chấm dứt chiến tranh trong khoảng thời gian 2 tháng giữa cuộc bầu cử và lễ nhậm chức tổng thống mới của Hoa Kỳ, thời điểm mà ông Biden sẽ chính thức từ nhiệm. Điều mà chính quyền Mỹ cần làm lúc này, theo bà, là chờ đến sau cuộc bầu cử và hành động trước khi chuyển giao quyền lực.

Thế giới 24h

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu
Quốc tế

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu

Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch tham vọng mang tên Liên minh Tiết kiệm và Đầu tư (SIU) - một sáng kiến ​​quan trọng nhằm cải thiện cách hệ thống tài chính EU chuyển hướng tiết kiệm sang đầu tư hiệu quả. Thông qua kế hoạch này, EU kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng, khắc phục tình trạng trì trệ và giảm phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài.

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử
Thế giới 24h

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử

Chủ tịch Đảng Tập hợp dân tộc (RN) cực hữu Marine Le Pen cho rằng phán quyết của tòa cấm bà tranh cử là mang động cơ chính trị. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi một tòa án kết tội bà 4 năm tù treo vì tội biển thủ công quỹ và cấm bà tranh cử trong vòng 5 năm. Điều này đồng nghĩa với việc bà sẽ không thể tham gia tranh cử tổng thống vào năm 2027.

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?
Thế giới 24h

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?

Thuế quan của Donald Trump có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của EU và đẩy lạm phát lên cao, đặt ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Trong khi thương mại chậm lại và giá cả tăng, một số nhà kinh tế cho rằng việc cắt giảm lãi suất có thể là lựa chọn phù hợp, miễn là kỳ vọng lạm phát vẫn được duy trì.

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản
Thế giới 24h

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản

Một thay đổi lớn trong pháp luật thừa kế của Pháp sắp giúp đưa nhiều bất động sản bỏ trống và bị bỏ hoang trở lại thị trường, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Dự luật cải cách này vốn đã được các nghị sĩ Hạ viện thông qua vào ngày 6.3 và đang chờ được Thượng viện bỏ phiếu nhằm giải quyết các tranh chấp kéo dài giữa những người thừa kế, cũng như đơn giản hóa thủ tục thừa kế, vốn thường khiến bất động sản bị bỏ không trong nhiều thập kỷ.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Nỗ lực cải cách lĩnh vực tài chính

Chính phủ Anh đang đề xuất các cải cách quy định trong lĩnh vực dịch vụ tài chính như một phần trong chương trình nghị sự nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trọng tâm chính là khuyến khích đầu tư trong nước từ các quỹ hưu trí và nới lỏng khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình. Tuy nhiên, khả năng thành công của các biện pháp này vẫn còn chưa chắc chắn.

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ
Thế giới 24h

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ

Ngày 2.4 tới, chính sách thuế quan “có đi có lại” của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, Mỹ sẽ áp đặt mức thuế bằng với các nước khác áp đặt đối với hàng hóa Mỹ, có tính đến từng mối quan hệ thương mại. Trong bối cảnh tác động của chính sách này chưa thể được đánh giá đầy đủ, các rào cản phi thuế quan sẽ làm phức tạp thêm bức tranh. Các quốc gia có thể giảm hàng rào bảo hộ của mình để tránh bị trả đũa hoặc có thể trả đũa mạnh hơn và biến cuộc chiến thuế quan thành chiến tranh thương mại toàn diện.

Mỹ kỳ vọng tăng doanh thu từ thuế: Thực tế hay ảo tưởng?
Thế giới 24h

Mỹ kỳ vọng tăng doanh thu từ thuế: Thực tế hay ảo tưởng?

Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu, một động thái mà Nhà Trắng tuyên bố sẽ giúp thúc đẩy sản xuất trong nước và giúp Mỹ thu về 100 tỷ USD doanh thu từ thuế. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cảnh báo, điều này sẽ gây sức ép tài chính đối với các nhà sản xuất ô tô nội địa phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nhật Bản ban hành luật mới chuẩn hóa sử dụng áp phích tranh cử
Thế giới 24h

Nhật Bản ban hành luật mới chuẩn hóa sử dụng áp phích tranh cử

Quốc hội Nhật Bản vừa thông qua Luật Bầu cử các chức vụ công sửa đổi nhằm giải quyết tình trạng các ứng cử viên lạm dụng áp phích bầu cử ngày càng gia tăng để quảng bá cho bản thân. Các quy định mới trong luật cấm nội dung không phù hợp trong áp phích vận động tranh cử, đặc biệt là khai thác các hình ảnh khiêu khích hoặc phục vụ lợi ích thương mại.

Khi nước Mỹ không còn là miền đất hứa
Quốc tế

Khi nước Mỹ không còn là miền đất hứa

Một loạt quốc gia đồng minh của Mỹ đã phải ban hành khuyến cáo đối với công dân du lịch đến Mỹ sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump thực hiện chính sách nhập cư đặc biệt nghiêm ngặt và hà khắc. Giới quan sát lo ngại, động thái này sẽ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Mỹ, mà còn tạo ra làn sóng căng thẳng trong quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia.

Luật mới của Brazil giúp siêu thị trở nên dễ tiếp cận hơn
Thế giới 24h

Luật mới của Brazil giúp siêu thị trở nên dễ tiếp cận hơn

Một luật mới tại bang Paraíba, Brazil, sẽ thay đổi cách trưng bày sản phẩm trong các chuỗi siêu thị lớn như Assaí và Atacadão. Luật 13.403/2024, có hiệu lực từ năm 2025, nhằm cải thiện khả năng tiếp cận sản phẩm trên kệ hàng, giúp người khuyết tật, người cao tuổi và những ai gặp khó khăn trong di chuyển có thể mua sắm thuận tiện hơn.

Mỹ sẽ công bố thuế ô tô trong vài ngày tới
Thế giới 24h

Mỹ sẽ công bố thuế ô tô trong vài ngày tới

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết chính quyền của ông sẽ công bố mức thuế đối với ô tô "trong vài ngày tới", làm dấy lên suy đoán rằng mức thuế mới đối với ô tô có thể được áp dụng trước khi mức thuế "có đi có lại" có hiệu lực vào đầu tháng 4.

Sự trỗi dậy của fintech định hình tương lai tài chính ASEAN
Thế giới 24h

Sự trỗi dậy của fintech định hình tương lai tài chính ASEAN

Hệ thống tài chính của ASEAN đang trải qua một cuộc chuyển đổi sâu rộng nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ tài chính (fintech). Tại 6 nền kinh tế lớn nhất khu vực—Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam—tỷ lệ đầu tư fintech vào ASEAN đã tăng từ 2% năm 2018 lên 7% vào năm 2022, tương đương khoảng 4,3 tỷ USD.