Thỏa thuận tuần tra biên giới Trung Quốc - Ấn Độ

Cơ hội cải thiện quan hệ song phương

Trong một động thái mang tính bước ngoặt hứa hẹn sẽ định hình lại bối cảnh địa chính trị của châu Á, Ấn Độ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận nối lại tuần tra tại các khu vực biên giới tranh chấp dọc theo Đường kiểm soát thực tế (LAC) ở phía Đông Ladakh. Thỏa thuận này đánh dấu một bước đột phá về ngoại giao, khởi đầu cho tiến trình giảm leo thang căng thẳng và cơ hội cải thiện quan hệ giữa hai cường quốc đông dân nhất thế giới.

Khởi đầu tiến trình giảm căng thẳng

Mới đây, Ấn Độ tuyên bố nước này đã đạt được thỏa thuận với Trung Quốc về việc tuần tra dọc theo Đường kiểm soát Thực tế (LAC) trên dãy Himalaya, một bước đột phá quan trọng sau 4 năm hai nước đối đầu quân sự tại khu vực này.

"Trong những tuần qua, các nhà ngoại giao và đàm phán quân sự Ấn Độ - Trung Quốc đã liên lạc chặt chẽ với nhau. Kết quả của các cuộc đàm phán này là một thỏa thuận về việc nối lại các cuộc tuần tra dọc theo LAC ở biên giới Ấn Độ - Trung Quốc, dẫn đến việc rút quân và giải quyết các vấn đề phát sinh vào năm 2020", Phó Cố vấn An ninh quốc gia (NSA) của Ấn Độ Vikram Misrii cho biết; đồng thời nói thêm rằng hai bên hiện sẽ thực hiện "các bước tiếp theo về vấn đề này". Ông Vikram Misri đưa ra tuyên bố trên trong cuộc họp báo trước thềm chuyến công du của Thủ tướng Narendra Modi tới Nga tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bên lề Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 16 vào ngày 23.10.2024. Ảnh: China Daily
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bên lề Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 16 vào ngày 23.10.2024. Ảnh: China Daily

Theo thỏa thuận này, cả hai quốc gia đã nhất trí về hoạt động tuần tra có cấu trúc dọc theo LAC để ngăn chặn các cuộc đối đầu đã leo thang thành các cuộc đụng độ chết người trong quá khứ; cam kết giải quyết các vấn đề ở khu vực biên giới phát sinh vào năm 2020, điều này đánh dấu một bước tiến đáng kể hướng tới mục tiêu hạ nhiệt. Thỏa thuận bao gồm phục hồi cơ chế tuần tra của năm 2020, cho phép binh lính Ấn Độ và Trung Quốc tuần tra khu vực biên giới như họ đã làm trước cuộc đối đầu vào tháng 5.2020, giúp giảm khả năng xảy ra giao tranh hoặc leo thang. Việc nối lại hoạt động tuần tra theo các điều khoản trước đây là một biện pháp xây dựng lòng tin, cho thấy hai bên đều sẵn sàng trở lại hiện trạng biên giới mà họ thấy có thể chấp nhận được trước chuỗi sự cố năm 2020.

Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar mô tả việc đạt thỏa thuận là kết quả của hoạt động ngoại giao rất kiên nhẫn và bền bỉ, là một diễn tiến phát triển "tốt" và "tích cực", theo Hindustan Times. Ông S. Jaishankar nhấn mạnh rằng, hai nước đã "đưa tình hình trở lại trước năm 2020", và quá trình rút quân với Trung Quốc "có thể nói là đã hoàn tất". Ông Jaishankar cho biết chi tiết của thỏa thuận tuần tra biên giới sẽ được công bố trong thời gian tới.

Với thỏa thuận mới đạt được, các bên kỳ vọng quá trình ổn định tình hình dọc theo LAC sẽ thúc đẩy hai nước tính tới khả năng giảm đối đầu tại các điểm nóng khác như đồng bằng Depsang hay Demchok. Sự ổn định dọc theo LAC chắc chắn tạo ra môi trường thuận lợi cho các cuộc đàm phán cởi mở giữa hai nước về các vấn đề biên giới khác, thậm chí mở đường cho các tương tác ngoại giao cấp cao như cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo tại những diễn đàn quốc tế và tăng cường quan hệ song phương bên ngoài các cuộc đối đầu quân sự.

Diễn biến mới nhất cũng là thành tựu của nhiều vòng đàm phán quân sự, chứng kiến việc hai bên rút quân tại một số điểm nóng khác dọc theo LAC như khu vực Pangong Tso hay Gogra.

Mở ra chương hợp tác mới

Thỏa thuận mới được kỳ vọng sẽ là sự khởi đầu cho tiến trình giảm leo thang căng thẳng theo biên giới, cũng như mở đường cho các mối quan hệ kinh tế và sự tham gia chính trị mới, vốn đã bị ảnh hưởng sau những căng thẳng vừa qua.

Ông Vikram Misri cho biết: “Việc khôi phục hòa bình và yên tĩnh ở các khu vực biên giới sẽ tạo không gian để bình thường hóa quan hệ song phương. Các quan chức hiện sẽ thực hiện các bước tiếp theo để thảo luận về việc tăng cường giao tiếp chiến lược và ổn định quan hệ”.

Các chuyên gia kinh tế nhận định rằng, Ấn Độ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận về tuần tra biên giới với Trung Quốc là một diễn biến tích cực vì nó sẽ tạo ra môi trường thân thiện hơn nữa cho quan hệ thương mại giữa hai nước. Động thái này cũng sẽ mang lại sự thoải mái cho các doanh nhân Ấn Độ đang kinh doanh với Trung Quốc.

Hơn nữa, thỏa thuận có thể tạo điều kiện cho các tương tác ngoại giao cấp cao hơn và tăng cường quan hệ song phương bên ngoài các cuộc xung đột quân sự. Đối với Ấn Độ, điều này có nghĩa là quản lý tốt hơn việc phát triển cơ sở hạ tầng biên giới của mình mà không có mối đe dọa xung đột ngay lập tức. Còn về phía Trung Quốc, điều này có thể phản ánh sự lựa chọn chiến lược nhằm ổn định biên giới với Ấn Độ trong bối cảnh thế giới chứng kiến nhiều diễn biến căng thẳng khác.

Các chuyên gia đánh giá, thỏa thuận này không chỉ đóng vai trò là mô hình giải quyết các tranh chấp lãnh thổ thông qua các biện pháp hòa bình mà còn tăng cường triển vọng ổn định khu vực. Việc giải quyết vấn đề biên giới hứa hẹn một kỷ nguyên mới trong quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc, một kỷ nguyên dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, không xâm lược và quan hệ đối tác.

Cuộc gặp chính thức đầu tiên trong 5 năm

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào hôm 23.10 đã tiến hành cuộc gặp chính thức đầu tiên trong 5 năm, bên lề Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 16. Cuộc gặp diễn ra chỉ vài ngày sau khi hai nước đạt được thỏa thuận về hoạt động tuần tra tại các khu vực biên giới tranh chấp, hướng đến nỗ lực giải quyết thỏa đáng các vấn đề biên giới và cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực này.

Tại cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo hoan nghênh thỏa thuận đạt được giữa hai bên thông qua đối thoại liên tục trong nhiều tuần qua trên cả kênh ngoại giao và quân sự; đồng thời nhất trí rằng các Đại diện đặc biệt về vấn đề biên giới Ấn Độ - Trung Quốc sẽ họp sớm để giám sát việc quản lý hòa bình ở các khu vực biên giới, cũng như tìm kiếm một giải pháp công bằng, hợp lý và được cả hai bên chấp nhận cho vấn đề biên giới. Các cơ chế đối thoại có liên quan ở cấp Thứ trưởng Ngoại giao và các quan chức khác cũng sẽ được sử dụng để ổn định và xây dựng lại quan hệ song phương.

Chủ tịch Tập Cận Bình đã nêu bật tầm quan trọng của việc tăng cường liên lạc, đối thoại và hợp tác giữa hai nước, cũng như giải quyết những mâu thuẫn và khác biệt thông qua ngoại giao. Về phần mình, Thủ tướng Modi nhấn mạnh rằng, việc duy trì hòa bình và ổn định tại biên giới cần phải là ưu tiên hàng đầu; đồng thời khẳng định rằng mối quan hệ giữa hai nước nên dựa trên sự tin cậy và tôn trọng lẫn nhau.

Việc đưa mối quan hệ của hai nước trở lại đúng hướng phù hợp với lợi ích của cả hai bên và là kỳ vọng chung của các quốc gia ở Nam bán cầu. Trước một thế giới đầy biến động và hỗn loạn, Trung Quốc và Ấn Độ tích cực giữ vững độc lập và tự chủ, lựa chọn sự thống nhất và hợp tác. Cộng đồng quốc tế kỳ vọng rằng, việc đạt được các thỏa thuận có thể đóng vai trò là cơ hội quý giá để cả hai bên trân trọng giải quyết những khác biệt của mình và tìm ra những cách xây dựng để cùng tồn tại một cách đúng đắn, qua đó đưa quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ trở lại con đường phát triển lành mạnh, ổn định và bền vững.

Trung Quốc và Ấn Độ có đường biên giới chung dài hàng nghìn kilômét, dọc theo dãy Himalaya chưa được xác định. Đường kiểm soát thực tế (LAC) là đường phân tách lãnh thổ do Ấn Độ kiểm soát với lãnh thổ do Trung Quốc kiểm soát trên thực tế, phân chia các vùng lãnh thổ từ Ladakh ở phía Tây đến tiểu bang Arunachal Pradesh ở miền Đông Ấn Độ - mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền toàn bộ khi coi đây là một phần của khu vực Tây Tạng. Sau cuộc chiến tranh biên giới vào năm 1962, LAC đóng vai trò như một đường biên giới ngừng bắn lỏng lẻo.

Trong một cuộc leo thang lớn dọc theo LAC vào ngày 15.6.2020, quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đã đụng độ ở thung lũng Galwan khiến 20 binh sĩ Ấn Độ và 4 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng. Đây là vụ đối đầu gây thương vong nghiêm trọng đầu tiên giữa hai nước kể từ năm 1975.

Quốc tế

Tạo động lực cho nền kinh tế
Quốc tế

Tạo động lực cho nền kinh tế

Sau hơn một thập kỷ giữ lập trường thận trọng, mới đây Bộ Chính trị Trung Quốc tuyên bố sẽ áp dụng chính sách tiền tệ "nới lỏng phù hợp" nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế, cùng với đó là các biện pháp tài khóa tích cực hơn để mở rộng tiêu dùng và nhu cầu nội địa. Đây được đánh giá là một phần trong nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc để duy trì tốc độ tăng trưởng và đối phó với những thách thức ngày càng gia tăng trong nền kinh tế; động thái bất ngờ này sẽ không chỉ tác động đến nền kinh tế trong nước mà còn cả nền kinh tế toàn cầu.

Ông Trump mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự lễ nhậm chức
Thế giới 24h

Ông Trump mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự lễ nhậm chức

Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump đã mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự lễ nhậm chức của ông vào tháng tới, CBS News trích dẫn nhiều nguồn tin cho biết. Nếu ông Tập Cận Bình nhận lời, đây sẽ là một sự kiện chưa từng có trong lịch sử khi một nhà lãnh đạo Trung Quốc tham dự lễ nhậm chức của một Tổng thống Mỹ.

ITN
Quốc tế

EU quyết tâm xử lý tình trạng thuế kép bằng luật mới

Hội đồng châu Âu mới đây đã thông qua Chỉ thị FASTER, bộ quy tắc mới nhằm thiết lập các thủ tục khấu trừ thuế nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Quy định này không chỉ giúp giải quyết vấn đề thuế kép đang đè nặng các nhà đầu tư xuyên biên giới, mà còn góp phần phát hiện gian lận thuế hiệu quả hơn.

Sẽ có thay đổi ngay lập tức và triệt để
Quốc tế

Sẽ có thay đổi ngay lập tức và triệt để

Trong cuộc phỏng vấn với chương trình “Meet the Press” của đài NBC News, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ có những thay đổi ngay lập tức và triệt để về vấn đề nhập cư ngay sau khi nhậm chức vào tháng 1.2025, bao gồm trục xuất người di cư với quy mô lớn và bỏ quyền công dân theo nơi sinh. Các chuyên gia nhận định, kế hoạch này của ông Donald Trump làm nổi bật tầm nhìn chi tiết về các cải cách nhập cư, cũng như nỗ lực thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử của mình.

VNA
Thế giới 24h

Syria đứng trước thách thức lớn thời hậu Assad

Ngày 8.12 đánh dấu bước ngoặt lịch sử đối với Syria khi chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ sau gần 14 năm nội chiến, đồng thời chấm dứt nửa thế kỷ cầm quyền của dòng họ Assad. Sự kiện này không chỉ làm thay đổi cục diện chính trị trong nước, mà còn đặt ra nhiều câu hỏi lớn về tương lai của toàn khu vực Trung Đông.

Hàn Quốc: Tổng thống vượt qua Quốc hội nhưng khó vượt qua sức ép từ đường phố
Thế giới 24h

Hàn Quốc: Tổng thống vượt qua Quốc hội nhưng khó vượt qua sức ép từ đường phố

Quốc hội Hàn Quốc đã không đạt được 200 phiếu cần thiết để luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol sau khi đảng cầm quyền của ông tẩy chay cuộc bỏ phiếu. Nhưng cuộc khủng hoảng chính trị bất ngờ của Hàn Quốc vẫn chưa kết thúc khi người dân tràn ngập đường phố và các nhà lập pháp đối lập đã tuyên bố sẽ tiến hành một nỗ lực luận tội khác trong những ngày tới.

ITN
Nghị viện thế giới

Triết lý lấy con người làm trung tâm

Singapore, quốc gia nhỏ bé không chỉ được biết đến nhờ GDP bình quân đầu người cao mà còn nhờ vào nền công vụ minh bạch, hiệu quả và lấy con người làm trung tâm. Với khoảng 152.000 nhân sự tại 16 bộ và hơn 50 cục tác vụ (statutory board), đảo quốc sư tử đã xây dựng một mô hình công vụ dựa trên nguyên tắc sáng tạo, bền vững và hướng đến sự phát triển toàn diện.

todayonline.com
Nghị viện thế giới

Tinh giản biên chế để tối ưu hóa nguồn nhân lực

Nổi tiếng với bộ máy hành chính gọn nhẹ và hiệu quả, nền hành chính công vụ của Singapore đã trở thành hình mẫu tiêu biểu của quá trình tối ưu hóa nguồn nhân lực công. Với tầm nhìn chiến lược và tư duy đổi mới, đảo quốc sư tử đã triển khai một loạt chính sách cải cách nhằm tinh giản biên chế, nâng cao năng suất, đồng thời duy trì chất lượng dịch vụ công hiệu quả hàng đầu. Những bước đi này không chỉ thể hiện tư duy quản lý hiện đại, mà còn mang lại nhiều bài học quý giá cho các nhà hoạch định chính sách toàn cầu.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Lương công chức - chìa khóa cho mọi cải cách

Singapore từ lâu được nhìn nhận như hình mẫu toàn cầu về việc xây dựng một hệ thống công vụ minh bạch, hiệu quả và có sức hút mạnh mẽ đối với nhân tài. Thành công này không chỉ đến từ những biện pháp cải cách táo bạo, mà còn nằm ở chiến lược cốt lõi: chính sách lương thưởng công chức. Đây được xem là nền tảng vững chắc và "chìa khóa vàng" thúc đẩy mọi thay đổi, từ nâng cao hiệu suất làm việc đến củng cố lòng tin của xã hội vào bộ máy công quyền.

Bước leo thang mới trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung
Quốc tế

Bước leo thang mới trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung

Trung Quốc vừa công bố lệnh cấm xuất khẩu sang Mỹ một số khoáng sản quan trọng như gali, germani, antimon và các vật liệu siêu cứng có khả năng ứng dụng trong quân sự, với lý do bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia. Động thái này diễn ra sau khi Mỹ tung đòn trừng phạt thứ ba trong vòng 3 năm qua đối với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc. Các chuyên gia nhận định rằng, lệnh cấm mới khiến cho căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục gia tăng, đánh dấu một bước leo thang mới trong mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.