Thái Lan sẽ áp "thuế đi lại" với du lịch hàng không từ năm 2025

Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan vừa công bố đổi tên “Phí hạ cánh” gây nhiều tranh cãi của nước này thành “Thuế đi lại” được sử dụng để mua bảo hiểm cho người nước ngoài và cải thiện các tiện nghi cơ bản. Thuế mới dự kiến sẽ có hiệu lực vào khoảng giữa năm 2025, bắt đầu từ những người đến bằng đường hàng không.

“Phí hạ cánh”, đã được Nội các dưới thời cựu Thủ tướng Prayut Chan-o-cha phê duyệt về nguyên tắc vào tháng 2 năm ngoái, như một biện pháp giúp phục hồi kinh tế Thái Lan sau đại dịch Covid-19.

Dự luật đặt mục tiêu đánh thuế 300 baht (8,88 USD) đối với người nước ngoài đến bằng đường hàng không và 150 baht (4,44 USD) đối với người đến bằng đường bộ hoặc đường biển. Số tiền thu được sẽ dùng để giúp phát triển các điểm đến du lịch mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các dịch vụ công cộng. Tuy nhiên, đề xuất này đã gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ từ các bên liên quan trong ngành du lịch Thái Lan do tính mơ hồ và dễ gây nhầm lẫn, vì vậy dưới thời cựu Thủ tướng Srettha Thavisin hồi tháng 6 đã quyết định hủy bỏ.

2981604-3911-8204.jpg
Ảnh nguồn: Bangkok Post

Theo đó, với quyết tâm khôi phục đề xuất này, Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra đã đổi tên “Phí hạ cánh” thành “Thuế đi lại”. Cụ thể, Bộ trưởng Du lịch và Thể thao Thái Lan Sorawong Thienthong cho biết, loại thuế mới sẽ được đệ trình lên Nội các để phê duyệt trong quý đầu tiên của năm tới và dự kiến có hiệu lực sau 6 tháng, tức là vào khoảng giữa năm 2025.

Trong giai đoạn đầu, loại thuế này sẽ được đánh vào những người đến bằng đường hàng không. Số tiền thu được một phần sẽ được dùng để mua bảo hiểm cho người nước ngoài, số còn lại sẽ được bổ sung vào quỹ phát triển du lịch. Quỹ này sẽ hỗ trợ cải thiện các điểm tham quan du lịch, bao gồm xây dựng các cơ sở cho người khuyết tật và nhà vệ sinh cho khách du lịch.

Ông Sorawong cho biết, hiện Bộ đang xây dựng một ứng dụng để sử dụng cho việc thu thuế, ứng dụng này sẽ được liên kết với hệ thống của Ngân hàng Krungthai. Số tiền bảo hiểm hiện tại sẽ vẫn giữ nguyên, không quá 60 baht từ mức thuế du lịch 300 baht cho mỗi người. Khoản thanh toán bảo hiểm trong trường hợp tử vong được ấn định ở mức 1 triệu baht và tối đa là 500.000 baht đối với thương tích. Số tiền này nằm ngoài khoản bảo hiểm mà khách du lịch nước ngoài tự mua. Thêm nữa, bảo hiểm theo thuế du lịch mới sẽ chi trả cho thời gian lưu trú tại Thái Lan không quá 30 ngày, áp dụng cho khoảng 87% lượng khách nước ngoài đến.

Quốc tế

Gia tăng nguy cơ cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu
Quốc tế

Gia tăng nguy cơ cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu

Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế 100% đối với các quốc gia trong nhóm BRICS nếu họ lưu hành một loại tiền tệ mới để cạnh tranh với đồng USD. Cùng với việc đe dọa áp thuế 25% đối với tất cả các sản phẩm từ Canada và Mexico vào Hoa Kỳ và mức thuế bổ sung 10% đối với hàng hóa từ Trung Quốc ngay sau khi ông nhậm chức Tổng thống, tuyên bố này của ông dấy lên nguy cơ về cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu.

Chính phủ Pháp trước nguy cơ sụp đổ
Thế giới 24h

Chính phủ Pháp trước nguy cơ sụp đổ

Chính phủ Pháp đang phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ sau khi các đảng cánh hữu và cánh tả đệ trình kiến nghị bất tín nhiệm nhằm vào Thủ tướng Pháp Michel Barnier, đánh dấu tình trạng leo thang của cuộc khủng hoảng chính trị tại nền kinh tế lớn thứ hai châu Âu. Động thái này diễn ra sau khi ông Barnier viện dẫn một điều khoản trong Hiến pháp để thúc đẩy dự thảo ngân sách an sinh xã hội, mà không cần sự phê chuẩn của cơ quan lập pháp, hiện do phe đối lập kiểm soát.

Châu Âu đối mặt cuộc khủng hoảng năng lượng mới
Quốc tế

Châu Âu đối mặt cuộc khủng hoảng năng lượng mới

Châu Âu đang đối mặt với nhu cầu năng lượng tăng trước thời điểm mùa đông, khiến cho dự trữ khí đốt ở châu Âu đang cạn kiệt nhanh chóng. Cùng với đó là  nguồn cung sắp bị cắt giảm từ Nga do lệnh trừng phạt mới của Mỹ, điều này  nhen nhóm cuộc khủng hoảng năng lượng mới cho châu Âu, trong khi khu vực này vẫn đang phải vật lộn với cú sốc thiếu hụt khí đốt cách đây 2 năm.

EU tăng cường năng lực an ninh mạng trong khối
Quốc tế

EU tăng cường năng lực an ninh mạng trong khối

Hội đồng châu Âu (EC) mới đây đã thông qua 2 đạo luật mới nhằm tăng cường khả năng chống chịu của khối này trước các mối đe dọa an ninh mạng; đồng thời thúc đẩy sự đoàn kết mạnh mẽ hơn trong việc bảo vệ an ninh mạng giữa các nước thành viên.

Sự cô đơn thúc đẩy nền kinh tế đồng hành
Quốc tế

Sự cô đơn thúc đẩy nền kinh tế đồng hành

Một ngành kinh tế mới lạ bao gồm các dịch vụ cung cấp “bạn đồng hành” đã xuất hiện và đang trở nên phổ biến khi ngày càng nhiều người Trung Quốc lựa chọn cuộc sống độc thân cũng như hạn chế các giao tiếp xã hội.

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận
Nghị viện thế giới

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận

Trong phiên thảo luận tại Viện Đại biểu (Hạ viện), Chủ tịch Hạ viện là người chủ tọa phiên họp và không được phép tham gia phát biểu tranh luận. Thời gian phát biểu của từng nghị sĩ trong quá trình thảo luận không bị Hạ viện khống chế, mà tùy thuộc vào sự điều hành của Chủ tịch Hạ viện. Vì thế có thể nói, ở vị trí này, người chủ tọa đóng vai trò như một vị "nhạc trưởng" chỉ huy dàn nhạc, điều khiển tiết tấu của cuộc thảo luận.

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp
Nghị viện thế giới

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp

Quốc hội Nhật Bản kể từ thời Hiến pháp Minh Trị cho đến sau khi Hiến pháp năm 1947 được ban hành, đã trải qua quá trình thay đổi và phát triển, với cơ cấu và quyền lực không ngừng được đổi mới, củng cố, khẳng định vị thế của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Tinh gọn, linh hoạt và hiệu quả
Nghị viện thế giới

Tinh gọn, linh hoạt và hiệu quả

Nhật Bản, một quốc gia nổi tiếng với nền kinh tế phát triển và sự ổn định chính trị, sở hữu một hệ thống pháp luật được thiết kế chặt chẽ, gọn gàng và đặc biệt hiệu quả. Các chuyên gia pháp luật trên thế giới đánh giá, phong cách làm luật của Nhật Bản không chỉ phản ánh tư duy tổ chức khoa học mà còn thể hiện tính linh hoạt để thích nghi với thay đổi của thời đại.

Phải trải qua 4 công đoạn
Nghị viện thế giới

Phải trải qua 4 công đoạn

Các dự luật của Chính phủ sau khi được trình Quốc hội, dự luật sẽ phải trải qua 4 công đoạn trong đó có 3 lần trình ra phiên họp toàn thể và 1 lần thảo luận chi tiết tại ủy ban.