Quy định về bỏ phiếu bất tín nhiệm của các nước

Những điều chưa biết về bỏ phiếu bất tín nhiệm

Kể từ cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đầu tiên trên thế giới diễn ra cách đây gần 300 năm, đã có không biết bao nhiêu các động thái tương tự diễn ra ở khắp các nước trên thế giới, như một minh chứng cho quyền giám sát của cơ quan lập pháp. Có nhiều câu chuyện thú vị xung quanh thủ tục đặc biệt này.

Anh: cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đầu tiên trên thế giới

Cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đầu tiên trên thế giới diễn ra cách đây gần 300 năm tại Nghị viện Anh. Vào năm 1742, Nghị viện Anh tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm thành công đầu tiên trong lịch sử nước này, cũng là lịch sử thế giới nhằm vào Chính phủ đảng Whig của Robert Walpole, người thường được coi là Thủ tướng thực tế đầu tiên của Vương quốc Anh.

Trong 282 năm qua, Nghị viện Anh đã tiến hành thành công 24 cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm nhằm lật đổ các Chính phủ. Chính phủ gần nhất bị lật đổ do bỏ phiếu bất tín nhiệm là Chính phủ Công đảng của Thủ tướng James Callaghan vào năm 1979. Trước cuộc bỏ phiếu năm 1979, cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm thành công gần đây nhất diễn ra vào năm 1924, đánh dấu khoảng thời gian dài nhất giữa các lần bỏ phiếu bất tín nhiệm như vậy trong lịch sử Nghị viện Anh.

Nghị viện Anh là nơi diễn ra cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đầu tiên trên thế giới
Nghị viện Anh là nơi diễn ra cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đầu tiên trên thế giới

Lần gần đây nhất là vào năm 2019, phe đối lập Anh đưa ra kiến nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm chống lại Thủ tướng Theresa May, song kiến nghị bất tín nhiệm đã không thành công trong cuộc bỏ phiếu tại Nghị viện.

Italy: hàng chục Chính phủ sụp đổ vì bỏ phiếu bất tín nhiệm

Chính phủ có thể bị giải thể do bỏ phiếu bất tín nhiệm trong hệ thống nghị viện, nhưng tần suất này phụ thuộc vào quy định của từng quốc gia và mô hình chính thể. Chẳng hạn, Italy là một trong những quốc gia có tỷ lệ Chính phủ sụp đổ do bỏ phiếu bất tín nhiệm cao nhất. Kể từ Thế chiến II, nước này đã chứng kiến ​​hàng chục Chính phủ sụp đổ do tranh chấp nội bộ trong các Chính phủ liên minh.

Một ví dụ khác là Pháp trong thời kỳ Cộng hòa Đệ tứ (1946 - 1958). Giai đoạn này đã trải qua nhiều cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm dẫn đến nhiều sự sụp đổ của các Chính phủ. Theo thống kê trong giai đoạn này, ít nhất mỗi năm có một đến hai Chính phủ Pháp sụp đổ do bỏ phiếu bất tín nhiệm.

Số lượng các cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm bị ảnh hưởng bởi bản chất của hệ thống chính trị và mức độ xây dựng liên minh. Các quốc gia bầu cử theo hình thức đại diện tỷ lệ, nơi các Chính phủ liên minh phổ biến hơn, có xu hướng trải qua nhiều cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm hơn và nguy cơ Chính phủ sụp đổ cũng cao hơn.

Đức: bỏ phiếu tín nhiệm phải mang tính xây dựng

Thông thường, các cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm có thể dẫn đến hậu quả là một Thủ tướng phải từ chức, một Chính phủ bị sụp đổ và một cuộc bầu cử mới có thể được tiến hành sau đó.

Tuy nhiên, ở một số nước như Đức, Bỉ, Tây Ban Nha, Hungary, Slovenia và Lesotho (các nước theo hệ thống Weimar), các cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với người đứng đầu Chính phủ phải đồng thời đi kèm với việc bầu ra được một lãnh đạo mới (đồng nghĩa với việc thiết lập một Chính phủ mới). Ngày 1.10.1982, Thủ tướng Helmut Schmidt của đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) đã mất chức vào tay ông Helmut Kohl của đảng Dân chủ Thiên Chúa Giáo (CDU) theo cách như vậy. Trước đó 10 năm, ngày 27.4.1972, Thủ tướng Willy Brandt của đảng SPD lại thoát khỏi một cuộc bỏ phiếu tương tự nhờ nhỉnh hơn phe đối lập 2 phiếu.

Mỹ: luận tội thay vì bỏ phiếu bất tín nhiệm

Lưỡng viện Quốc hội Mỹ không có bất cứ thủ tục bỏ phiếu bất tín nhiệm nào. Thay vào đó, họ dùng “nghị quyết” (resolution) để bày tỏ sự bất tín nhiệm đối với lãnh đạo trong Chính phủ. Chẳng hạn, vào năm 1950, Ngoại trưởng Dean Acheson đã bị Quốc hội lên án bằng một nghị quyết nhưng nghị quyết này không mang lại một hậu quả pháp lý nào, vì Dean Acheson vẫn giữ ghế ngoại trưởng cho đến hết nhiệm kỳ Tổng thống Harry Truman vào năm 1953. Các nghị quyết này, do đó, chỉ mang tính biểu tượng, răn đe hoặc cảnh cáo.

Tuy nhiên, Hiến pháp Mỹ quy định về cơ chế luận tội. Đây được coi là một quyền lực của ngành lập pháp Mỹ, dùng để chính thức truy tố một công chức mà cao nhất là Tổng thống vì những hành vi phạm pháp trong khi đang tại chức. Khoản 2, Đoạn 4, Hiến pháp Hoa Kỳ quy định: "Tổng thống, Phó tổng thống, và các viên chức dân sự khác của Hoa Kỳ sẽ bị truất phế dựa trên sự luận tội vì bị kết án là phản quốc, hối lộ hay các tội nặng nhẹ khác”. Hạ viện là nơi có quyền duy nhất luận tội trong khi đó Thượng viện Hoa Kỳ là nơi duy nhất có quyền xét xử tất cả những vụ luận tội. Tuy nhiên, việc luận tội được xem như một quyền lực chỉ sử dụng cho các vụ việc nghiêm trọng. Cho tới nay, có 19 viên chức liên bang thực sự bị luận tội. Trong số đó, có 2 Tổng thống (Andrew Johnson năm 1868 và Bill Clinton năm 1999, nhưng không ai bị phế truất), 15 thẩm phán liên bang, một bộ trưởng và một thượng nghị sĩ.

Canada: đóng cửa Nghị viện để “né” bỏ phiếu bất tín nhiệm

Đó là chuyện đã xảy ra ở Canada vào cuối năm 2008. Vào thời điểm đó, trước sự chỉ trích của phe đối lập, Thủ tướng Stephen Harper phải đối mặt với hai rủi ro chính trị: một là từ chức, hai là đối mặt với cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm do phe đối lập khởi xướng. Tình thế lúc đó cho thấy ông Harper nắm chắc phần thua nếu cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm diễn ra.

Ông đã khôn ngoan lách qua tình thế hiểm nghèo này bằng cách đề nghị Toàn quyền Canada, người đại diện của Nữ hoàng Anh ở Canada, tạm dừng hoạt động của Nghị viện cho đến ngày 26.1.2009 và trở thành Thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Canada làm như vậy.

Đề nghị của ông Harper được chấp thuận 4 ngày trước khi cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm dự kiến diễn ra. Khoảng thời gian gần hai tháng Nghị viện ngừng hoạt động đó đủ để ông Harper cứu vãn tình hình và giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm được tổ chức vào ngày 29.1.2009 với 144 phiếu ủng hộ Chính phủ và 117 phiếu chống.

Quốc tế

Ông Trump mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự lễ nhậm chức
Thế giới 24h

Ông Trump mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự lễ nhậm chức

Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump đã mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự lễ nhậm chức của ông vào tháng tới, CBS News trích dẫn nhiều nguồn tin cho biết. Nếu ông Tập Cận Bình nhận lời, đây sẽ là một sự kiện chưa từng có trong lịch sử khi một nhà lãnh đạo Trung Quốc tham dự lễ nhậm chức của một Tổng thống Mỹ.

ITN
Quốc tế

EU quyết tâm xử lý tình trạng thuế kép bằng luật mới

Hội đồng châu Âu mới đây đã thông qua Chỉ thị FASTER, bộ quy tắc mới nhằm thiết lập các thủ tục khấu trừ thuế nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Quy định này không chỉ giúp giải quyết vấn đề thuế kép đang đè nặng các nhà đầu tư xuyên biên giới, mà còn góp phần phát hiện gian lận thuế hiệu quả hơn.

Sẽ có thay đổi ngay lập tức và triệt để
Quốc tế

Sẽ có thay đổi ngay lập tức và triệt để

Trong cuộc phỏng vấn với chương trình “Meet the Press” của đài NBC News, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ có những thay đổi ngay lập tức và triệt để về vấn đề nhập cư ngay sau khi nhậm chức vào tháng 1.2025, bao gồm trục xuất người di cư với quy mô lớn và bỏ quyền công dân theo nơi sinh. Các chuyên gia nhận định, kế hoạch này của ông Donald Trump làm nổi bật tầm nhìn chi tiết về các cải cách nhập cư, cũng như nỗ lực thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử của mình.

VNA
Thế giới 24h

Syria đứng trước thách thức lớn thời hậu Assad

Ngày 8.12 đánh dấu bước ngoặt lịch sử đối với Syria khi chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ sau gần 14 năm nội chiến, đồng thời chấm dứt nửa thế kỷ cầm quyền của dòng họ Assad. Sự kiện này không chỉ làm thay đổi cục diện chính trị trong nước, mà còn đặt ra nhiều câu hỏi lớn về tương lai của toàn khu vực Trung Đông.

Hàn Quốc: Tổng thống vượt qua Quốc hội nhưng khó vượt qua sức ép từ đường phố
Thế giới 24h

Hàn Quốc: Tổng thống vượt qua Quốc hội nhưng khó vượt qua sức ép từ đường phố

Quốc hội Hàn Quốc đã không đạt được 200 phiếu cần thiết để luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol sau khi đảng cầm quyền của ông tẩy chay cuộc bỏ phiếu. Nhưng cuộc khủng hoảng chính trị bất ngờ của Hàn Quốc vẫn chưa kết thúc khi người dân tràn ngập đường phố và các nhà lập pháp đối lập đã tuyên bố sẽ tiến hành một nỗ lực luận tội khác trong những ngày tới.

ITN
Nghị viện thế giới

Triết lý lấy con người làm trung tâm

Singapore, quốc gia nhỏ bé không chỉ được biết đến nhờ GDP bình quân đầu người cao mà còn nhờ vào nền công vụ minh bạch, hiệu quả và lấy con người làm trung tâm. Với khoảng 152.000 nhân sự tại 16 bộ và hơn 50 cục tác vụ (statutory board), đảo quốc sư tử đã xây dựng một mô hình công vụ dựa trên nguyên tắc sáng tạo, bền vững và hướng đến sự phát triển toàn diện.

todayonline.com
Nghị viện thế giới

Tinh giản biên chế để tối ưu hóa nguồn nhân lực

Nổi tiếng với bộ máy hành chính gọn nhẹ và hiệu quả, nền hành chính công vụ của Singapore đã trở thành hình mẫu tiêu biểu của quá trình tối ưu hóa nguồn nhân lực công. Với tầm nhìn chiến lược và tư duy đổi mới, đảo quốc sư tử đã triển khai một loạt chính sách cải cách nhằm tinh giản biên chế, nâng cao năng suất, đồng thời duy trì chất lượng dịch vụ công hiệu quả hàng đầu. Những bước đi này không chỉ thể hiện tư duy quản lý hiện đại, mà còn mang lại nhiều bài học quý giá cho các nhà hoạch định chính sách toàn cầu.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Lương công chức - chìa khóa cho mọi cải cách

Singapore từ lâu được nhìn nhận như hình mẫu toàn cầu về việc xây dựng một hệ thống công vụ minh bạch, hiệu quả và có sức hút mạnh mẽ đối với nhân tài. Thành công này không chỉ đến từ những biện pháp cải cách táo bạo, mà còn nằm ở chiến lược cốt lõi: chính sách lương thưởng công chức. Đây được xem là nền tảng vững chắc và "chìa khóa vàng" thúc đẩy mọi thay đổi, từ nâng cao hiệu suất làm việc đến củng cố lòng tin của xã hội vào bộ máy công quyền.

Bước leo thang mới trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung
Quốc tế

Bước leo thang mới trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung

Trung Quốc vừa công bố lệnh cấm xuất khẩu sang Mỹ một số khoáng sản quan trọng như gali, germani, antimon và các vật liệu siêu cứng có khả năng ứng dụng trong quân sự, với lý do bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia. Động thái này diễn ra sau khi Mỹ tung đòn trừng phạt thứ ba trong vòng 3 năm qua đối với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc. Các chuyên gia nhận định rằng, lệnh cấm mới khiến cho căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục gia tăng, đánh dấu một bước leo thang mới trong mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.