Kỳ vọng gì từ Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2024?

Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS diễn ra tại thành phố Kazan, Liên bang Nga từ ngày 22 - 24.10, với chủ đề “Tăng cường chủ nghĩa đa phương vì sự phát triển và an ninh toàn cầu một cách công bằng”. Đây là dịp để các thành viên của khối có cơ hội thảo luận về các vấn đề quan trọng của khu vực và thế giới, cũng như đánh dấu một giai đoạn mới trong quá trình mở rộng và củng cố tầm ảnh hưởng của tổ chức này.

Hội nghị Thượng đỉnh BRICS lần thứ 16 sẽ có sự tham gia của các phái đoàn từ 32 quốc gia, trong đó 24 phái đoàn sẽ có đại diện của các nguyên thủ quốc gia, đến từ hầu hết các châu lục và khu vực trên thế giới. Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva tuy không thể tham dự trực tiếp do lý do sức khỏe, nhưng ông sẽ tham gia hội nghị dưới hình thức trực tuyến.

brics-russia-2024-2793-8775.jpg
Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS 2024. Nguồn: Getty Images

Theo cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Ordzhonikidze, với sự tham gia của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế, BRICS đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc định hình tương lai toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những biến động và thách thức lớn.

Nhiều vấn đề “nóng”

Hội nghị Thượng đỉnh BRICS sẽ tập trung thảo luận các vấn đề hiện tại trong chương trình nghị sự toàn cầu và khu vực, thực trạng hợp tác chung trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược BRICS trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và nhân đạo.

Hợp tác kinh tế, các hiệp định thương mại và những thách thức mà các thành viên BRICS phải đối mặt sẽ là trọng tâm của chương trình nghị sự. Theo đó, các nhà lãnh đạo BRICS và đối tác sẽ thảo luận về các giải pháp tăng cường hợp tác, để đối phó với căng thẳng địa chính trị và thách thức kinh tế toàn cầu, biến đổi khí hậu cũng là một mối quan tâm không thể bỏ qua. Với vai trò là nước chủ nhà, Nga có thể sẽ tập trung vào việc thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, nhằm xây dựng một hệ thống quản trị toàn cầu không phụ thuộc vào phương Tây.

Theo The Economist, tại hội nghị lần này, các thành viên BRICS dự kiến sẽ thảo luận về sự chuyển đổi của hệ thống tài chính quốc tế, phát triển hợp tác liên ngân hàng và mở rộng thanh toán lẫn nhau bằng đồng nội tệ. Theo đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin có kế hoạch đề xuất thành lập một hệ thống thanh toán và tài chính toàn cầu thay thế mới, nhằm củng cố vị thế của khối và bảo vệ các quốc gia trước các lệnh trừng phạt.

Ông cũng bày tỏ mong muốn thúc đẩy việc sử dụng đồng tiền chung BRICS để định giá các giao dịch, dựa trên kim loại vàng và các loại tiền tệ phi USD khác. Một hệ thống thanh toán như vậy, khi hình thành sẽ cho phép giao dịch rẻ hơn và nhanh hơn, thu hút các nền kinh tế đang phát triển cũng như thúc đẩy dòng thương mại và đầu tư. Mặc dù vấn đề thống nhất một loại tiền tệ duy nhất cho BRICS vẫn chưa nằm trong chương trình nghị sự nhưng các thành viên trong khối đang nỗ lực tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính của mình. Hơn nữa, nhóm cũng đang phát triển các cơ chế thanh toán có khả năng chống lại rủi ro bên ngoài, bảo đảm hoạt động bình thường và phát triển thương mại giữa các nước BRICS.

Thêm vào đó, các cuộc xung đột ở Trung Đông nhiều khả năng sẽ nằm trong chương trình nghị sự, nhất là sau khi Iran thực hiện cuộc tấn công bằng tên lửa vào Israel nhằm đáp trả vụ sát hại ông Hassan Nasrallah - thủ lĩnh của lực lượng Hezbollah và các chỉ huy khác, bao gồm nhà lãnh đạo chính trị của lực lượng Hamas là Ismail Haniyeh. Hiện nay, các hoạt động quân sự mở rộng của Israel ở Lebanon và Dải Gaza vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường.

Tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Kazan, Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian dự kiến có các cuộc gặp với người đồng cấp Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Các chuyên gia nhận định rằng, có nhiều khả năng chủ đề của các cuộc gặp là nhằm ngăn chặn sự leo thang xung đột với Israel, mở ra cánh cửa đàm phán với phương Tây. Bên cạnh đó, giải pháp cho vấn đề Palestine cũng sẽ được thảo luận tại Kazan vì Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cũng sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh.

Trước thềm hội nghị, nước chủ nhà Nga thông báo vấn đề Ukraine sẽ không nằm trong chương trình nghị sự, thay vào đó, các nước tham gia có thể tự quyết định đưa vấn đề này ra thảo luận song phương hoặc đa phương bên lề hội nghị. Đây là chi tiết được dư luận quan tâm, bởi cách tiếp cận của Nga rất khác so với cách tiếp cận của châu Âu và phương Tây thời gian gần đây.

Động lực mới cho hợp tác đa phương

Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2024 có sự tham dự của các thành viên mới là Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất, Ảrập Xêút và Etiopia. Sự tham gia của các quốc gia này đánh dấu một bước chuyển mình của BRICS và mang ý nghĩa đặc biệt. Bởi cơ chế BRICS đã và đang mở ra một kỷ nguyên mới về hợp tác quy mô lớn hơn; đồng thời nâng tầm ảnh hưởng sang các khu vực mới như Trung Đông và Bắc Phi.

Hiện có đến hơn 30 quốc gia đang mong muốn tham gia hoặc hợp tác với BRICS dưới các hình thức khác nhau, gồm có các quốc gia từ châu Phi, châu Á và cả Mỹ Latin. Điều này thể hiện sự hấp dẫn của BRICS đối với các quốc gia đang phát triển, khi khối này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình hệ thống kinh tế toàn cầu.

Các chuyên gia nhận định, BRICS đang dần trở thành tập hợp các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển quy mô lớn nhất thế giới. Khi quản trị kinh tế toàn cầu trở nên phức tạp hơn, nhu cầu phối hợp chặt chẽ hơn giữa BRICS, G20 và G7 ngày càng trở nên rõ ràng. Với sự mở rộng của khối, gần một phần ba Nhóm G20sẽ bao gồm các thành viên BRICS. Mỗi nhóm đóng vai trò quan trọng trong quản trị kinh tế toàn cầu. G20 tập hợp các nền kinh tế tiên tiến và mới nổi để giải quyết những thách thức toàn cầu quan trọng; trong khi đó, G7 đặt ra chương trình nghị sự cho các chính sách kinh tế quan trọng giữa các quốc gia giàu có nhất thế giới. Bằng cách đại diện cho các nền kinh tế mới nổi có ảnh hưởng, BRICS sẽ cung cấp một nền tảng cho các quốc gia thường không được đại diện đầy đủ trong các diễn đàn toàn cầu. Việc phối hợp ba nhóm này là điều cần thiết để giải quyết các vấn đề chung như ổn định tài chính, hành động vì khí hậu và công bằng kỹ thuật số.

Với việc Brazil sẽ chủ trì BRICS và Nam Phi sẽ chủ trì G20 vào năm 2025, đây là cơ hội để thống nhất về các vấn đề toàn cầu quan trọng. Với trọng tâm là phát triển bền vững và thương mại, Brazil có thể thúc đẩy hợp tác lớn hơn về tài chính khí hậu và cải cách thương mại; trong khi Nam Phi có thể thúc đẩy chương trình nghị sự về hòa nhập tài chính và chuyển đổi số. Cùng nhau, họ có thể thúc đẩy sự hợp tác giữa BRICS, G20 và G7, mở đường cho một khuôn khổ quản trị toàn cầu cân bằng hơn.

Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần này không chỉ tập trung vào hợp tác kinh tế mà còn thảo luận về các vấn đề toàn cầu quan trọng. Sự kiện này có thể đánh dấu một bước ngoặt mới cho BRICS trong việc khẳng định vị thế của mình trên bản đồ quốc tế.

Quốc tế

EU tăng cường năng lực an ninh mạng trong khối
Quốc tế

EU tăng cường năng lực an ninh mạng trong khối

Hội đồng châu Âu (EC) mới đây đã thông qua 2 đạo luật mới nhằm tăng cường khả năng chống chịu của khối này trước các mối đe dọa an ninh mạng; đồng thời thúc đẩy sự đoàn kết mạnh mẽ hơn trong việc bảo vệ an ninh mạng giữa các nước thành viên.

Sự cô đơn thúc đẩy nền kinh tế đồng hành
Quốc tế

Sự cô đơn thúc đẩy nền kinh tế đồng hành

Một ngành kinh tế mới lạ bao gồm các dịch vụ cung cấp “bạn đồng hành” đã xuất hiện và đang trở nên phổ biến khi ngày càng nhiều người Trung Quốc lựa chọn cuộc sống độc thân cũng như hạn chế các giao tiếp xã hội.

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận
Nghị viện thế giới

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận

Trong phiên thảo luận tại Viện Đại biểu (Hạ viện), Chủ tịch Hạ viện là người chủ tọa phiên họp và không được phép tham gia phát biểu tranh luận. Thời gian phát biểu của từng nghị sĩ trong quá trình thảo luận không bị Hạ viện khống chế, mà tùy thuộc vào sự điều hành của Chủ tịch Hạ viện. Vì thế có thể nói, ở vị trí này, người chủ tọa đóng vai trò như một vị "nhạc trưởng" chỉ huy dàn nhạc, điều khiển tiết tấu của cuộc thảo luận.

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp
Nghị viện thế giới

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp

Quốc hội Nhật Bản kể từ thời Hiến pháp Minh Trị cho đến sau khi Hiến pháp năm 1947 được ban hành, đã trải qua quá trình thay đổi và phát triển, với cơ cấu và quyền lực không ngừng được đổi mới, củng cố, khẳng định vị thế của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Tinh gọn, linh hoạt và hiệu quả
Nghị viện thế giới

Tinh gọn, linh hoạt và hiệu quả

Nhật Bản, một quốc gia nổi tiếng với nền kinh tế phát triển và sự ổn định chính trị, sở hữu một hệ thống pháp luật được thiết kế chặt chẽ, gọn gàng và đặc biệt hiệu quả. Các chuyên gia pháp luật trên thế giới đánh giá, phong cách làm luật của Nhật Bản không chỉ phản ánh tư duy tổ chức khoa học mà còn thể hiện tính linh hoạt để thích nghi với thay đổi của thời đại.

Phải trải qua 4 công đoạn
Nghị viện thế giới

Phải trải qua 4 công đoạn

Các dự luật của Chính phủ sau khi được trình Quốc hội, dự luật sẽ phải trải qua 4 công đoạn trong đó có 3 lần trình ra phiên họp toàn thể và 1 lần thảo luận chi tiết tại ủy ban.

Nét chung và riêng từ mô hình Westminster
Nghị viện thế giới

Nét chung và riêng từ mô hình Westminster

Cơ quan lập pháp Singapore là một nét biến thể độc đáo của mô hình Nghị viện Westminster của Anh quốc khi vẫn giữ phần lớn những đặc trưng của mô hình này song lại là cơ quan lập pháp đơn viện với các nghị sĩ không chỉ là do dân bầu mà còn có nghị sĩ được chỉ định.

Kinh tế toàn cầu đứng trước nhiều nguy cơ
Thế giới 24h

Kinh tế toàn cầu đứng trước nhiều nguy cơ

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump mới đây tuyên bố, ngay trong ngày đầu tiên sau khi nhậm chức vào tháng 1 tới, ông sẽ áp thuế 25% đối với tất cả các sản phẩm từ Mexico và Canada, thêm 10% thuế đối với hàng hóa từ Trung Quốc. Các chuyên gia nhận định rằng, kế hoạch áp thuế này không chỉ làm dấy lên lo ngại về tác động tiêu cực đối với ngành công nghiệp Mỹ, mà còn nguy cơ bùng phát cuộc chiến thương mại toàn cầu.

Australia thông qua luật công khai thuế và cải cách Ngân hàng Trung ương mang tính đột phá
Thế giới 24h

Australia thông qua luật công khai thuế và cải cách Ngân hàng Trung ương mang tính đột phá

Thượng viện Australia vừa thông qua một trong những luật minh bạch thuế nghiêm ngặt nhất thế giới đối với các tập đoàn đa quốc gia, đánh dấu bước tiến quan trọng hướng tới việc hạn chế các hoạt động chuyển lợi nhuận. Trong một động thái song song, cơ quan lập pháp cũng đã phê duyệt cuộc cải cách lịch sử đối với Ngân hàng Trung ương, thành lập ban chính sách tiền tệ mới.

Bước ngoặt cho phát triển bền vững toàn cầu và cơ hội kinh doanh
Thế giới 24h

Bước ngoặt cho phát triển bền vững toàn cầu và cơ hội kinh doanh

Ngày 30.10.2024, Trung Quốc công bố kế hoạch năng lượng tái tạo đầy tham vọng, đánh dấu sự chuyển đổi mạnh mẽ trong chiến lược phát triển năng lượng sạch. Kế hoạch do Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia (NDRC) phối hợp với 5 cơ quan khác ban hành, đặt ra các mục tiêu tiêu thụ táo bạo: 1 tỷ tấn than tiêu chuẩn (SCE) vào năm 2025 và 5 tỷ tấn SCE vào năm 2030. Đây là bước nhảy vọt đáng kể trong việc thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo.

Ngưỡng cửa hướng tới hòa bình
Quốc tế

Ngưỡng cửa hướng tới hòa bình

Lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah ở Lebanon đã chính thức có hiệu lực từ 4 giờ sáng ngày 27.11 (theo giờ địa phương) sau khi cả hai bên chấp nhận một thỏa thuận do Mỹ và Pháp làm trung gian. Thỏa thuận mở đường cho việc chấm dứt cuộc xung đột kéo dài gần 14 tháng khiến hàng nghìn người thiệt mạng; đồng thời hướng tới việc chấm dứt vĩnh viễn các hành động thù địch giữa Israel và Hezbollah.

ITN
Quốc tế

Giữa kỳ vọng và quan ngại

Ngày 29.11, Iran và nhóm E3 (Anh, Pháp, Đức) cùng Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiến hành vòng đàm phán hạt nhân mới tại Geneva, Thụy Sĩ với mục tiêu hồi sinh Kế hoạch Hành động toàn diện chung (JCPOA) - thỏa thuận lịch sử năm 2015 nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân của Iran và giảm căng thẳng khu vực. T rong thời điểm thế giới còn đầy rẫy những xung đột và còn nhiều rào cản, tái khởi động đàm phán tại Geneva kỳ vọng, ngoại giao vẫn là con đường khả thi nhất để giải quyết các vấn đề phức tạp.

Tầm nhìn mới cho tương lai
Quốc tế

Tầm nhìn mới cho tương lai

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa kết thúc chuyến thăm cấp nhà nước tới Brazil, với kết quả quan trọng là nâng cấp quan hệ song phương lên một tầm cao mới; đồng thời ký kết 37 thỏa thuận về công nghệ, năng lượng, nông nghiệp và công nghiệp... Chuyến thăm được đánh giá sẽ giúp tăng cường sự tin cậy chiến lược giữa hai nước và đưa quan hệ Trung Quốc - Brazil bước vào “50 năm vàng son” tiếp theo.