“Bất ngờ tháng 10” có làm xoay chuyển cục diện bầu cử Mỹ?

Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ diễn ra, do đó thuật ngữ “bất ngờ tháng 10” một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý, bởi tất cả những sự kiện diễn ra trong tháng này có thể thay đổi cục diện cuộc bầu cử.

trump-1723649163512jpg-3954.jpg
Ứng cử viên của đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump. Ảnh: Gettty Images

“Bất ngờ tháng 10” là gì?

“Bất ngờ tháng 10” (October surprise) là một thuật ngữ chính trị phổ biến trong các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ kể từ năm 1980. Đó là một sự kiện xảy một cách cố ý hoặc ngẫu nhiên vào tháng trước cuộc bầu cử, có thể làm thay đổi lộ trình và kết quả cuộc đua.

Theo tờ France24, ông Oscar Winberg - chuyên gia về chính trị Mỹ tại Viện Nghiên cứu cao cấp Turku cho biết, có ba dạng sự kiện “bất ngờ tháng 10”, gồm một diễn biến ngoại giao chấn động của Mỹ trên trường quốc tế; một vụ bê bối chính trị trong quá khứ bị khui ra; một sự kiện trong nước gây ảnh hưởng to lớn như một thảm họa thiên nhiên, một đại dịch hoặc việc mở một cuộc điều tra hình sự.

Những sự kiện nào có thể xảy ra?

Tờ The Hill đã đưa ra 5 bất ngờ có thể xảy ra trong tháng 10 của cuộc bầu cử năm nay.

Thứ nhất là sự rò rỉ của những video hoặc bản ghi âm, khi hai cuộc bầu cử tổng thống Mỹ gần đây nhất đều được đánh dấu bằng sự xuất hiện của các đoạn video hoặc bản ghi âm trên các bản tin. Theo đó, vào năm 2016, đoạn video có những hành động khiếm nhã đối với phụ nữ của ông Donald Trump (ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa khi đó) bị rò rỉ, đã gây chấn động chính trường Mỹ lúc bấy giờ. Và vào năm 2020, chiếc laptop của ông Hunter Biden - con trai ông Joe Biden (ứng viên tổng thống đảng Dân chủ khi đó) bị khui ra đã trở thành nội dung công kích của đảng Cộng hòa.

Đối với Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, rủi ro về bản ghi âm hoặc video bị rò rỉ có thể sẽ xoay quanh các lập trường chính sách trước đây của bà. Trong khi đó, ông Donald Trump có nguy cơ cao bị tung ra các video hoặc bản ghi âm về những phát biểu kín với các nhà tài trợ như cắt giảm thuế cho người giàu, có thể gây ra làn sóng phản đối hoặc cung cấp thông tin cho chiến dịch tranh cử của bà Kamala Harris.

Thứ hai là xảy ra một trận thiên tai có ảnh hưởng lớn tới người dân Mỹ; nước Mỹ đã chứng kiến sự tàn phá của hai siêu bão Helene và Milton trong những ngày qua. Đây là một ví dụ điển hình về cách một sự kiện thời tiết quan trọng có thể đảo lộn chiến dịch tranh cử và tác động đáng kể đến cán cân quyền lực trước cuộc bầu cử. Cơn bão không chỉ gây ra thiệt hại to lớn về người và của, mà còn thay đổi lịch trình vận động tranh cử của các ứng viên tổng thống cũng như cản trở việc bỏ phiếu sớm.

Cơn bão đã khiến cả bà Kamala Harris và ông Donald Trump phải điều chỉnh rất nhiều chiến thuật vận động để tận dụng và thích nghi một cách hiệu quả nhất có thể. Theo đó, ông Donald Trump đã tận dụng các thảm họa thiên nhiên để chỉ trích chính quyền đương nhiệm, cáo buộc bà Kamala Harris và chính quyền Mỹ không thể đối phó hiệu quả với các tình huống khẩn cấp. Về phía bà Kamala Harris, bão Milton là một phép thử lớn về khả năng lãnh đạo và đối mặt với khủng hoảng; đồng thời cũng chính là cơ hội để bà chứng minh khả năng kiểm soát tình hình và thể hiện sự đồng cảm đối với các nạn nhân. Tuy nhiên, bất kỳ sự chậm trễ hoặc thất bại nào trong công tác cứu trợ liên bang đều có thể ảnh hưởng đến Phó Tổng thống Mỹ trước thềm bầu cử.

Thứ ba là bạo lực chính trị gia tăng; một trong những bất ngờ nghiêm trọng nhất có thể xảy ra vào tháng 10 sẽ là bạo lực nhắm vào các ứng cử viên, nhân viên bầu cử hoặc các quan chức khác. Thứ tư là một cuộc tranh luận có thể xảy ra giữa bà Kamala Harris và ông Donald Trump. Nếu cuộc tranh luận thứ hai giữa hai ứng cử viên xảy ra, có lẽ sẽ trở thành một trong những sự kiện làm thay đổi cuộc đua vào Nhà Trắng. Các nguồn tin cho biết, bà Kamala Harris đã nhiều lần thúc đẩy một cuộc tranh luận khác với ông Donald Trump vào tháng 10, cũng như đã chấp nhận lời mời tham dự cuộc tranh luận do đài CNN tổ chức vào ngày 23.10. Tuy nhiên, cho đến nay ông Donald Trump vẫn từ chối tham gia tranh luận lần thứ hai và cho rằng, giờ đã quá muộn cho một cuộc tranh luận vì cuộc bỏ phiếu sớm đã bắt đầu. Tuy nhiên, một số cố vấn của ông Donald Trump đã khuyên ông nên cân nhắc đề xuất của bà Kamala Harris để thúc đẩy sự ủng hộ của cử tri.

Bất ngờ cuối cùng có thể sẽ là nguy cơ chiến tranh bùng nổ ở nước ngoài. Có những lo ngại đáng kể về căng thẳng ở Trung Đông, nơi Israel đang đối đầu với các lực lượng ủy nhiệm của Iran, gồm Hamas ở Dải Gaza, Hezbollah ở Lebanon và Houthi ở Yemen, và nguy cơ chiến tranh toàn diện giữa Iran và Israel. Hiện chưa thể khẳng định được cuộc chiến đang lan rộng ở Trung Đông sẽ ảnh hưởng như thế nào tới cuộc bầu cử ở Mỹ, nhưng một sự chia rẽ âm ỉ trong đảng Dân chủ có thể sẽ trở thành vấn đề đối với đảng này, đặc biệt là ở tiểu bang chiến trường quan trọng Michigan.

Còn đủ sức mạnh để thay đổi cục diện?

Chuyên gia Winberg cho biết, mặc dù sự kiện “bất ngờ tháng 10” có thể đã trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây, đặc biệt do sự can thiệp bầu cử của nước ngoài và nhiều chiến dịch thông tin sai lệch khác nhau, song những bất ngờ này dường như không còn đủ sức mạnh để thay đổi hoàn toàn cục diện bầu cử Mỹ. Trên thực tế, tác động thực sự của “bất ngờ tháng 10” trong lịch sử bầu cử Mỹ là không đồng nhất. Chẳng hạn như vụ lùm xùm email của bà Hillary Clinton vào năm 2016 được coi là có ảnh hưởng đáng kể, thì việc tiết lộ về vụ bắt giữ George W. Bush vì lái xe trong tình trạng say rượu năm 2000 lại tạo ra ít tác động hơn.

Thêm vào đó, hiện nay còn nhiều cử tri vẫn còn lung lay chưa quyết định sẽ bỏ phiếu cho bên nào ít hơn, để các ứng viên tranh thủ tác động, vì hầu hết cử tri hiện vẫn trung thành với đảng mà họ luôn bỏ phiếu. Chuyên gia Winberg nhận định rằng: “Trong hệ thống hai đảng phân cực hiện đang tồn tại ở Mỹ ngày nay, mỗi bên đều có sự ủng hộ từ 45 - 47%, vì vậy các ứng viên không có nhiều cử tri chưa quyết định để thuyết phục sự ủng hộ của họ, nhưng điều đó cũng có nghĩa là những thay đổi nhỏ có thể tạo nên sự khác biệt lớn”.

Một nguyên nhân nữa được chuyên gia đưa ra, là ngày càng có nhiều người Mỹ có xu hướng bỏ phiếu sớm qua đường bưu điện, đặc biệt sau đại dịch Covid-19, do đó những diễn biến tin tức vào phút chót vốn có thể được coi là những yếu tố thay đổi cuộc chơi trước đây không còn quan trọng như trước nữa.

Giai đoạn nước rút

Hiện cả hai ứng cử viên đều đang cạnh tranh quyết liệt, đặc biệt tại 7 bang "giao động" có khả năng quyết định kết quả của cuộc bầu cử.

Theo đó, bà Kamala Harris đã có mặt tại bang North Carolina - nơi chịu thiệt hại nặng nề do siêu bão Helene càn quét cách đây hai tuần, nhằm tìm cách phản bác lại các chỉ trích của ông Donald Trump về cách thức hỗ trợ các nạn nhân của bão mà chính phủ liên bang đang triển khai; bà Kamala Harris cũng chỉ trích hành vi phát tán thông tin sai lệch về nỗ lực của chính phủ liên bang trong việc giúp đỡ người dân bị ảnh hưởng do bão. Trong khi đó, ông Donald Trump tổ chức buổi vận động ở bang Arizona vào hôm 13.10. Hãng Fox News cho biết, ông Donald Trump đã đưa ra ý tưởng điều động quân đội để ngăn những kẻ cực đoan gây rối trong dịp bầu cử; đồng thời đề xuất huy động lực lượng Vệ binh quốc gia trong trường hợp thực sự cần thiết. Trước đó trong ngày 14.10, hai ứng cử viên cũng đã tổ chức các sự kiện vận động tranh cử tại bang có ý nghĩa rất quan trọng là Pennsylvania.

Các chuyên gia nhận định, ba tuần sắp tới sẽ là khoảng thời gian đáng chú ý để theo dõi cuộc đua đầy kịch tính và rất khó dự đoán. Khả năng ứng phó với các vấn đề nội địa cấp bách và các thách thức quốc tế mới nổi lên sẽ là yếu tố quyết định trong việc thu hút sự ủng hộ của cử tri trong những tuần cuối cùng của chiến dịch. Cả bà Kamala Harris và ông Donald Trump đều cần phải thể hiện rõ ràng tầm nhìn và kế hoạch cụ thể của mình để giải quyết những vấn đề mà cử tri quan tâm nhất nếu muốn giành chiến thắng trong cuộc đua này.

Quốc tế

Ấn Độ: New Delhi áp đặt lệnh cấm hoàn toàn pháo nổ
Quốc tế

Ấn Độ: New Delhi áp đặt lệnh cấm hoàn toàn pháo nổ

Chính quyền thành phố New Delhi, Ấn Độ bắt đầu áp đặt lệnh cấm hoàn toàn việc sản xuất, cất giữ, bán và sử dụng pháo tại vùng thủ đô cho đến ngày 1.1.2025. Động thái này nhằm chống ô nhiễm không khí tại thủ đô New Delhi và vùng lân cận.

ITN
Quốc tế

Châu Á tiên phong xây dựng cơ sở hạ tầng chống chịu với biến đổi khí hậu

Châu Á, lục địa đang trỗi dậy mạnh mẽ, phải đối mặt với bài toán khó: vừa phát triển kinh tế, vừa ứng phó với biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt. Bão, lũ lụt, hạn hán... liên tục đe dọa cuộc sống và sự phát triển bền vững của khu vực. Để vượt qua thách thức này, châu Á đang tiên phong với những giải pháp tài chính sáng tạo và tinh thần hợp tác khu vực mạnh mẽ, hướng tới xây dựng cơ sở hạ tầng kiên cường, bảo vệ người dân, đồng thời thúc đẩy sự thịnh vượng chung.

Sa mạc Sahara ngập nước sau nửa thế kỷ: Tác động của biến đổi khí hậu?
Quốc tế

Sa mạc Sahara ngập nước sau nửa thế kỷ: Tác động của biến đổi khí hậu?

Mưa lớn chưa từng có ở khu vực đông nam Morocco, được ví bằng lượng mưa của cả một năm, đã khiến khu vực hoang mạc Sahara, nơi nổi tiếng khô cằn, chứng kiến đợt lụt đầu tiên sau 50 năm. Các nhà khí tượng học cảnh báo sự kiện này báo hiệu những hiện tượng thời tiết cực đoan hơn sẽ xuất hiện trong thời gian tới.

Ý đồ của Israel khi nhằm vào Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc
Quốc tế

Ý đồ của Israel khi nhằm vào Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc

Ngày 13.10, Liên Hợp Quốc (LHQ) cáo buộc xe tăng của Israel đã xông vào một căn cứ của Lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế ở Lebanon (UNIFIL). Đây là cáo buộc mới nhất về các hành vi vi phạm và tấn công của Israel, được chính LHQ đưa ra và các đồng minh của nước này lên án. Trong khi đó, các nhà phân tích cho rằng, Israel đang bày tỏ thái độ không hài lòng với sự can thiệp của phái bộ UNIFIL, đồng thời thực hiện ý định kiểm soát khu vực biên giới của mình.

Vụ ám sát hụt ông Donald Trump lần ba: Kẻ tình nghi đối mặt với cáo buộc liên quan đến súng
Quốc tế

Vụ ám sát hụt ông Donald Trump lần ba: Kẻ tình nghi đối mặt với cáo buộc liên quan đến súng

Một người đàn ông bị bắt tại trạm kiểm soát an ninh gần cuộc vận động tranh cử của ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump tại California hôm 12.10 sẽ phải đối mặt với cáo buộc liên quan đến súng sau khi bị phát hiện tàng trữ súng đã nạp đạn, nhiều hộ chiếu và biển số xe giả, cảnh sát trưởng địa phương cho biết hôm 13.10.

Tân Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum công bố chiến lược an ninh mới.
Quốc tế

Tân Tổng thống Mexico và nỗ lực cải thiện tình hình an ninh đất nước

Đối mặt với tình trạng bạo lực băng đảng gia tăng, bao gồm cả vụ Thị trưởng Alejandro Arco của thành phố Chilpancingo bị sát hại chỉ vài ngày sau khi ông nhậm chức, tân Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum đã công bố chiến lược an ninh mới, tập trung đối phó và giải quyết làn sóng tội phạm ở 6 tiểu bang nguy hiểm nhất của đất nước, đồng thời tăng cường năng lực tình báo quốc gia.

Cuộc chiến Trung Đông: Các quốc gia vùng Vịnh "giữa hai làn đạn"
Quốc tế

Cuộc chiến Trung Đông: Các quốc gia vùng Vịnh "giữa hai làn đạn"

"Các quốc gia vùng Vịnh đang vận động Washington thuyết phục Israel từ bỏ ý định tấn công các cơ sở dầu mỏ của Iran vì họ lo ngại các cơ sở dầu mỏ của chính họ có thể trở thành mục tiêu của các lực lượng ủy nhiệm trong khu vực nếu xung đột leo thang", ba nguồn tin từ vùng Vịnh nói với Reuters.

Nguồn: ITN
Quốc tế

KOL phải trải nghiệm sản phẩm mình quảng cáo

Trung Quốc đã ban hành một loạt quy định cụ thể liên quan đến việc những người nổi tiếng hoặc người có ảnh hưởng (Key Opinion Leader - KOL) tham gia vào các hoạt động quảng cáo trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển nhanh chóng. Đặc biệt, quy định mới yêu cầu KOL phải thực sự trải nghiệm sản phẩm khi quảng cáo cho sản phẩm đó.

Trung Quốc quản lý chặt chẽ đối với loại hình quảng cáo pop-up
Quốc tế

"Lập lại trật tự" thị trường quảng cáo trực tuyến

Tổng cục Quản lý thị trường Nhà nước Trung Quốc (SAMR) đã ban hành các Biện pháp mới về quản lý quảng cáo trên internet (sau đây gọi là Biện pháp mới), có hiệu lực từ ngày 1.5.2023, được kỳ vọng sẽ giúp “lập lại trật tự” các hoạt động tiếp thị trên mạng xã hội và quảng cáo trên internet, vốn đang trở nên khó kiểm soát trong thời kỳ bùng nổ thương mại điện tử.

Một buổi bán hàng qua livestream tại Trung Quốc.
Quốc tế

Xóa sổ view ảo - chuẩn mực hóa quảng cáo qua livestream

Xuất hiện tại Trung Quốc từ nhiều năm trước, nhưng đến khi đại dịch Covid-19 bùng phát, các hoạt động thương mại, quảng cáo qua phát sóng trực tuyến trực tiếp (livestream) thực sự bùng nổ. Tuy có tiềm năng phát triển to lớn, nhưng hoạt động livestream cũng làm phát sinh nhiều vấn đề như nạn trốn thuế, làm giả lưu lượng truy cập, phát ngôn thiếu kiểm soát..., buộc chính quyền Trung Quốc siết chặt kiểm soát ngành công nghiệp này.

Chile: Luật mới tăng cường chế tài đối với sai phạm của doanh nghiệp
Quốc tế

Chile: Luật mới tăng cường chế tài đối với sai phạm của doanh nghiệp

Luật 21.595, có hiệu lực từ đầu tháng 9.2024, đánh dấu bước ngoặt quan trọng của Chile trong việc xử lý các tội phạm kinh tế và môi trường. Được gọi là “Luật Về tội phạm kinh tế và môi trường”, văn bản pháp lý này hứa hẹn sẽ áp dụng các hình phạt nghiêm khắc hơn đối với hành vi sai trái trong lĩnh vực doanh nghiệp. Dù vẫn còn nhiều tranh luận và có khả năng điều chỉnh trong tương lai, không thể phủ nhận rằng đây là sự thay đổi quan trọng đối với hệ thống tư pháp hình sự của Chile.

Nguồn: Chris O’Meara / Associated Press)
Quốc tế

Phía sau cơn bão Milton

Chỉ trong vòng hai tuần, khu vực Đông - Nam nước Mỹ đã hứng chịu hai cơn bão, điều rất hiếm khi xảy ra sau tháng 9. Cơn bão Milton, nối tiếp bão Helene, nhanh chóng mạnh lên thành bão cấp 5 trước khi suy yếu và đổ bộ vào Florida với sức gió lên tới 193km/giờ; dù không dữ dội như dự kiến, nhưng diễn biến bất ngờ của loại hình thời tiết này đã dấy lên lo ngại về tác động của biến đổi khí hậu trong sự hình thành siêu bão và những hậu quả kinh tế nặng nề mà nó để lại.

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ ủng hộ ASEAN bất kể kết quả bầu cử Tổng thống
Quốc tế

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ ủng hộ ASEAN bất kể kết quả bầu cử Tổng thống

Đại diện cho Tổng thống Mỹ tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Mỹ lần thứ 12 diễn ra tại Lào vào sáng 11.10, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, khẳng định ASEAN giữ vị trí trung tâm trong tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương; đồng thời tái khẳng định cam kết của Washington đối với khu vực bất kể kết quả bầu cử sắp tới sẽ ra sao.