Quy định về bỏ phiếu bất tín nhiệm của các nước

Hệ quả chính trị và pháp lý

Bỏ phiếu bất tín nhiệm đưa đến những hệ quả pháp lý và chính trị quan trọng, tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia.

Giải tán Chính phủ, Quốc hội, bầu cử sớm

Kết quả phổ biến nhất của một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm thành công là Chính phủ bị buộc phải từ chức. Toàn bộ nội các, bao gồm Thủ tướng và các Bộ trưởng phải từ nhiệm.

Hạ viện Nhật Bản bác bỏ động thái bất tín nhiệm đối với Nội các của Thủ tướng Fumio Kishida ngày 20.6.2024. Ảnh: Getty Images
Hạ viện Nhật Bản bác bỏ động thái bất tín nhiệm đối với Nội các của Thủ tướng Fumio Kishida ngày 20.6.2024. Ảnh: Getty Images

Quá trình giải tán Chính phủ có thể đưa đến việc Tổng thống hoặc nguyên thủ quốc gia có thể giải tán Quốc hội và kêu gọi tổ chức bầu cử mới. Ví dụ, tại Anh, khi Chính phủ mất tín nhiệm, bầu cử sớm có thể được tổ chức để tái lập sự ổn định chính trị cũng như để bảo đảm tính chính danh của Chính phủ mới. Chẳng hạn vào ngày 28.3.1979, Hạ viện Anh đã thông qua kiến nghị bất tín nhiệm đối với Chính phủ Công đảng của Thủ tướng James Callaghan. Ngay sau đó, vào tháng 4.1979, Nữ hoàng Elizabeth II giải tán Hạ viện và cuộc tổng tuyển cử diễn ra vào tháng 5.1979 đã đưa đến sự chiến thắng của đảng Bảo thủ do bà Margaret Thatcher lãnh đạo. Cuộc bầu cử là chiến thắng đầu tiên trong 4 chiến thắng liên tiếp của Đảng Bảo thủ, và bà Thatcher trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của Vương quốc Anh và châu Âu, đánh dấu sự khởi đầu của 18 năm cầm quyền của Chính phủ Bảo thủ.

Cũng như vậy, Điều 69 của Hiến pháp Nhật Bản năm 1947 quy định: “nếu Hạ viện thông qua nghị quyết bất tín nhiệm hoặc bác bỏ nghị quyết tín nhiệm, Nội các sẽ từ chức hàng loạt, trừ khi Hạ viện bị giải tán trong vòng 10 ngày”.

Trong một số trường hợp, thay vì bầu cử sớm, một Chính phủ mới có thể được hình thành bởi các đảng phái hoặc liên minh khác trong Quốc hội. Điều này thường xảy ra nếu một chính đảng khác có thể tập hợp đủ số phiếu để chiếm đa số và thành lập Chính phủ.

Thay đổi Thủ tướng hoặc người đứng đầu Chính phủ

Nếu cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm nhắm vào cá nhân Thủ tướng hoặc người đứng đầu Chính phủ, cá nhân Thủ tướng hoặc người đứng đầu cơ quan hành pháp có thể bị thay thế, nhưng Chính phủ vẫn giữ nguyên nếu có được sự ủng hộ của Quốc hội với người lãnh đạo mới.

Tại Slovakia, nếu Chính phủ bị bỏ phiếu bất tín nhiệm hoặc không thành công trong một cuộc bỏ phiếu, Thủ tướng phải thông báo bằng văn bản cho Chủ tịch Quốc hội về việc từ chức của mình hoặc của Bộ trưởng. Thông báo về việc từ chức phải được đưa vào chương trình nghị sự kỳ họp Quốc hội trong vòng 7 ngày sau khi nhận được thông báo.

Một tờ báo Anh đưa tin về sự kiện Chính phủ của Thủ tướng James Callaghan bị đánh bại trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm năm 1979 và bầu cử nghị viện được triệu tập vào ngày 3.5.1979.

Một tờ báo Anh đưa tin về sự kiện Chính phủ của Thủ tướng James Callaghan bị đánh bại trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm năm 1979 và bầu cử nghị viện được triệu tập vào ngày 3.5.1979.

Chẳng hạn Hiến pháp Đức quy định Bundestag chỉ có thể bày tỏ sự không tin tưởng của mình đối với Thủ tướng bằng cách bầu người kế nhiệm và yêu cầu Tổng thống bãi nhiệm Thủ tướng hiện tại. Tổng thống phải tuân thủ yêu cầu và bổ nhiệm Thủ tướng mới được Nghị viện bầu. Vào năm 1982, Nghị viện Tây Đức đã bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Thủ tướng Tây Đức Helmut Schmidt và bầu ông Helmut Kohl làm Thủ tướng thay thế.

Thúc đẩy trách nhiệm giải trình

Không chỉ đưa đến những hệ quả pháp lý, mà từ hệ quả pháp lý, bỏ phiếu bất tín nhiệm còn đưa đến những ý nghĩa chính trị quan trọng. Đây có lẽ là tập quán Nghị viện quan trọng nhất ở các nước theo mô hình đại nghị, trong đó có Anh quốc, bởi lẽ theo mô hình này, số phận của Chính phủ phụ thuộc nhiều vào sự ủng hộ của đa số nghị sĩ.

Trong một cuốn sách nghiên cứu về hệ thống đại nghị, tác giả cho rằng, việc yêu cầu Chính phủ phải nhận được sự tín nhiệm của Hạ viện là nguyên tắc nền tảng của Hiến pháp. Cơ chế này được duy trì nhờ sự phụ thuộc vào Hạ viện để nhận được ngân sách và thông qua các dự luật do chính phủ trình. Đặc biệt, bỏ phiếu bất tín nhiệm càng quan trọng khi Chính phủ không chiếm đa số trong Hạ viện, hoặc khi có bất đồng trong nội bộ đảng cầm quyền. Trong những trường hợp như thế, Chính phủ buộc phải tìm kiếm sự ủng hộ từ các đảng khác, các nhóm nghị sĩ hoặc các nghị sĩ để giành phần thắng trong cuộc bỏ phiếu. Cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm vào năm 1979 đối với Chính phủ của Thủ tướng Callaghan ở Anh là một ví dụ điển hình, khi đa số nghị sĩ bỏ phiếu bất tín nhiệm, buộc phải giải tán Nghị viện, dẫn đến thắng lợi của đảng Bảo thủ trong cuộc bầu cử lại sau đó.

Một tác giả khác cho rằng, ý nghĩa thực sự của cơ chế này không phải ở chỗ Chính phủ có bị bỏ phiếu bất tín nhiệm hay không, mà ở chỗ, nó buộc mỗi Chính phủ phải bảo vệ mình bằng cách giải trình về các chính sách trước những nghị sĩ và trước các đảng đối lập, rộng hơn là trước cử tri cả nước.

Tuy nhiên, công cụ bỏ phiếu bất tín nhiệm nếu bị lạm dụng cũng có thể gây bất ổn chính trị, đặc biệt nếu không có đảng phái nào có thể đạt được đa số hoặc các liên minh bị đổ vỡ. Điều này có thể dẫn đến các cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài.

Quốc tế

Xung đột ở Trung Đông: Israel có thay đổi chiến lược?
Thế giới 24h

Xung đột ở Trung Đông: Israel có thay đổi chiến lược?

Cái chết của thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar, nhân vật đầu não của vụ tấn công vào Israel tháng 10.2023, đã khiến nhiều người trong và ngoài Israel hy vọng đây có thể là thời điểm để nước này thu hẹp quy mô cuộc chiến ở Gaza, tiến tới thỏa thuận ngừng bắn và trao trả con tin. Nhưng đúng một tuần sau cái chết của Sinwar, thực tế đã chứng minh điều ngược lại - tình trạng leo thang gần đây của các cuộc tấn công cho thấy bạo lực đang gia tăng, thay vì lắng xuống.

El Salvador muốn mở ra kỷ nguyên năng lượng hạt nhân bằng luật mới
Quốc tế

El Salvador muốn mở ra kỷ nguyên năng lượng hạt nhân bằng luật mới

Trong bước đi táo bạo hướng tới đa dạng hóa các nguồn năng lượng, Hội đồng lập pháp (Quốc hội) El Salvador đã thông qua Luật Năng lượng hạt nhân, được đánh giá là dấu mốc quan trọng trên con đường phát triển năng lượng hạt nhân của đất nước. Luật này đã được thông qua với sự đồng thuận của 57 trong số 60 thành viên Quốc hội, nhờ sự ủng hộ mạnh mẽ từ đảng Nuevas Ideas của Tổng thống Nayib Bukele. Mục tiêu của luật là điều chỉnh các hoạt động liên quan đến xây dựng, vận hành và quản lý các cơ sở năng lượng hạt nhân, tập trung vào việc sử dụng năng lượng vì mục đích hòa bình.

Cơ hội cải thiện quan hệ song phương
Quốc tế

Cơ hội cải thiện quan hệ song phương

Trong một động thái mang tính bước ngoặt hứa hẹn sẽ định hình lại bối cảnh địa chính trị của châu Á, Ấn Độ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận nối lại tuần tra tại các khu vực biên giới tranh chấp dọc theo Đường kiểm soát thực tế (LAC) ở phía Đông Ladakh. Thỏa thuận này đánh dấu một bước đột phá về ngoại giao, khởi đầu cho tiến trình giảm leo thang căng thẳng và cơ hội cải thiện quan hệ giữa hai cường quốc đông dân nhất thế giới.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel tuyên bố sẽ vẫn tấn công Iran, Mỹ rò rỉ tài liệu mật về kế hoạch tấn công
Quốc tế

Bộ trưởng Quốc phòng Israel tuyên bố sẽ vẫn tấn công Iran, Mỹ rò rỉ tài liệu mật về kế hoạch tấn công

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cho biết các cuộc không kích được lên kế hoạch nhằm vào Iran sẽ khiến thế giới hiểu được sức mạnh quân sự của Israel. Tuyên bố của ông Yoav Gallant cho thấy Israel vẫn có ý định đáp trả cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran hôm 1.10.

sustainable.japantimes.com
Việt Nam và các nước

Lỗ hổng trong chính sách an ninh lương thực

Nhật Bản đã trải qua tình trạng thiếu gạo nghiêm trọng vào mùa hè vừa qua, bộc lộ những lỗ hổng nghiêm trọng trong hệ thống an ninh lương thực của nước này. Mặc dù mức tiêu thụ gạo đã giảm dần qua các năm, nhưng chỉ một sự biến động nhỏ trong chuỗi cung ứng cũng đã gây ra sự gián đoạn lớn trên thị trường, làm nổi bật nhu cầu cấp bách về việc tái cấu trúc các chính sách nông nghiệp để bảo đảm an ninh lương thực và ổn định thị trường dài hạn.

Kỳ vọng gì từ Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2024?
Quốc tế

Kỳ vọng gì từ Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2024?

Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS diễn ra tại thành phố Kazan, Liên bang Nga từ ngày 22 - 24.10, với chủ đề “Tăng cường chủ nghĩa đa phương vì sự phát triển và an ninh toàn cầu một cách công bằng”. Đây là dịp để các thành viên của khối có cơ hội thảo luận về các vấn đề quan trọng của khu vực và thế giới, cũng như đánh dấu một giai đoạn mới trong quá trình mở rộng và củng cố tầm ảnh hưởng của tổ chức này.

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn: Nhiệm vụ khó khả thi
Quốc tế

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn: Nhiệm vụ khó khả thi

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken có mặt tại Israel ngày 22.10, điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du Trung Đông của ông nhằm khôi phục các cuộc đàm phán ngừng bắn ở Gaza và thảo luận về tương lai của vùng đất này sau cái chết của thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, tiến trình đàm phán khó có thể có bất kỳ bước đột phá nào trước cuộc bầu cử sắp tới của Hoa Kỳ.

Nguồn New York Times
Quốc tế

Trung Đông đứng trước nguy cơ chiến tranh toàn diện?

Trong những tháng gần đây, căng thẳng giữa Israel và nhiều lực lượng trong khu vực đã leo thang đáng kể, khiến thế giới lo ngại về khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh toàn diện ở Trung Đông. Dù cả hai bên đều đã tham gia vào các cuộc tấn công trực tiếp và gián tiếp, nhưng một số hạn chế về mặt chiến lược và nguồn lực hiện tại có thể ngăn chặn một cuộc giao tranh quân sự quy mô lớn.

Mỹ thảo luận vấn đề ngừng bắn với Lebanon, Israel nêu điều kiện “khó nhằn”
Quốc tế

Mỹ thảo luận vấn đề ngừng bắn với Lebanon, Israel nêu điều kiện “khó nhằn”

Đặc phái viên Hoa Kỳ Amos Hochstein đã có mặt tại Beirut hôm 21.10 để đàm phán với các quan chức Lebanon về khả năng ngừng bắn giữa Israel và nhóm vũ trang Hezbollah sau khi Nhà nước Do Thái trao cho Hoa Kỳ một danh sách các điều kiện nhằm đạt được giải pháp ngoại giao, chấm dứt chiến tranh ở Lebanon.

Moldova nói "không" trong cuộc bỏ phiếu về tương lai với EU
Quốc tế

Moldova nói "không" trong cuộc bỏ phiếu về tương lai với EU

Kết quả chưa chính thức của cuộc trưng cầu dân ý ngày 20.10 cho thấy, 55% cử tri bỏ phiếu "không đồng ý" khi được hỏi về việc liệu Moldova có nên đưa kế hoạch gia nhập EU trở thành mục tiêu trong Hiến pháp hay không. Trong cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống cùng ngày, đương kim Tổng thống Maia Sandu đang dẫn đầu trong cuộc bầu cử nhưng chưa giành được chiến thắng chung cuộc.

Người dân Moldova đi bỏ phiếu để quyết định tương lai
Quốc tế

Người dân Moldova đi bỏ phiếu để quyết định tương lai

Người dân Moldova bắt đầu đi bỏ phiếu vào sáng 20.10 cho cuộc bầu cử tổng thống và cuộc trưng cầu dân ý về EU, đánh dấu thời điểm quan trọng nhằm định hướng tương lai của quốc gia Đông Nam Âu nhỏ bé với dân số chưa đến 3 triệu người trong mối quan hệ giữa Nga và phương Tây.