Việt Nam đóng góp tích cực cho hội nhập khu vực về môi trường

Năm 2021, nhiều thách thức, khó khăn đặt ra đối với hợp tác ASEAN nói chung, trong đó có hợp tác về môi trường, nếu đại dịch COVID-19 không được giải quyết triệt để.

Vì thế, các nước thành viên ASEAN chung tay thực hiện các giải pháp để giảm thiểu tác động do dịch bệnh và tiếp tục hợp tác chặt chẽ để giải quyết các vấn đề môi trường của khu vực như biến đổi khí hậu, môi trường biển và đới bờ, hóa chất và chất thải, quản lý tài nguyên nước, giáo dục môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học.

Triều cường làm ngập tuyến Quốc lộ 91 đoạn đi qua phường Mỹ Quý, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Ảnh minh họa. (Ảnh: Công Mạo/TTXVN)
Triều cường làm ngập tuyến Quốc lộ 91 đoạn đi qua phường Mỹ Quý, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Ảnh minh họa. (Ảnh: Công Mạo/TTXVN)

Chung tay giải quyết các vấn đề môi trường

Theo Văn phòng Tổ chức các quan chức cao cấp ASEAN về môi trường của Việt Nam (Văn phòng ASOEN Việt Nam), năm 2021, Việt Nam tiếp tục tham gia các hoạt động của các Nhóm công tác ASEAN về biến đổi khí hậu, chủ động triển khai các hoạt động Việt Nam đang giữ vai trò quốc gia đầu mối.

Việt Nam tham gia đầy đủ các Hội nghị thường niên trong khuôn khổ các quan chức cao cấp ASEAN về môi trường (ASOEN), đặc biệt là Hội nghị ASOEN lần thứ 32, Hội nghị cấp bộ trưởng lần thứ 16 của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về môi trường (AMME 16) và các Hội nghị khác có liên quan, xây dựng các văn kiện hợp tác ASEAN dự kiến sẽ trình cấp cao phê duyệt trong năm 2021.

Năm 2021, trong các lĩnh vực hợp tác của ASOEN, Việt Nam đẩy mạnh hợp tác, trao đổi, chia sẻ thông tin, dữ liệu, kinh nghiệm, thực hiện tốt vai trò quốc gia đăng cai tổ chức Hội nghị Nhóm công tác ASEAN về biến đổi khí hậu lần thứ 11; tổ chức Giải thưởng các thành phố bền vững về môi trường ASEAN lần thứ 5 và Chứng nhận thành phố tiềm năng bền vững về môi trường lần thứ 4.

Việt Nam tham gia tích cực, chủ động, hợp tác chặt chẽ với Nhật Bản và các nước thành viên triển khai các hoạt động, dự án hợp tác ASEAN-Nhật Bản về môi trường, biến đổi khí hậu, rác thải biển; duy trì hợp tác chặt chẽ với Hàn Quốc và các nước thành viên để triển khai các chương trình, dự án hợp tác về môi trường, biến đổi khí hậu.

Đồng thời, Việt Nam phối hợp với các nước đối tác, các tổ chức quốc tế, triển khai các hoạt động hợp tác ASEAN về môi trường, đặc biệt là Na Uy, Đức, Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức hợp tác và phát triển Đức (GIZ)…

Năm 2021, các hoạt động đối ứng của ASOEN Việt Nam tiếp tục được triển khai đồng bộ. ASOEN Việt Nam xem xét, rà soát, đề xuất ban hành Quy chế tổ chức các Giải thưởng ASEAN về môi trường tại Việt Nam bao gồm Giải thưởng các thành phố bền vững về môi trường; Giải thưởng trường học sinh thái ASEAN; Giải thưởng thanh niên môi trường ASEAN và các giải thưởng có liên quan. ASOEN Việt Nam tổ chức các Đoàn công tác của Việt Nam tham dự các Hội nghị, Hội thảo khu vực; hỗ trợ triển khai các hoạt động đối ứng ưu tiên trong khuôn khổ các Nhóm công tác ASOEN Việt Nam.

Đóng góp tích cực cho quá trình hội nhập khu vực

Là thành viên có trách nhiệm của Cộng đồng ASEAN, năm 2020, Việt Nam đã thể hiện sự nỗ lực, quyết tâm để hoàn thành tốt trọng trách được giao, đóng góp tích cực cho quá trình hội nhập khu vực trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, cũng như có vai trò xúc tác cho việc mở rộng quan hệ hợp tác về lĩnh vực môi trường với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực.

Trong số những thách thức về môi trường các nước ASEAN đang phải đối mặt, rác thải nhựa biển, các vấn đề môi trường biển và đới bờ đang được coi là những thách thức lớn nhất trong khu vực.

Ô nhiễm nhựa và rác thải nhựa đại dương là vấn đề xuyên biên giới trong tự nhiên vì chúng được vận chuyển qua các dòng sông và đại dương.

Tại Hội nghị trực tuyến lần thứ 21 của Nhóm công tác ASEAN về môi trường biển và đới bờ (AWGCME 21), các quốc gia thành viên ASEAN cùng các nước đối tác và các tổ chức đã trao đổi về các giải pháp tăng cường hiệu quả thực thi Kế hoạch hành động của Nhóm công tác ASEAN về môi trường biển và đới bờ với 7 lĩnh vực ưu tiên: Bảo tồn các vùng biển và đới bờ quan trọng; bảo tồn các loài sinh vật biển có nguy cơ tuyệt chủng; giảm thiểu các sự cố tràn dầu trên biển; giảm thiểu ô nhiễm biển và đới bờ; biến đổi khí hậu và tác động lên vùng bờ; các loài xâm lấn ven biển và biển; các vấn đề và tác động của biến đổi khí hậu đối với các vùng ven biển; quản lý tổng hợp vùng ven biển và quy hoạch không gian biển.

Ông Nguyễn Quế Lâm, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Trưởng Nhóm công tác ASEAN về môi trường biển và đới bờ cho biết, Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ việc xây dựng Kế hoạch hành động khu vực ASEAN về chống rác thải nhựa biển.

Thông qua việc chung tay xây dựng và thực thi Kế hoạch hành động khu vực, các nước thành viên ASEAN sẽ cùng thống nhất về các tiêu chuẩn chung, khái niệm và số liệu; cùng nhau xây dựng nền tảng khu vực để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và ứng dụng tiên tiến trong việc giám sát và giảm thiểu rác thải nhựa.

Trong năm 2020, thông qua hình thức trực tuyến, tại các cuộc họp có liên quan đến đa dạng sinh học, các quốc gia thành viên ASEAN cùng với các nước đối tác và các tổ chức nhất trí tăng cường hiệu quả thực thi Kế hoạch hành động đa dạng sinh học.

Cùng với đó, các bên đã cùng nhau cập nhật Kế hoạch hành động Nhóm công tác ASEAN về bảo tồn đa dạng sinh học; rà soát kết quả Cuộc họp lần thứ 30 của Nhóm Công tác ASEAN về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học...

Cũng như các quốc gia ASEAN, Việt Nam được công nhận là nước có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới, đa dạng sinh học đã góp phần to lớn trong đảm bảo an ninh lương thực, sinh kế cho người dân; duy trì nguồn gene vật nuôi, cây trồng; cung cấp các vật liệu cho xây dựng và các nguồn nhiên liệu, dược liệu; tạo nên các cảnh quan thiên nhiên; là cội nguồn của nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp của người dân Việt Nam.

Việt Nam đã và đang tích cực tham gia các Điều ước quốc tế về đa dạng sinh học như: Công ước đa dạng sinh học, Công ước Ramsar, Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES), Công ước Biến đổi khí hậu và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển...

Liên quan đến việc xây dựng Kế hoạch hành động khu vực ASEAN về chống rác thải nhựa biển, Việt Nam và các nước thành viên ASEAN thể hiện tinh thần gắn kết để cùng với cộng đồng quốc tế giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu.

Tại Hội nghị các quan chức cao cấp ASEAN về môi trường lần thứ 31 và các Hội nghị khác có liên quan, đoàn Việt Nam đã tích cực tham gia ý kiến đóng góp cho các vấn đề quan trọng, thể hiện trách nhiệm với khu vực, tăng cường mối quan hệ đa phương cũng như với từng quốc gia trong ASEAN, ASEAN+3.

Đồng thời, Việt Nam cũng kiến nghị với các nước thành viên giải quyết các vấn đề cấp bách về môi trường bao gồm ô nhiễm nước, không khí xuyên biên giới, rác thải nhựa đại dương, biến đổi khí hậu để đảm bảo mang lại phúc lợi xã hội tốt hơn và môi trường sống an toàn hơn cũng như bảo tồn và quản lý bền vững đa dạng sinh học của cộng đồng cho các thế hệ người dân ASEAN của hôm nay và mai sau.

Trong bối cảnh các nước trong khu vực và toàn cầu đang phải ứng phó với đại dịch COVID-19, Việt Nam cũng kêu gọi các nước thành viên ASEAN cần hợp tác chặt chẽ, tập trung nguồn lực để từng bước đẩy lùi nguy cơ dịch bệnh, tiếp tục sát cánh cùng nhau giải quyết các vấn đề môi trường trong khu vực.

Theo Văn phòng ASOEN Việt Nam, năm 2020, với vai trò là đơn vị đầu mối các hoạt động hợp tác ASEAN về môi trường, Tổng cục Môi trường cũng đã trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, phê duyệt phương án kiện toàn các Nhóm công tác ASEAN Việt Nam để nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác của ASOEN Việt Nam; tiếp tục thực hiện Đề án xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN đến năm 2025.

Văn phòng ASOEN Việt Nam cũng đã hoàn thành việc xây dựng nhiệm vụ "Xây dựng trang web về các hoạt động của ASOEN Việt Nam" nhằm mục tiêu giới thiệu, chia sẻ, tăng cường công tác truyền thông về tình hình hợp tác ASEAN trong lĩnh vực môi trường.

Ngoài ra, ASOEN Việt Nam cũng đã tham gia tích cực vào các hoạt động chung có liên quan của Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN và các sự kiện do Việt Nam chủ trì tổ chức trong Năm Chủ tịch ASEAN 2020.

Môi trường

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.

Hà Nội: Dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn
Môi trường

Hà Nội: Dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn

Dự án Cống hóa và xây dựng tuyến đường từ nút rẽ ra phố Núi Trúc đến phố Sơn Tây, quận Ba Đình đoạn qua phố Giang Văn Minh, Phố Đội Cấn, thuộc phường Kim Mã và phường Đội Cấn (quận Ba Đình, Hà Nội) được khởi công từ hàng chục năm trước nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thiện. Khu vực dự án bị biến thành điểm tập kết vật liệu xây dựng, rác thải, phế liệu..., hệ thống thoát nước không bảo đảm nên cứ mưa lớn là ngập khiến người dân tại đây nhiều năm phải sống chung với ô nhiễm.

Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí trong tháng tới, quý tới
Xã hội

Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí trong tháng tới, quý tới

Sáng 27.3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc bàn về các giải pháp toàn diện và cấp bách để xử lý ô nhiễm không khí tại các địa phương, đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh - hai đô thị lớn và đang bị ô nhiễm không khí nặng nhất.

Ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe hybrid – mũi tên nhiều đích
Kinh tế

Ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe hybrid – mũi tên nhiều đích

Kết hợp động cơ xăng và động cơ điện, xe ô tô hybrid không chỉ giúp tiết kiệm nhiên liệu mà còn giảm phát thải khí CO2. Ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe hybrid là cần thiết để hướng người tiêu dùng lựa chọn dòng xe này, từ đó giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sống cho người dân và góp phần hiện thực hóa cam kết Net Zero của Việt Nam.

Hà Nội: Thúc đẩy, ứng dụng khoa học công nghệ để giảm ô nhiễm không khí, bảo vệ môi trường
Môi trường

Hà Nội: Thúc đẩy, ứng dụng khoa học công nghệ để giảm ô nhiễm không khí, bảo vệ môi trường

Tại hội thảo khoa học "Thực trạng và giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội" do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức mới đây, TS Hoàng Dương Tùng - Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam nhấn mạnh giải pháp về chuyển đổi số để chuyển đổi xanh trong giai đoạn 2025 – 2030; tiếp cận đa ngành; quản lý chất thải sinh hoạt; liên kết vùng...

Ngày 20.3, khả năng kết thúc đợt không khí lạnh
Môi trường

Ngày 20.3, khả năng kết thúc đợt không khí lạnh

Thông tin về diễn biến không khí lạnh, sáng 18.3, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, đợt không khí lạnh này khả năng kết thúc vào ngày 20.3. Tuy nhiên, những ngày cuối tháng 3, khả năng sẽ xuất hiện thêm đợt không khí lạnh.

Quốc hội Trung Quốc khai mạc, đặt trọng tâm vào phát triển xanh, đổi mới sáng tạo
Thế giới 24h

Quốc hội Trung Quốc khai mạc, đặt trọng tâm vào phát triển xanh, đổi mới sáng tạo

Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Khóa 14, cơ quan lập pháp quốc gia của Trung Quốc, đã khai mạc kỳ họp thứ ba vào sáng 5.4 tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh. Đưa ra các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng, phát triển xanh, bao gồm cải tạo và đổi mới tòa nhà xanh trong ngành công nghiệp quang điện (PV), sẽ là một trong những trọng tâm của kỳ “lưỡng hội” lần này.

 “Thứ 4 Ngày Xanh” - Từng hành động nhỏ, dựng tương lai xanh
Xã hội

“Thứ 4 Ngày Xanh” - Từng hành động nhỏ, dựng tương lai xanh

Các chuyên gia nhận định, với cách làm sáng tạo, quy mô rộng khắp và đi sâu vào từng lĩnh vực thiết yếu trong đời sống, chiến dịch “Thứ 4 Ngày Xanh” do Quỹ Vì tương lai xanh - Tập đoàn Vingroup phát động sẽ thúc đẩy từng cá nhân, gia đình và cộng đồng tích cực đóng góp vào công cuộc bảo vệ môi trường, giúp Việt Nam tiến nhanh hơn tới mục tiêu Net Zero.