Văn học đương đại mở rộng biên độ

Văn học đương đại Việt Nam được đánh giá đã có những chuyển đổi rõ rệt, ngày càng sâu sắc và toàn diện, theo xu hướng dân chủ hóa, hiện thực hóa...

Tại hội thảo mới đây, nhà văn Mai Nam Thắng chia sẻ, ông rất ấn tượng về 3 nhà văn của văn xuôi đương đại gồm Bảo Ninh, Nguyễn Bình Phương và Trần Chiến, lặng lẽ, thâm trầm, tất cả thể hiện bằng các tác phẩm. “Tiểu thuyết của họ có tư tưởng rất lớn, trong những trang viết mới có hơi hướng của truyền thống, có hiện thực và cả hư ảo”.

Tác phẩm của một số nhà văn Việt Nam đương đại
Tác phẩm của một số nhà văn Việt Nam đương đại

Lâu nay người đọc vẫn mặc định Trần Chiến là một nhà văn tinh tế về chủ đề trí thức đô thị, về Hà Nội của những tháng năm xưa, một người am hiểu phố cổ và đời sống thị dân. Tuy nhiên gần đây, chủ đề nông thôn khiến ông băn khoăn, trăn trở, và đã đề cập trong các tác phẩm mới nhất của mình, trong đó có cuốn Cõi người. “Viết về nông thôn ngày nay, thú thật tôi không biết nhiều, thói quen, cách sống, cách nói năng của họ. Tôi cũng không phản ánh chuyện chống tham nhũng hay cực khổ mà người nông dân phải gánh chịu, chỉ là cất lên tiếng thở dài về các di sản làng quê đang mất dần; các gia tộc, các giá trị văn hóa dân gian bị mai một; các hiện tượng buôn thần bán thánh đang ngày càng nhiều thêm. Một nông thôn văn hóa đang mất dần và Hà Nội theo cách mà tôi nghĩ cứ dần dày lên”.

Nhà văn Nguyễn Vinh Huỳnh nhận xét, mặc dù xuất hiện muộn, song các truyện ngắn viết về nông thôn của Trần Chiến có chất hài hước khác biệt. Ông sống ở Hà Nội, nghĩ kiểu thị dân nhưng lại thấy căn cốt Việt ở nông thôn, vì vậy cách xác định chủ đề và ngôn ngữ, cũng như xác định đề tài khiến ông thành công trong cuộc thi truyện ngắn “Làng Việt thời hội nhập” mới đây. Nó cũng cho thấy nhà văn đã bày tỏ hiểu biết, cách nhìn của mình đối với hiện tượng xã hội, đóng góp tiếng nói tới các vấn đề quần chúng quan tâm.

Các truyện ngắn, bút ký và các bài báo của Sương Nguyệt Minh cũng theo hướng ấy, rất uyển chuyển, mềm mại, viết về cuộc sống đời thường mà tự nhiên, dễ chịu, mang hơi thở cuộc sống. Theo nhà văn Uông Triều, các mảnh đời anh đưa vào truyện ngắn của mình rất thật, khiến người đọc như thấy nguyên mẫu đâu đó quanh mình. Với mảng bút ký, nhà văn Sương Nguyệt Minh có sự dấn thân, tác động, ảnh hưởng đến dư luận, không đứng ngoài các vấn đề xã hội. Qua các tác phẩm, người đọc nhận thấy ở anh một con người công dân, con người báo chí; có sự can dự vào cuộc sống chứ không dừng ở văn chương, thơ phú.

Nhiều ý kiến có chung đánh giá, văn học đương đại Việt Nam đang mở rộng biên độ dưới các cách thể hiện riêng. Viết về chiến tranh, viết về con người, về thời cuộc nhưng khái quát thành tư tưởng, quan niệm, suy nghĩ của thời đại. Thông thường, nhiều nhà văn trước đây tiếp cận đề tài chiến tranh từ tình yêu thuần túy, các giá trị lớn về tình người, tình yêu quê hương đất nước. “Tuy nhiên, các nhà văn đương đại trong đó có Sương Nguyệt Minh biểu đạt cuộc chiến toàn diện hơn, không chỉ ở mảng tích cực mà còn cả những giằng co sau đó, sự tha hóa của nhân tính trong chiến tranh… Viết về tâm thức vùng quê, anh lại cho các sự việc lấp lánh lên; các tác phẩm vì thế mà đằm thắm, có chiều sâu, ám ảnh, nhiều tầng, thể hiện nhà văn đi về thực tại của ý thức, kiểm soát giữa vùng thực tại và huyền thoại”, nhà phê bình Ngô Văn Giá cho hay.

Một số tác giả văn học đương đại đang chạy theo xu hướng, theo văn chương thị trường với cả những mặt tích cực và tiêu cực, song theo nhà văn Trần Chiến, khi mở rộng biên độ mỗi người đều cần có cuộc sống của chính mình, sống hết mình sẽ có tác phẩm để đời. "Nếu tôi muốn sự trẻ trung, viết những dòng đam mỹ sẽ chẳng được bằng ai. Vậy thì tôi vẫn nên là chính mình". Và rằng "sống, trải nghiệm và tích lũy vốn sống để từ đó lựa chọn những gì để viết theo căn tính", nhà văn Sương Nguyệt Minh nói.

Văn hóa

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế
Văn hóa - Thể thao

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế

Chiều 23.11, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” và công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể điện Thái Hòa.

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.