Thị trường văn hóa Trung Quốc trong kỷ nguyên toàn cầu hóa

Cuốn sách “Chọn cho hay chọn bỏ - Thị trường văn hóa Trung Quốc trong kỷ nguyên toàn cầu hóa” của TS. Trần Thị Thủy (chủ biên) và nhóm tác giả Viện Nghiên cứu Trung Quốc mang đến những gợi mở đối với thị trường văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Bước vào thế kỷ XXI, việc ứng dụng rộng rãi thành tựu công nghệ - kỹ thuật trong xuất bản, ghi âm, ghi hình, kỹ thuật số, truyền thông... đã tạo điều kiện để sản phẩm văn hóa được sản xuất với khối lượng lớn, góp phần hình thành thị trường văn hóa sôi động bên cạnh các thị trường hàng hóa khác.

Với số lượng phong phú và loại hình đa dạng, sản phẩm văn hóa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người trong xã hội hiện đại. Kinh doanh văn hóa nghệ thuật trở thành ngành đầy triển vọng đối với nền kinh tế nhiều nước. Theo PGS.TS Phạm Minh Phúc, Quyền Giám đốc, Tổng biên tập NXB Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, các quốc gia ngày càng chú trọng khai thác tiềm năng kinh tế của văn hóa, tăng cường phát triển công nghiệp văn hóa.

"Nhật Bản coi công nghiệp văn hóa có tầm quan trọng ngang với ngành công nghiệp ô tô. Hàn Quốc xác định công nghiệp văn hóa là ngành mấu chốt để đưa nền kinh tế nước này cất cánh. Việc mở rộng thị trường văn hóa ra thế giới cũng góp phần giúp Mỹ đưa “giá trị Mỹ” phổ quát trên toàn cầu", GS.TS Phạm Minh Phúc thông tin.

s.jpg
Sách “Chọn cho hay chọn bỏ - Thị trường văn hóa Trung Quốc trong kỷ nguyên toàn cầu hóa” dày 230 trang, do NXB Khoa học xã hội ấn hành

Tại Trung Quốc, sự phát triển của thị trường văn hóa được nhìn nhận cởi mở hơn cùng với quá trình cải cách mở cửa. Chính phủ Trung Quốc từ thừa nhận sự tồn tại “thị trường văn hóa" (thập niên 1980) đến chỉ đạo ban hành chính sách phát triển "kinh tế văn hóa" (thập niên 1990) và cuối cùng nhấn mạnh chiến lược phát triển các ngành “công nghiệp văn hóa" (thập niên đầu thế kỷ XXI). Việc phân tách giữa “sự nghiệp văn hóa" mang tính công ích và “công nghiệp văn hóa" mang tính kinh doanh cũng là một bước tiến về quan điểm và tầm nhìn của bộ máy quản lý văn hóa ở Trung Quốc.

Cho đến nay, tiềm năng phát triển thị trường văn hóa được mở rộng thông qua kết nối với thị trường du lịch, dịch vụ và thị trường tài chính. Đối với Trung Quốc, định hình thị trường văn hóa lành mạnh không chỉ gắn với quá trình chuyển đổi phương thức phát triển, mà còn liên quan đến chiến lược xây dựng con người và hình ảnh đất nước giai đoạn mới...

Cuốn sách “Chọn cho hay chọn bỏ - Thị trường văn hóa Trung Quốc trong kỷ nguyên toàn cầu hóa” gồm 3 chương, trong đó "Cơ sở để nhận diện sự phát triển của thị trường văn hóa Trung Quốc" tập trung đưa ra một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn, để cung cấp cho người đọc điểm tựa về mặt lý luận khi tiếp cận thị trường văn hóa Trung Quốc.

"Thực trạng phát triển của thị trường văn hóa Trung Quốc từ đầu thế kỷ XXI đến nay" đi sâu phân tích thực trạng phát triển của thị trường văn hóa thông qua nhận diện quy mô và sự tương tác của nhà nước với hai chủ thể cung và cầu trong quá trình phát triển của một số thị trường tiêu biểu.

"Đánh giá sự phát triển của thị trường văn hóa Trung Quốc và gợi mở đối với Việt Nam" tập trung phân tích tác động, xu thế của thị trường văn hóa Trung Quốc và các gợi mở đối với thị trường văn hóa Việt Nam.

TS. Trần Thị Thủy cho rằng, mặc dù mong muốn mang đến bạn đọc một góc nhìn toàn diện nhất về sự phát triển của thị trường văn hóa Trung Quốc từ đầu thế kỷ XXI đến nay, nhưng do đây là một lĩnh vực rộng với nhiều ngành nghề lớn nhỏ khác nhau nên cuốn sách đã lựa chọn góc nhìn quản lý văn hóa để phân tích về mối quan hệ giữa nhà nước và chủ thể cung - cầu. Đây cũng là đặc trưng nổi bật của thị trường văn hóa trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa Trung Quốc.

Văn hóa - Thể thao

Bộ đội Trường Sơn đẩy mạnh công tác hậu cần cho chiến trường miền Nam chống Mỹ, cứu nước
Văn hóa - Thể thao

Tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh, công tác bảo đảm hậu cần đóng vai trò quan trọng; lần đầu tiên trong lịch sử, Quân đội ta huy động lực lượng lớn, hiệp đồng quân, binh chủng tham gia chiến dịch trên 5 hướng tiến công.

Tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành lần thứ hai
Văn hóa - Thể thao

Tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành lần thứ hai

Tối 22.4, tại trục đường Lê Duẩn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Tiểu ban diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) tổ chức tổng hợp luyện lần cuối trước khi sơ duyệt và tổng duyệt cấp Nhà nước của các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm.

Festival Phở 2025: Sự kiện văn hóa nổi bật trên hành trình công nhận di sản của UNESCO
Văn hóa

Festival Phở 2025: Sự kiện văn hóa nổi bật trên hành trình công nhận di sản của UNESCO

Festival Phở 2025 đã chính thức khép lại, để lại trong lòng người tham dự những dư âm khó phai về một sự kiện văn hóa đậm chất Việt. Không chỉ là một lễ hội ẩm thực, Festival Phở 2025 còn là một hành trình tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống, lan tỏa tinh thần Việt Nam tới cộng đồng quốc tế. Với sự tham gia của hàng nghìn khách du lịch và thực khách trong nước, ngoài nước, lễ hội đã khẳng định vị thế của phở - món ăn quốc hồn quốc túy trên bản đồ ẩm thực toàn cầu, đồng thời khắc họa sâu sắc câu chuyện về con người, lịch sử và bản sắc Việt Nam.