<i>Tổng kiểm kê</i> trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 25 - 28.11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Sơn Tây, Hà Nội, lần đầu tiên, trang phục truyền thống của tất cả 54 dân tộc Việt Nam sẽ được giới thiệu và trình diễn. Đây được ví như cuộc tổng kiểm kê trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam, từ đó tìm cách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa thông qua trang phục truyền thống.

Thiếu nữ Dân tộc Thái Thiếu nữ Hà Nhì
Thiếu nữ Dân tộc Thái
Thiếu nữ Dân tộc Thái Thiếu nữ Hà Nhì
Thiếu nữ Hà Nhì

Cùng với ngôn ngữ, trang phục làm nên bản sắc của một dân tộc. Giữ trang phục truyền thống chính là giữ hồn cốt của cả một tộc người. Trong số 54 dân tộc Việt Nam, đa số các dân tộc thiểu số cơ bản vẫn giữ được trang phục truyền thống của mình, nhưng cũng có ít nhất 5 dân tộc đã mất trang phục truyền thống, là người Xinh Mun, Pu Péo, Sila, Cống và người Rục. Cũng có dân tộc trong quá trình sống xen kẽ với các dân tộc khác, trang phục truyền thống gốc bị thay đổi. Ngay cả với người Kinh, trang phục truyền thống cũng bị mai một, thậm chí trở nên lai căng. Vì thế, cuộc trình diễn trang phục truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam lần thứ nhất, do Ủy ban Dân tộc, Bộ VH, TT và DL phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức, không chỉ tôn vinh vẻ đẹp của các dân tộc Việt Nam thông qua trang phục truyền thống, khơi dậy tình yêu, sự quan tâm đối với trang phục truyền thống trong đời sống hiện nay, mà còn là dịp để kiểm kê, qua đó tìm cách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thông qua trang phục truyền thống của chính họ.

Các cô gái Khơ Mú
Các cô gái Khơ Mú

Theo thông tin từ Ban tổ chức, sẽ có 255 người đến từ tất cả 63 tỉnh, thành phố tham gia trình diễn gần 100 loại trang phục truyền thống (trong sinh hoạt hàng ngày và trong lễ hội) của 54 dân tộc. Người dân tộc nào sẽ trình diễn trang phục của dân tộc đó. Trang phục được trình diễn là trang phục truyền thống gốc, không được cách tân, lai tạp, nhưng chấp nhận sử dụng chất liệu mới. Tiêu chí đánh giá một bộ trang phục truyền thống gốc dựa trên các yếu tố: trang phục tồn tại với đồng bào lâu nhất, được đông đảo đồng bào dân tộc đó công nhận, họa tiết và kiểu dáng theo đúng trang phục đặc trưng của dân tộc đó. Những trang phục truyền thống đã bị thất truyền, cộng đồng dân tộc đó có thể đến các bảo tàng lấy mẫu và mượn trang phục gốc đang lưu giữ tại đây để phục dựng theo họa tiết, hoa văn và kiểu dáng. Dân tộc Kinh tùy theo từng vùng trình diễn những trang phục khác nhau như áo bà ba, áo dài, khăn xếp, áo mớ ba mớ bảy... Sẽ có Hội đồng tư vấn gồm các nhà nghiên cứu, những người hoạt động nghệ thuật có uy tín để thẩm định trang phục truyền thống của các dân tộc. 54 trang phục dân tộc thể hiện tính nguyên gốc nhất sẽ được chọn lựa để có thể đưa vào bảo tàng phục vụ tham quan, nghiên cứu.

Thiếu nữ dân tộc Lự
Thiếu nữ dân tộc Lự

Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Trưởng ban tổ chức Hoàng Xuân Lương cho biết, qua đợt trình diễn lần này, Ủy ban Dân tộc sẽ đánh giá xem trang phục dân tộc nào cần khôi phục, trang phục dân tộc nào đang mai một, và làm thế nào để người dân tộc tự hào khi mặc trang phục của mình..., từ đó đề nghị hướng bảo tồn và phát huy, chẳng hạn như sẽ có một văn bản quy định về việc mặc trang phục truyền thống của các dân tộc. Ủy ban Dân tộc đã được giao đề tài cấp Nhà nước xác định lại thành phần các dân tộc Việt Nam. Vì thế, cuộc trình diễn trang phục truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam lần thứ nhất có thể coi là bước đệm cho đề tài kéo dài 3 năm này.

Văn hóa

Chương trình tôn vinh giá trị truyền thống hiếu kính ông bà, cha mẹ. Ảnh: BTC
Văn hóa - Thể thao

Trải nghiệm Tết Trung thu truyền thống Huế

Hưởng ứng Lễ hội mùa Thu với chủ đề “Huế vào thu”, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Vietnam Travel và các đơn vị tổ chức chương trình “Trải nghiệm Tết Trung thu truyền thống Huế” vào ngày 8.9 tại sân Bia Quốc Học, TP. Huế.

Festival Thu Hà Nội lần thứ 2
Văn hóa

Festival Thu Hà Nội lần thứ 2

Với chủ đề "Thu Hà Nội - mùa thu lịch sử", Festival hứa hẹn mang đến những trải nghiệm độc đáo, quảng bá vẻ đẹp của những danh thắng, di tích và di sản văn hóa nổi bật của Hà Nội. 

“Điểm cộng” cho công nghiệp văn hóa Việt vươn xa
Văn hóa

“Điểm cộng” cho công nghiệp văn hóa Việt vươn xa

Công nghiệp văn hóa tại Việt Nam chứng kiến sự thay đổi đáng kể những năm gần đây: từ chủ yếu dựa vào sản phẩm truyền thống, tới sự chuyển dịch mạnh mẽ nhờ tích hợp công nghệ số và sáng tạo, làm nên những sản phẩm văn hóa đa dạng và hấp dẫn.

Di sản - điểm tựa của sáng tạo
Văn hóa

Di sản - điểm tựa của sáng tạo

Những giá trị truyền thống không chỉ là niềm tự hào dân tộc mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho nghệ sĩ đương đại; họ đang không ngừng sáng tạo, tìm tòi để đưa di sản vào nghệ thuật, góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc.

Tăng cường quản lý hoạt động văn hóa cơ sở
Văn hóa

Tăng cường quản lý hoạt động văn hóa cơ sở

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy vừa ký ban hành Công văn số 3732/BVHTTDL-VHCS gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị chủ động tăng cường quản lý hoạt động văn hóa cơ sở, trong đó có việc sử dụng hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao; công tác tổ chức lễ hội...

Festival Huế - Bản hòa ca bốn mùa
Văn hóa

Festival Huế - Bản hòa ca bốn mùa

Phát triển du lịch bốn mùa không những giúp Thừa Thiên Huế phát huy tối ưu giá trị di sản cố đô mà còn làm bật tầm vóc một trung tâm văn hóa - du lịch với nhiều thế mạnh đặc trưng.

Người tổ chức xây dựng Lễ đài Độc lập
Văn hóa

Người tổ chức xây dựng Lễ đài Độc lập

Đạo diễn điện ảnh, NSND Phạm Văn Khoa (1914 - 1992) có vinh dự đặc biệt khi được giao nhiệm vụ tổ chức xây dựng Lễ đài Độc lập để Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân đồng bào, nơi Người đã đọc bản Tuyên ngôn Ðộc lập bất hủ, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 2.9.1945.

55 năm thực hiện lời căn dặn tâm huyết của Người
Văn hóa

55 năm thực hiện lời căn dặn tâm huyết của Người

TS. CHU ĐỨC TÍNH  - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh

Di chúc được Chủ tịch Hồ Chí Minh chuẩn bị trong một thời gian dài, từ năm 1965 - 1969, vào lúc minh mẫn, sáng suốt. Người đã đi xa, nhưng bản Di chúc mãi là cương lĩnh hành động trong xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam. Lịch sử càng lùi xa, chúng ta càng thấy rõ hơn giá trị, tầm vóc lớn lao của tác phẩm bất hủ này.