<i>Tổng kiểm kê</i> trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 25 - 28.11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Sơn Tây, Hà Nội, lần đầu tiên, trang phục truyền thống của tất cả 54 dân tộc Việt Nam sẽ được giới thiệu và trình diễn. Đây được ví như cuộc tổng kiểm kê trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam, từ đó tìm cách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa thông qua trang phục truyền thống.

Thiếu nữ Dân tộc Thái Thiếu nữ Hà Nhì
Thiếu nữ Dân tộc Thái
Thiếu nữ Dân tộc Thái Thiếu nữ Hà Nhì
Thiếu nữ Hà Nhì

Cùng với ngôn ngữ, trang phục làm nên bản sắc của một dân tộc. Giữ trang phục truyền thống chính là giữ hồn cốt của cả một tộc người. Trong số 54 dân tộc Việt Nam, đa số các dân tộc thiểu số cơ bản vẫn giữ được trang phục truyền thống của mình, nhưng cũng có ít nhất 5 dân tộc đã mất trang phục truyền thống, là người Xinh Mun, Pu Péo, Sila, Cống và người Rục. Cũng có dân tộc trong quá trình sống xen kẽ với các dân tộc khác, trang phục truyền thống gốc bị thay đổi. Ngay cả với người Kinh, trang phục truyền thống cũng bị mai một, thậm chí trở nên lai căng. Vì thế, cuộc trình diễn trang phục truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam lần thứ nhất, do Ủy ban Dân tộc, Bộ VH, TT và DL phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức, không chỉ tôn vinh vẻ đẹp của các dân tộc Việt Nam thông qua trang phục truyền thống, khơi dậy tình yêu, sự quan tâm đối với trang phục truyền thống trong đời sống hiện nay, mà còn là dịp để kiểm kê, qua đó tìm cách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thông qua trang phục truyền thống của chính họ.

Các cô gái Khơ Mú
Các cô gái Khơ Mú

Theo thông tin từ Ban tổ chức, sẽ có 255 người đến từ tất cả 63 tỉnh, thành phố tham gia trình diễn gần 100 loại trang phục truyền thống (trong sinh hoạt hàng ngày và trong lễ hội) của 54 dân tộc. Người dân tộc nào sẽ trình diễn trang phục của dân tộc đó. Trang phục được trình diễn là trang phục truyền thống gốc, không được cách tân, lai tạp, nhưng chấp nhận sử dụng chất liệu mới. Tiêu chí đánh giá một bộ trang phục truyền thống gốc dựa trên các yếu tố: trang phục tồn tại với đồng bào lâu nhất, được đông đảo đồng bào dân tộc đó công nhận, họa tiết và kiểu dáng theo đúng trang phục đặc trưng của dân tộc đó. Những trang phục truyền thống đã bị thất truyền, cộng đồng dân tộc đó có thể đến các bảo tàng lấy mẫu và mượn trang phục gốc đang lưu giữ tại đây để phục dựng theo họa tiết, hoa văn và kiểu dáng. Dân tộc Kinh tùy theo từng vùng trình diễn những trang phục khác nhau như áo bà ba, áo dài, khăn xếp, áo mớ ba mớ bảy... Sẽ có Hội đồng tư vấn gồm các nhà nghiên cứu, những người hoạt động nghệ thuật có uy tín để thẩm định trang phục truyền thống của các dân tộc. 54 trang phục dân tộc thể hiện tính nguyên gốc nhất sẽ được chọn lựa để có thể đưa vào bảo tàng phục vụ tham quan, nghiên cứu.

Thiếu nữ dân tộc Lự
Thiếu nữ dân tộc Lự

Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Trưởng ban tổ chức Hoàng Xuân Lương cho biết, qua đợt trình diễn lần này, Ủy ban Dân tộc sẽ đánh giá xem trang phục dân tộc nào cần khôi phục, trang phục dân tộc nào đang mai một, và làm thế nào để người dân tộc tự hào khi mặc trang phục của mình..., từ đó đề nghị hướng bảo tồn và phát huy, chẳng hạn như sẽ có một văn bản quy định về việc mặc trang phục truyền thống của các dân tộc. Ủy ban Dân tộc đã được giao đề tài cấp Nhà nước xác định lại thành phần các dân tộc Việt Nam. Vì thế, cuộc trình diễn trang phục truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam lần thứ nhất có thể coi là bước đệm cho đề tài kéo dài 3 năm này.

Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.

Vở múa "Nàng Mây"
Văn hóa

Giữ bản sắc trong thế giới nghệ thuật hội nhập

Phản ánh chân thực, sinh động không gian, văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng, dân tộc, cuộc sống nhiều màu sắc tại các vùng miền, biên đạo múa NGUYỄN HẢI TRƯỜNG (Học viện Múa Việt Nam) mong muốn thể hiện đậm nét bản sắc Việt Nam qua góc nhìn của người trẻ.

Miền biên viễn - “nhịp đập trái tim nghệ thuật”
Văn hóa - Thể thao

Miền biên viễn - “nhịp đập trái tim nghệ thuật”

Với họa sĩ Đỗ Đức, miền biên viễn không chỉ là một địa danh, mà còn là “nhịp đập trái tim nghệ thuật”. Dành cả cuộc đời để khám phá và khắc họa vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của dải biên thùy vô cùng yêu quý này, qua tác phẩm của mình, ông đã kể những câu chuyện về núi rừng, về con người và cuộc sống nơi đây.

“Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Văn hóa - Thể thao

“Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát huy những nghĩa cử cao đẹp thể hiện sâu sắc “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”, những ngày qua, nhiều văn nghệ sĩ, bằng các cách làm khác nhau, cùng hướng về đồng bào vùng bão lũ.