Thế Nước: Tầm nhìn năm 2030

Thế Nước:
Tầm nhìn năm 2030

*****
TS. NHỊ LÊ

Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Từ mốc son 79 năm nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, dưới ngọn cờ của Đảng, nhìn lại 40 năm đổi mới, 35 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, “lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa.

Đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt”[1].

Từ nền tảng căn bản đó, chúng ta tự tin và vững chãi đi tới năm 2030 - mốc 100 năm Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đổi mới và phát triển 40 năm - nền móng của Đất nước năm 2030
~~~~~

Năm 1986, Đại hội thứ VI của Đảng khởi động công cuộc đổi mới XHCN. Đổi mới là cuộc cách mạng trong cách mạng thay đổi mọi giới hạn phát triển, chuyển cái có thể thành hiện thực trước hết và tập trung ở nhiệm vụ trung tâm chống khủng hoảng, phát triển kinh tế - giá đỡ của đổi mới - nền tảng ổn định xã hội.

Khởi thủy đổi mới, Việt Nam là một nước nghèo, bị chiến tranh tàn phá nặng nề; khủng hoảng kinh tế - xã hội diễn ra gay gắt, tỷ lệ lạm phát có thời điểm lên đến 774,7%, đời sống của Nhân dân hết sức khó khăn, khoảng ¾ dân số sống ở mức nghèo khổ.

Sau gần 40 năm đổi mới, nền kinh tế phát triển liên tục, với tốc độ tăng trưởng tương đối cao, trung bình khoảng gần 7% mỗi năm. Năm 2023, theo bảng xếp hạng của Trung tâm Dự báo, phân tích kinh tế độc lập của Anh (CEBR), quy mô GDP Việt Nam xếp thứ 34, đạt 430 tỷ USD. Báo cáo nhận định, năm 2023, với GDP tăng 5,05%; lạm phát 3,25%, tức chưa phải đánh đổi giữa tăng trưởng và lạm phát như nhiều quốc gia khác. Thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 17 lần, lên mức 3.512 USD; Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008.

Mức tăng giá tiêu dùng năm 2023 thấp hơn tỷ lệ lạm phát trung bình 10 năm qua, là 3,8%. Tỷ lệ thất nghiệp giảm trong năm 2022; tỷ lệ nợ Chính phủ dự kiến 35% GDP, giảm khoảng 1,3 điểm phần trăm so với 2022. Bảng xếp hạng liên minh kinh tế thế giới (World Economic League Table - WELT) của CEBR dự báo Việt Nam sẽ vượt Singapore, Thái Lan, lọt nhóm 25 nền kinh tế lớn nhất thế giới và có bước nhảy vọt trong 14 năm tới.

Thế Nước: Tầm nhìn năm 2030
Xe Quốc huy tiến vào lễ đài tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Năm 2024, CEBR dự báo, dự kiến ở vị trí 33 trên bảng xếp hạng WELT, tăng 1 bậc so với báo cáo năm 2023, với quy mô GDP đạt 462 tỷ USD; có thể vươn lên vị trí 24 vào năm 2033, với quy mô kinh tế đạt 1.050 tỷ USD. Và, năm 2038, quy mô GDP dự đạt 1.559 tỷ USD, sẽ vươn lên vị trí thứ 21, vượt qua các nền kinh tế khác trong khu vực ASEAN: Thái Lan (1.313 tỷ USD), Singapore (896 tỷ USD), Philippines (1.536 tỷ USD) để lọt nhóm 25 nền kinh tế lớn nhất thế giới. 

Việt Nam được thế giới đánh giá là “ngôi sao sáng của châu Á”, được xếp vào top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới. Theo CEBR, với ưu thế dân số đông và trẻ, Việt Nam có cơ hội vượt qua gần hết các nước trong ASEAN về kinh tế như Singapore, Thái Lan hay Malaysia, và trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.

Đổi mới là một cuộc giải phóng toàn diện nội lực Việt Nam nhằm phát triển từ toàn diện sang toàn diện, đồng bộ; từ hội nhập kinh tế quốc tế tới chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.

Phát triển kinh tế song hành với phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách phát triển. Tỷ lệ hộ nghèo trung bình mỗi năm giảm khoảng 1,5%: từ 58% (năm 1993) xuống 5,8% (năm 2016) theo chuẩn nghèo của Chính phủ và dưới 3% năm 2020 theo chuẩn nghèo đa chiều (tiêu chí cao hơn trước); hơn 60% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Hoàn thành xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học năm 2000 và phổ cập giáo dục THCS năm 2010; số sinh viên đại học, cao đẳng tăng gần 17 lần trong 35 năm qua. Người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và người cao tuổi được cấp bảo hiểm y tế miễn phí. Liên Hợp Quốc công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong việc hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ. Năm 2019, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đạt mức 0,704, thuộc nhóm nước có HDI cao của thế giới.

Và, với đường lối đối ngoại đúng đắn, Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế: với 187/193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, có quan hệ đối tác chiến lược với 15 nước, quan hệ đối tác toàn diện với 10 nước; đến nay, chúng ta đã có quan hệ với gần 260 chính đảng ở gần 120 nước trên thế giới.

Thế Nước: Tầm nhìn năm 2030 -0

Từ đổi mới, dự báo và đột phá, sáng tạo những giải pháp lớn tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững và nhân văn.

Qua tổ chức thực tiễn, càng khẳng định và xác thực sự đúng đắn của mục tiêu phát triển XHCN, các đặc trưng mô hình CNXH, hệ thống quan điểm chỉ đạo, định hướng phát triển đất nước, nhất là các mối quan hệ lớn mang tính quy luật và quy luật trong quá trình xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.            

Mô hình chính trị và cơ chế vận hành tổng quát “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” trở thành hiện thực sinh động. Sức mạnh đại đoàn kết dân tộc được củng cố; dân chủ XHCN tiếp tục được phát huy. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN có nhiều tiến bộ. MTTQ và các đoàn thể nhân dân tiếp tục ngày càng xứng đáng vai trò đại diện quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và Nhân dân và là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân…

Dù trước những biến động to lớn, diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường nhưng nền quốc phòng, an ninh luôn vững vàng, không ngừng được củng cố và phát triển. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lợi ích quốc gia - dân tộc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

Gần 40 năm đổi mới, xét về quy mô, chúng ta “hoàn thành chặng đường đầu của thời kỳ quá độ”; xét về tính chất, những thành tựu đạt được từng bước đưa nước ta “ra khỏi khủng hoảng, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc”, qua thực tiễn, “con đường đi lên CNXH ngày càng được xác định rõ hơn” và đạt được “thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử”...

Dư luận quốc tế ghi nhận: “Thắng lợi của... đổi mới ở Việt Nam có ý nghĩa quốc tế, có tầm quan trọng lịch sử ở mức độ góp phần quyết định tương lai của CNXH trên phạm vi thế giới... mở ra triển vọng khắc phục các cuộc khủng hoảng, thúc đẩy sự hình thành một trật tự thế giới mới công bằng hơn”[2].

Từ 40 năm đổi mới, nhìn tới vận nước 100 năm Đảng Cộng sản Việt Nam
~~~~~

Nhìn khái quát, thành tựu sau gần 40 đổi mới xác tín đường lối đổi mới độc lập, là đúng đắn, sáng tạo và phù hợp; con đường đi lên XHCN phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại.

Một là,giữ vững nguyên tắc XHCN, xuất phát từ chính mình trên cơ sở nhận thức đầy đủ, đúng đắn về đất nước và thời đại hiện nay.

Việt Nam bước vào thời kỳ quá độ xây dựng CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa rất khó khăn và phức tạp: vừa bị bao vây, cấm vận, vừa bị đe dọa bởi những cuộc chiến tranh trên các tuyến biên giới... vừa giải quyết hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh tàn phá mấy chục năm trước đó, vừa phải đương đầu với những hệ lụy nguy hiểm của sự sụp đổ các chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu...  mà “ngay cả những đảng tiên tiến, trong một thời gian tương đối dài, không thể thích ứng được với tình hình mới”.

Tình thế đó cùng với những sai lầm chủ quan khiến đất nước đứng trước cuộc khủng hoảng KT - XH ở mức không thể xem thường. Dù tới thập niên 90 của thế kỷ XX, sự gay cấn và nóng bỏng cấp bách đặt ra cho Đảng ta tại Đại hội VII (năm 1991): Phải đưa nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng KT - XH.

Đại hội lần thứ VII của Đảng: Đổi mới toàn diện, đồng bộ, đưa đất nước tiến lên theo con đường XHCN - Ảnh chuyên đề - Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN)
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, năm 1991. Ảnh: Tư liệu/TTXVN

Đảng ta không chủ quan, ảo tưởng, không hoang mang, dao động, nhìn ra thế giới và nghiêm túc soát xét nội lực, nắm bắt thời cơ, trên cơ sở giữ vững các nguyên tắc đổi mới, hoạch định những quyết sách chính trị thực thi sự nghiệp đổi mới độc lập và sáng tạo. “Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN”[3].

Dư luận quốc tế khẳng định: “Việt Nam đang thực hiện một quá trình đổi mới đầy sáng tạo nhằm đưa CNXH thích ứng với hoàn cảnh mới, với điều kiện lịch sử và quốc tế mới. Những thành tựu to lớn của Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới vẫn giữ được những nguyên tắc của CNXH”[4]… “có ảnh hưởng vượt tầm quốc gia, gây ấn tượng cho cả thế giới”[5].

Hai là, nắm lấy tính quy luật và quy luật và đổi mới độc lập, sáng tạo và phù hợp.

Giữ vững định hướng XHCN là một nguyên tắc của công cuộc đổi mới, mà thực chất là kiên trì sự lựa chọn con đường phát triển gắn liền độc lập dân tộc với CNXH của cách mạng nước ta.

Đổi mới là trở lại nhận thức một cách đúng đắn những nguyên lý của lý luận mác-xít và hiện thực hóa một cách linh hoạt phù hợp với bối cảnh cụ thể của đất nước. Đổi mới càng không phải là thay đổi mục tiêu, xa rời các quy luật xây dựng CNXH mà là từ chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giải quyết các trọng sự mang tính hệ thống chặt chẽ, phù hợp và hiệu quả, không chủ quan, nóng vội, nhưng cũng không do dự, cầu toàn. Mục tiêu, hướng đi chỉ có một, nhưng hình thức, bước đi phải đa dạng, biện pháp phải phong phú, cụ thể.

Đổi mới chính là tiến trình kiên định và thúc đẩy sự phát triển độc lập của chủ nghĩa Mác - Lênin trên mảnh đất hiện thực Việt Nam một cách phù hợp và hiệu quả.

Theo đó, Đảng ta không ngừng phát hiện và giải quyết đồng bộ, thống nhất từ 8 tới 9 và 10 mối quan hệ lớn, xác tín đây là những tính quy luật và quy luật của sự nghiệp đổi mới - những vấn đề lý luận cốt lõi và sức sống của đường lối đổi mới XHCN Việt Nam nhằm định hình và phát triển xã hội XHCN Việt Nam.

Đó là mốc son đánh dấu sự đổi mới quan trọng về tầm nhìn chiến lược; đánh dấu bước chuyển có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn, sức mạnh và uy tín của Đảng ta, tăng cường khối đoàn kết thống nhất trong Đảng, thắt chặt mối liên hệ giữa Đảng với Nhân dân và bầu bạn quốc tế.

Dư luận quốc tế xác nhận: “Ngọn gió Việt Nam XHCN đang mạnh… Công cuộc đổi mới đã đưa Việt Nam cải cách và phát triển toàn diện về mọi mặt, đặc biệt là kinh tế, văn hóa và ngoại giao. Việt Nam cũng đã mạnh dạn cải cách chính trị, ổn định tình hình trong nước”[6].

Ba là,Nhân dân là mục tiêu, là chủ thể, là trung tâm và động lực của công cuộc đổi mới.

Mục tiêu tối thượng của đổi mới là đất nước phú cường và Nhân dân hạnh phúc. Nhân dân là trung tâm của đổi mới nên mọi sự phát triển xoay quanh Nhân dân, chứ không phải ngược lại. Vì, Nhân dân là chủ thể của đổi mới. Đó là ý nghĩa nhân văn trọng đại của đổi mới, dưới ngọn cờ của Đảng.

Vấn đề tiên quyết là, tạo dựng một môi trường ổn định, nhất là về chính trị, xã hội để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ trung tâm là xây dựng kinh tế, nắm chắc khâu then chốt không ngừng đổi mới, chỉnh đốn Đảng, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền dân tộc. Chủ động nắm lấy và phát triển nền kinh tế thị trường định h­ướng XHCN - mô hình kinh tế tổng quát của thời kỳ quá độ lên CNXH - song hành với xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, nhằm phát triển đồng bộ các vấn đề xã hội, trong mỗi bước đi. Và, văn hóa được đặt ở tầm mục tiêu chiến lược và động lực lớn, giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, trên nền tảng văn hóa truyền thống của dân tộc, nhân lên sức mạnh nội sinh dân tộc và bảo vệ và phát triển những thành quả của đổi mới, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.

Thế Nước: Tầm nhìn năm 2030 -0

Hợp quy luật và hợp lòng Dân và hợp với xu thế phát triển của thế giới là phương châm quán xuyến tất cả những quyết sách chính trị và tổ chức thực tiễn đổi mới. Đó là tố chất CNXH bản sắc Việt Nam.

Dư luận quốc tế xác tín: “Tầm nhìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về XHCN đang trở nên sinh động ở Việt Nam hôm nay”[7]. “Các chiến lược của Đảng đã đưa Việt Nam trở thành một điển hình trong công cuộc xây dựng CNXH một cách sáng tạo, phù hợp với đặc thù của đất nước, kết hợp phát triển thị trường với bình đẳng xã hội. Đảng sẽ tiếp tục bảo đảm sự phát triển trong các lĩnh vực phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, cũng như văn hóa và các giá trị con người”[8].

Bốn là,giữ vững độc lập, tự chủ và tích cực chủ động hội nhập quốc tế hiệu quả là động lực quan trọng góp phần đưa Việt Nam vững bước tiến lên.

Đất nước muốn phồn thịnh và phát triển bền vững thì không thể đóng cửa, khép kín. Việt Nam đổi mới không chỉ xuất phát từ thực tiễn mà còn là sự đáp lại yêu cầu và phù hợp với sự thúc bách của thời đại, nhưng không thể đánh mất mình hay hòa tan mình vào công cuộc hội nhập quốc tế và kiên định giữ vững độc lập, tự chủ, tự cường. Qua 40 năm đổi mới, từ hội nhập kinh tế quốc tế tiến tới hội nhập quốc tế, từ mong muốn làm bạn tới sẵn sàng làm bạn, từ chủ động tới tích cực, chủ động…, không ngừng mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới, phá bỏ thế bị bao vây, cô lập, cấm vận, tham gia chủ động và tích cực vào đời sống của cộng đồng nhân loại, nâng cao vị trí của đất nước trên trường quốc tế.

Thế Nước: Tầm nhìn năm 2030 -0

Nguyên tắc độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện CNXH và CNXH là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa bảo đảm đất nước phát triển đúng hướng và mạnh mẽ.

Dư luận quốc tế khẳng định: “CNXH mang đặc sắc Việt Nam đã khiến quốc gia này thành nước có sức ảnh hưởng lớn nhất tại bán đảo Đông Dương”[9]. “Khác với các nước Đông Nam Á khác, bên cạnh những thành tựu kinh tế, Việt Nam vẫn chú trọng tới lĩnh vực xã hội và bảo vệ Nhân dân với những chính sách cụ thể”. “Nhờ vậy, Việt Nam đã tiết kiệm được nhiều thời gian hơn - nếu không muốn nói là tìm được “đường tắt” - trong cuộc đua trở thành “con hổ châu Á” tiếp theo”[10].

Năm là,giữ vững và phát triển vị thế, vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.

Giữ vững và nâng cao sự lãnh đạo của Đảng là nguyên tắc cơ bản nhất, nổi bật nhất và tập trung nhất của sự kiên định các quy luật xây dựng CHXN, đồng thời chính là một tất yếu lịch sử, một đòi hỏi cấp bách có ý nghĩa; là nhân tố cơ bản quyết định những thắng lợi của công cuộc đổi mới, quyết định sự tồn vong của đất nước và có ý nghĩa sống còn đối với chế độ. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thành công của công cuộc đổi mới. Đó vừa là quy luật vừa là nhu cầu phát triển của đất nước.

Đặc biệt cảnh giới, lường trước, nhận diện và đẩy lùi những nguy cơ làm xói mòn vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng. Bài học xương máu từ sự sụp đổ của các quốc gia XHCN ở Đông Âu và Liên Xô vừa qua càng cho thấy giá trị kiên định của nguyên tắc bất di bất dịch đó.

Dư luận quốc tế xác tín: “Việt Nam và người dân Việt Nam đang đi đúng hướng và đang trở thành tấm gương cho nhiều quốc gia. Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ dẫn dắt dân tộc này trên mọi phương diện”[11]. “Với những kết quả rõ rệt về KT - XH đó, địa vị của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lòng Nhân dân Việt Nam được nâng cao, vai trò lãnh đạo của Đảng là không thể phủ nhận”[12].

*

*    *

D­ưới ngọn cờ của Đảng, 40 năm đổi mới không ngừng khẳng định vững chắc và hiện thực hóa sinh động mục tiêu bất di bất dịch: Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH và CNXHgắnliền với độc lập dân tộc. Đó là con đư­ờng phát triển XHCN có tính chất rút ngắn biện chứng - hiện thân sinh động và sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh - sáng tạo theo học thuyết Mác - Lênin. Đó chính là con đường xuất phát từ thực tế Việt Nam, thực hiện bằng phương thức, bước điđộc lập, kiến tạo xã hội XHCN Việt Nam. Đó cũng chính là con đ­ường Việt Nam trong con đư­ờng lớn toàn nhân loại tất yếu tiến lên CNXH; một bộ phận, một biểu hiện cụ thể của xu thế phát triển tất yếu của thời đại ngày nay.
93 năm dưới ngọn cờ quang vinh của Đảng - Vĩnh Long Online

Dư luận quốc tế khẳng định: “Thành tựu của Nhân dân Việt Nam có được là do… đã nghiêm túc nỗ lực áp dụng học thuyết khoa học Mác-xít - Lê-nin-nít vào điều kiện cụ thể của Việt Nam dưới tên gọi tư tưởng Hồ Chí Minh”[13]. “Chúng tôi hoàn toàn nhất trí và chia sẻ với nhận định của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Đất nước Việt Nam chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay[14].

Đó là sự kết tinh sức sáng tạo của Đảng và Nhân dân ta, thật sự mang tầm vóc lịch sử và là tiền đề và động lực đối với sự phát triển nhanh, mạnh, bền vững và nhân văn, nhịp bước cùng thời đại: Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đó là thế nước trong tầm nhìn năm 2030.

[1] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2021, .t I, tr. 103 -104.

[2] Lời chào mừng Đại hội VIII Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 23.

[3] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2021, t.I, tr. 10.

[4] Z.B. Ca-re-ra: Thắng lợi của Việt Nam là thắng lợi của cả loài người, Báo Nhân Dân, số ra ngày 26.9.2000, tr.3.

[5] Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia - Đại học quốc gia Hà Nội: Việt Nam trong thế kỷ XX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.106.

[6]Đại hội Đảng lần thứ XI có ý nghĩa quan trọng đối với tương lai của Việt Nam, Tạp chí Cộng sản điện tử, số ra ngày 13.1.2011.  

[7]Lời chào mừng Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.72.

[8] Đại hội XIII: Ca ngợi vai trò lãnh đạo của Đảng trong thành công chung của Việt Nam, ra ngày 28.1.2021.

[9] http://www.tinmoi.vn/Du-luan-quoc-te-dua-dam-tn-ve-Dai-hoi-Dang-Viet-Nam, ngày 13.1.2011.

[10] Việt Nam với tiềm năng thành “Con hổ châu Á” tiếp theo, Báo Thừa Thiên Huế điện tử, số ra ngày 5.11.2023.

[11] Đại hội XIII: Các chính đảng và truyền thông quốc tế quan tâm tới Đại hội XIII của Đảng, số ra ngày thứ sáu, 8.1.2021.

[12] Dư luận quốc tế khẳng định Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam thành công tốt đẹp, tiếp tục tạo nên sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế tại Việt Nam, Báo Nhân Dân, số ra ngày 28.1.2016.

[13] Lời chào mừng Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, Sđd, tr. 78.

[14]Điện mừng Đại hội XIII của Đảng từ khắp các châu lục trên thế giới,Báo Lao động đd, số ra ngày 30.1.2021.

Sự kiện nổi bật

Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X
Sự kiện nổi bật

Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Tối 3.12, tại Nhà Hát lớn, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan liên quan đã phối hợp tổ chức Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại Nguyễn Trọng Nghĩa dự và phát biểu chỉ đạo.

Phó Trưởng Ban Chuyên trách Ban Chỉ đạo Công tác Thông tin Đối ngoại Trung ương, Vụ trưởng Vụ Thông tin đối ngoại và Hợp tác Quốc tế - Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Quế Lâm
Sự kiện nổi bật

Lan tỏa hình ảnh Việt Nam, giá trị Việt Nam, trí tuệ Việt Nam ra thế giới

Tối nay, 3.12, Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại lần thứ X sẽ được tổ chức tại Nhà hát Lớn, Thủ đô Hà Nội. Trước thềm sự kiện quan trọng này, Phó Trưởng Ban Chuyên trách Ban Chỉ đạo Công tác Thông tin Đối ngoại Trung ương, Vụ trưởng Vụ Thông tin đối ngoại và Hợp tác Quốc tế - Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Quế Lâm cho biết, Giải thưởng không chỉ khẳng định vị trí quan trọng trong hệ thống các giải thưởng quốc gia uy tín của Việt Nam mà còn là diễn đàn sáng tạo và lan tỏa hình ảnh Việt Nam, giá trị Việt Nam, trí tuệ Việt Nam ra thế giới. 

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tiếp xúc cử tri tại Tây Ninh
Chính trị

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tiếp xúc cử tri tại Tây Ninh

Ngày 2.12, tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao và học tập cộng đồng xã Thạnh Đông, huyện Tân Châu, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh đã có buổi tiếp xúc cử tri là đại diện các ban, ngành, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh sau Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tham dự.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hưng Yên sau Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hưng Yên sau Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV

Kết thúc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, chiều 2.12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên đã tiến hành tiếp xúc cử tri tại thành phố Hưng Yên báo cáo về kết quả Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV và lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5, Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ
Chính trị

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5, Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ

Chiều 2.12, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ (Hội đồng vùng) chủ trì Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng vùng, với chủ đề “Tăng trưởng kinh tế 2 con số vùng Đông Nam Bộ năm 2025: Thách thức, cơ hội và giải pháp”.

Xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 của Trung ương
Chính trị

Xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 của Trung ương

Phát biểu của ỦY VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ, BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC TRUNG ƯƠNG LÊ MINH HƯNG tại hội nghị quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, giải pháp tăng tốc phát triển và tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt về thể chế

Thủ tướng: Nhanh chóng làm chủ công nghệ, phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo
Chính trị

Thủ tướng: Nhanh chóng làm chủ công nghệ, phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo

Tối 1.12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Chuỗi sự kiện và điện gió ngoài khơi của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và Tổng Công ty Cổ phần dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) tổ chức tại Trung tâm công nghiệp năng lượng và hậu cần kỹ thuật PTSC ở thành phố Vũng Tàu.

Chú trọng công tác thông tin, bảo đảm đúng tiến độ, lộ trình và có kết quả rõ rệt
Chính trị

Chú trọng công tác thông tin, bảo đảm đúng tiến độ, lộ trình và có kết quả rõ rệt

Lược ghi phát biểu của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, giải pháp tăng tốc phát triển và tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt về thể chế.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trình bày nội dung "Hướng dẫn công tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 18 - NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII.
Sự kiện nổi bật

Cụ thể hóa quan điểm, chỉ đạo của Trung ương, bảo đảm đúng tiến độ, lộ trình và có kết quả rõ rệt

Tại Hội nghị toàn quốc do Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức sáng nay, 1.12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã trình bày nội dung "Hướng dẫn công tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 18 - NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị . Ảnh: Lâm Hiển
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm: "Những công việc chúng ta làm hôm nay, sẽ quyết định tương lai. Chậm trễ là có lỗi với Nhân dân"

Sáng nay, 1.12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 - NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế. Tổng Bí thư khẳng định, "đất nước đang đứng trước cánh cửa lịch sử bước vào kỷ nguyên vươn mình. Những công việc chúng ta làm hôm nay, sẽ quyết định tương lai. Chậm trễ là có lỗi với Nhân dân". 

Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị
Sự kiện nổi bật

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với quyết tâm cao nhất để hoàn thành sớm việc tinh gọn tổ chức, bộ máy

Lời Tòa soạn: Sáng 1.12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 - NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn: