9 tỉnh, thành phố tham gia Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI năm 2024 tại Ninh Thuận là dịp để cộng đồng dân tộc Chăm trình diễn các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú và đặc sắc.

hb1.jpg
Thứ trưởng Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy nhấn mạnh, Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Chăm. Ảnh: HS

Ngày hội do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Ninh Thuận chủ trì, phối hợp với các tỉnh, thành phố: Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, An Giang, Tây Ninh, Quảng Nam, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh tổ chức.

Diễn ra từ ngày 27 - 29.9 tại TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, Ngày hội là dịp tôn vinh, giới thiệu giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Chăm tới bạn bè trong nước và quốc tế. Tăng cường quảng bá hình ảnh một đất nước Việt Nam giàu bản sắc văn hóa, có sự thống nhất và hòa hợp giữa các dân tộc...

Thông tin tại họp báo chiều 9.9, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Thuận Nguyễn Văn Hòa cho biết, Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI sẽ có những hoạt động trọng tâm như: trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc Chăm; trình diễn, giới thiệu nghề thủ công truyền thống dệt thổ cẩm, nghề làm gốm của dân tộc Chăm; liên hoan văn nghệ quần chúng và trình diễn trang phục dân tộc Chăm; triển lãm Đặc trưng văn hóa đồng bào Chăm trong cộng đồng văn hóa các dân tộc Việt Nam; trưng bày ảnh về sắc màu văn hóa dân tộc Chăm, đồng hành cùng sự phát triển của đất nước; triển lãm tranh mỹ thuật về văn hóa dân tộc Chăm...

hb2.jpg
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Thuận Nguyễn Văn Hòa thông tin tại họp báo

Điểm nhấn của ngày hội năm nay là hội thảo “Phát huy giá trị di sản văn hóa Chăm trong phát triển du lịch”, thảo luận về công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa của cộng đồng người Chăm, gồm kiến trúc, điêu khắc (đền tháp, phù điêu, tượng thờ), phong tục tập quán, lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo, tiếng nói, chữ viết, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, vải thêu, hoa văn, gốm…

Dù được đánh giá cao trong việc bảo lưu được nhiều giá trị văn hóa truyền thống, nhưng văn hóa của đồng bào dân tộc Chăm vẫn đứng trước nguy cơ mai một. Chính vì vậy, hội thảo là dịp để các chuyên gia, nghệ nhân, nhà nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp trong công tác gìn giữ, bảo tồn để phát triển du lịch.

Đặc biệt, chương trình khai mạc với chủ đề "Lung linh sắc màu văn hóa Chăm" sẽ là dịp đồng bào Chăm tại 9 tỉnh, thành phố thể hiện những tiết mục đặc sắc nhất; qua đó khắc họa sâu sắc, ca ngợi truyền thống lịch sử, văn hóa của đồng bào dân tộc Chăm trong công cuộc dựng nước và giữ nước, cũng như tinh thần đại đoàn kết của dân tộc Chăm trong cộng đồng 54 dân tộc…

Văn hóa - Thể thao

Ông Phạm Trần Đang đang sửa soạn ban thờ để chuẩn bị cho lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025
Văn hóa

Hào khí Văn Lang trên miền đất thép

Trong tác phẩm “Ta đi tới”, cố nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Chúng ta con một cha, nhà một nóc/Thịt với xương tim óc dính liền...”. Chắc chắn trên thế giới ít có dân tộc nào như dân tộc ta, chung quan niệm mình là cháu con một nhà, cùng thờ một tổ tiên là Hùng Vương. Cũng như mọi người dân trong cộng đồng người Việt, người dân miền đất thép Thái Nguyên luôn coi trọng việc thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng thờ Vua Hùng đã trở thành phong tục tốt đẹp được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Tạo không gian mở phát triển văn học
Văn hóa - Thể thao

Tạo không gian mở phát triển văn học

Văn học chưa có khung pháp lý thống nhất và chi tiết để định hướng, cụ thể hóa chính sách cho tác giả, tác phẩm, hoạt động trong lĩnh vực này. Việc xây dựng, ban hành nghị định về khuyến khích phát triển văn học vừa đáp ứng nhu cầu cấp thiết, vừa mang ý nghĩa quan trọng.

Chùa Cây Thị: Hành trình lịch sử và phục hưng của một di sản tâm linh
Văn hóa - Thể thao

Chùa Cây Thị: Hành trình lịch sử và phục hưng của một di sản tâm linh

Nằm ẩn mình trong khung cảnh thiên nhiên hữu tình của thôn Chè Trình, xã Thanh Tâm, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, chùa Cây Thị – hay còn được biết đến với tên gọi Tịnh Viện Di Đà – không chỉ là một địa điểm thờ tự mà còn là chứng nhân lịch sử của vùng đất gắn liền với nhiều biến cố và bước ngoặt của thời gian.

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng
Văn hóa - Thể thao

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng

60 năm qua, vẫn với khí phách chiến thắng Hàm Rồng và tinh thần tiến công cách mạng trên mọi mặt trận (chiến đấu, sản xuất, xây dựng quê hương, đất nước), Thanh Hóa đã và đang đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng.

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”
Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”

Nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và tiền bối Ni hữu công Phật giáo Việt Nam năm 2025. Ngày 02.4 (nhằm ngày 05/03 Ất Tỵ), Phân ban Ni giới Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển” tại Tổ Đình Tây Thiên – Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội).

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa

Sáng 3.4, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", xin ý kiến chuyên gia xây dựng đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 - 1.5.2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện 

Nghe vải kể chuyện
Văn hóa

Nghe vải kể chuyện

Trong dáng điệu mau mắn toát lên đầy năng lượng tích cực của người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần, họa sĩ Trần Thanh Thục nhiệt tình giới thiệu những bức tranh cắt vải độc đáo. Bà tâm sự: “Mỗi tác phẩm như câu chuyện nhỏ đưa ta về miền ký ức, cảm nhận thời gian trôi trên từng mái nhà, cùng ta đi qua từng đỉnh núi trập trùng miền sơn cước. Chất liệu vải là thế, chúng có thể kể chuyện và ngợi ca”…